Ở quê nhà Sóc Trăng,èobậtkhócvìthấtnghiệpVậylàkhôngcótiềncứuconrồbxh bd phap cha anh Mỹ đã mất từ lâu lắm, còn mẹ anh năm nay đã 82 tuổi, do chị gái anh chăm sóc, thuốc thang hằng ngày. Hoàn cảnh gia đình các anh chị đều khó khăn, là con trai út, anh Mỹ nhận trọng trách chăm sóc mẹ già. Bởi không có nhà cửa, đất đai, anh lựa chọn rời quê lên thành phố lớn làm thuê cuốc mướn từ khi còn trẻ. Mỗi tháng chi tiêu chắt bóp, dành dụm gửi về cho mẹ khoảng 1-2 triệu đồng tiền sinh hoạt, thuốc thang.
Kết duyên với chị Bùi Thị Kim Ngân từ năm 2009 nhưng vợ chồng anh phải kế hoạch đến năm 2016 mới dám có con. Bé gái Nguyễn Thị Thanh Thảo như là báu vật của gia đình anh, được yêu thương, trân quý. Anh Mỹ cố gắng làm ngày làm đêm, vừa phụ dưỡng mẹ già, vừa chăm lo cho cuộc sống của vợ con chu toàn.
Khuôn mặt thất thần của bé Thanh Thảo trong một đợt vô thuốc hóa trị |
“Những ngày ấy, với tôi tuy có vất vả, mệt nhọc nhưng lúc nào cũng hạnh phúc vô bờ. Mỗi khi đi làm về, ngắm con gái cười toe toét miệng là cảm thấy công sức của mình đều xứng đáng”, anh Mỹ chia sẻ.
Thế nhưng, niềm vui đến với gia đình anh ngắn chẳng tay gang. Tháng 7/2017, bé Thanh Thảo lúc ấy chưa đầy 1 tuổi rưỡi, con bị ốm, sốt, hai chân không cử động được. Vội vàng đưa con đi lên Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng, rồi tiếp tục chuyển tuyến con lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM để thăm khám. Ở đây, con phải trải qua nhiều lần xét nghiệm máu, xét nghiệm tủy đồ mới phát hiện bệnh. Sau đó, chuyển sang nhập viện Ung bướu để điều trị.
“Lúc đó con nhỏ xíu, đôi chân vô tri, vật vã chống chọi với bệnh tật, với những toa thuốc đầu tiên. Ngày đó con khóc liên tục, suốt cả ngày đêm, vợ chồng tôi rất lo sợ rằng con sẽ bị liệt hoàn toàn. Phải đến sau toa thuốc thứ 4, con mới bắt đầu đứng dậy được và tập đi”.
Anh Mỹ vẫn nhớ như in khoảnh khắc con gái có thể đứng dậy được. Đó là ngày 15/2/2018, cả hai vợ chồng anh xúc động đến bật khóc. Một chặng đường gian nan mới tạm vượt qua được khúc đầu. Gia đình anh vẫn còn phải cùng còn chiến đấu lâu dài, nhưng con gái đã có thể đứng lên khiến anh có động lực để tin tưởng và phấn đấu.
Trước khi sinh con, anh Mỹ đi làm thuê cho người ta, tháng được khoảng 5 triệu đồng. Vợ anh đi làm công nhân, lương cũng khoảng như anh. Sau khi gửi về quê cho mẹ, trả tiền phòng trọ và sinh hoạt, may ra thì còn vài trăm đồng, không thì tiêu hết cả.
Từ ngày có con, chị Ngân ở nhà chăm con nhỏ, một mình anh Mỹ đi làm. Ban ngày anh làm thuê, lúc rảnh rỗi, anh tranh thủ chạy xe ôm kiếm thêm thu nhập. Sau đó con anh bệnh. 8 tháng đầu tiên nằm điều trị ở bệnh viện Ung bướu, cả hai vợ chồng phải thay nhau chăm sóc con, vì bé bị liệt, một người chẳng thể chăm sóc.
Nghỉ việc, đồng nghĩa không có thu nhập, đành phải bất hiếu với mẹ già, nhưng còn con gái anh, không có tiền chữa bệnh, cái chết sẽ đến với con nhanh hơn. Lúc này, anh Mỹ lần đầu tiên gửi lời cầu cứu đến Báo VietNamNet. Bài viết “Vất vả cả đời, cha chỉ bật khóc vì không cứu được con” đăng tải ngày 5/12/2018 đã giúp gia đình nhận được 16 triệu đồng do bạn đọc ủng hộ.
Số tiền không nhiều, nếu chỉ sử dụng để ăn uống, đi lại, chỉ một đợt thuốc rồi cũng hết. Nhưng với một người từng lăn lộn ở thành phố lớn, anh Mỹ nghĩ đến phương án buôn bán nhỏ, kiếm thu nhập lâu dài để chữa bệnh cho con. Vì vậy, anh tiếp tục về quê chạy vạy, vay mượn thêm được một số vốn nhỏ, mua chiếc xe bán bánh tráng nướng.
Mỗi khi đau đớn, mệt mỏi, bé Thanh Thảo thường ngồi tựa vào lòng mẹ. |
Hằng ngày, lúc thì cùng vợ chăm con, lúc thì chạy xe ôm, còn từ 5 giờ chiều đến 9 giờ tối, anh bán bánh tráng trước cổng bệnh viện Ung bướu. Thu nhập mỗi tháng cũng được khoảng 5-6 triệu đồng, bù bớt vào tiền phòng trọ, tiền thuốc và sinh hoạt phí. Thấy thu nhập vẫn còn kém xa những khoản chi tiêu hằng tháng, anh Mỹ tiếp tục nghĩ ra bán chuối chiên và chè từ 9 giờ sáng đến 11 giờ trưa.
Anh Mỹ giải bày: “Biết bán hàng rong trước cổng bệnh viện là không đúng, nhưng gia đình tôi cũng chẳng còn cách nào khác. Tôi chỉ muốn kiếm tiền để chữa bệnh cho con. Lúc đầu bảo vệ của bệnh viện có đuổi, về sau mình cố gắng né họ, hoặc giả, họ nhìn thấy, nhưng biết hoàn cảnh của gia đình đáng thương nên ngó lơ. Dù sao thì những ngày đó, tôi vẫn lo được tiền viện phí cho con”.
Từ ngày dịch Covid-19 lan rộng, anh Mỹ phải tạm dừng công việc bán hàng. Không có thu nhập, anh Mỹ lo sợ liệu trình chữa bệnh của con gái phải đứt gánh giữa đường, chỉ còn cách nhờ đến sự hỗ trợ của các mạnh thường quân, để bé Thanh Thảo có thể tiếp tục được điều trị qua được mùa dịch này.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Bạn đọc giúp đỡ bé Nguyễn Thị Thanh Thảo xin liên hệ anh Nguyễn Văn Mỹ (hoặc chị Bùi Thị Kim Ngân); số điện thoại: 0377906915. Địa chỉ: Ấp Ngãi Hội 1, Thị trấn Đại Ngãi, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng |
"Chỉ mong cuối đời con được ăn những bữa cơm no"
Bé Vương Quốc Huy (4 tuổi) bị ung thư bàng quang giai đoạn cuối, có thể ra đi bất cứ lúc nào. Điều kiện gia đình khó khăn, chị Thủy chỉ mong sao quãng thời gian còn lại của con chẳng phải chịu cảnh đói khát.