当前位置:首页 > Thời sự

Kết hợp AI và drone phát hiện nguy cơ mất an toàn lưới điện

Ứng dụng trí tuệ (AI) đang được triển khai mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực,ếthợpAIvàdronepháthiệnnguycơmấtantoànlướiđiệmu vs brighton giúp doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo và nâng cao năng suất, chất lượng. Nhận thức được điều này, Công ty Điện lực Quảng Trị đã ứng dụng AI trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ứng dụng AI trong việc xây dựng chương trình phát hiện các nguy cơ an toàn lưới điện.

Từ năm 2020, PC Quảng Trị đã tham gia nghiên cứu, xây dựng và ứng dụng AI trong các hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực như: tự động hóa trong công tác vận hành, kiểm tra, đánh giá chất lượng mạng lưới điện trên địa bàn và quản lý đầu tư xây dựng.

AI được tích hợp vào chương trình tự động phát hiện nhiệt bất thường bằng hình ảnh chụp từ các thiết bị đang mang điện trên lưới điện, giúp tự động phân tích và đưa ra các cảnh báo cho các cán bộ kỹ thuật để có các giải pháp phù hợp xử lý các điểm bất thường, ngăn ngừa các sự cố điện có thể xảy ra.

Ngành điện lực đã triển khai áp dụng nhiều chương trình phục vụ công tác quản lý, vận hành lưới điện như: phần mềm quản lý lưới điện (PMIS), Kiểm tra hiện trường trung thế (KTHT) với mục đích số hóa công tác kiểm tra đường dây và trạm biến áp. Tuy nhiên, việc quản lý theo hình ảnh từ các chương trình PMIS, KTHT vẫn được thực hiện bằng công tác kiểm tra bằng mắt thường. Phương pháp này tốn nhiều thời gian, do đó, sử dụng AI sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trong thời gian ngắn hơn.

Flycam/drone sẽ thu thập hình ảnh, video để đồng bộ vào chương trình PMIS-AI

Cụ thể, flycam/drone sẽ thu thập hình ảnh, video để đồng bộ vào chương trình PMIS-AI, từ đó tự động phân tích, phát hiện các nguy cơ mất an toàn lưới điện. Trước đây, công nhân phải kiểm tra thủ công bằng mắt, ống nhòm từ hình ảnh do thiết bị bay chụp về.

Theo ông Lê Công Hiếu, Phó Trưởng phòng CNTT PC Quảng Trị, để hệ thống hoạt động với độ chính xác cao, ngoài việc xây dựng mô hình, chuẩn hóa dữ liệu, gán nhãn đối tượng và thực hiện huấn luyện cho chương trình nhận diện các đối tượng, họ đã ứng dụng giải pháp mô hình Yolov5 vào chương trình PMIS-AI. Với mô hình này, thời gian xử lý hình ảnh dung lượng 4MB chỉ mất 1/10 giây.

Nhờ ứng dụng các công nghệ hiện đại như AI, PC Quảng Trị đã đạt được các kết quả tích cực. Công ty cũng chủ động đăng ký đăng ký các khóa học mở về lập trình Python, Web hay các khóa học trí tuệ nhân tạo AI/ML/Deep Learning Foundation… giúp các cán bộ CNTT tiếp cận công nghệ mới. Sau đó, nắm bắt và xây dựng các chương trình với mục đích đổi mới, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.

分享到: