Thời sự

Giảng viên vắng họp nhiều phải hoàn phí nhân tài 71,48 triệu

字号+ 作者:NEWS 来源:Nhận định 2025-03-30 10:17:22 我要评论(0)

-Ông Nguyễn Minh Hải,ảngviênvắnghọpnhiềuphảihoànphínhântàitriệliên đoàn bóng đá việt nam giảng viên liên đoàn bóng đá việt namliên đoàn bóng đá việt nam、、

- Ông Nguyễn Minh Hải,ảngviênvắnghọpnhiềuphảihoànphínhântàitriệliên đoàn bóng đá việt nam giảng viên khoa Xây Dựng, trường ĐH Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) bị nhà trường cho thôi việc và đòi bồi hoàn 71,48 triệu đồng, trong đó có phí thu hút nhân tài.

Buộc thôi việc,thu hồi tiền

Ông Nguyễn Minh Hải (ngụ tại huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long) cho hay, ông về công tác tại Khoa Xây Dựng, ĐH Thủ Dầu Một từ ngày 1/6/2011.

Thế nhưng, ngày 17/9/2013 trường ĐH Thủ Dầu Một họp hội đồng kỉ luật, đến ngày 25/9, ông Nguyễn Văn Hiệp (hiệu trưởng) ra quyết định 1589 buộc thôi việc ông từ ngày 1/7/2013 với lý do “Không chấp hành sự phân công tại khoa, tự ý bỏ việc”.

Song song với quyết định buộc thôi việc, trường ĐH Thủ Dầu Một cũng ra quyết định 1590 về việc bồi thường kinh phí thu hút người có học hàm, học vị về công tác tại ĐH Thủ Dầu Một buộc ông Nguyễn Minh Hải bồi thường kinh phí thu hút bằng cấp thạc sĩ với số tiền 52,5 triệuvà truy thu ba tháng lương 7,8,9/2013 là 18,98 triệu.

Theo quyết định,kinh phí thu hút bằng thạc sĩ của ông Hải khi về công tác tại trường là 90 triệu đồng trong 60 tháng, thời gian thu hút được tính từ ngày 1/6/2011 đến 30/6/2013 là 25 tháng tương đương 37,5 triệu. Như vậy, cùng với số lương bị truy thu, tổng số tiền ông Hải phải bồi hoàn là 71,48 triệu.

Trong thời gian 3 tháng kể từ ngày 1/10/2013, ông Hải phải bồi hoàn tiền thu hút và chi trả lại số lương nói trên.

Tuy nhiên, ông Hải cho hay quyết định buộc thôi việc của ĐH Thủ Dầu Một đối với ông là trái với quy định và cưỡng ép bồi thường tiềnthu hút vô căn cứ.

Theo ông, trong thời gian công tác tại khoa Xây Dựng (6/2011-9/2013) ông chưa từng bị kỷ luật vì vậy việc Hội đồng kỷ luật viên chức trường họp, xét kỷ luật ông là không có cơ sở. Hơn nữa, việc họp xét kỷ luật ông nhưng không gửi giấy triệu tập họp là vi phạm nghị định 27/2012/CP.

“Bản thân tôi từ 29/12/2013 đến 20/4/2013 giảng dạy môn “Nền móng nhà cao tầng” cho lớp liên thông và coi thi môn này. Trong thời gian công tác tôi cũng có hơn 10 bài báo khoa học được xuất bản…Ngoài ra, tôi cũng tổ chức hướng dẫn nghiên cứu khoa học, hội thảo, coi thi tuyển sinh đại học, cao đẳng 2013 và đạt được nhiều giải thưởng. Nếu buộc tôi thôi việc là vô căn cứ vì tôi vẫn làm việc bình thường và có nhiều đóng góp đáng kể cho trường. Nếu nói tôi không theo sự phân công của Khoa và tự ý bỏ việc thì hình thức cao nhất là cảnh cáo (theo quy định tại khoản 2 điều 11 nghị định 27/2012/CP ” ông Hải nói.

Về việc phải bồi hoàn tiền thu hút, theo ông Hải, ông chỉ nhận được 70 triệu chứ không phải 90 triệu. Với tiền truy thu lương, nếu nhà trường có quyết định cho nghỉ từ tháng 7 tại sao lại tự ý chuyển ba tháng còn lại vào tài khoản của tôi? ông Hải đặt câu hỏi.

Ngoài ra, ông Hải cũng “ tố” trường ĐH Thủ Dầu Một buộc ông thôi việc ông từ tháng 7 nhưng đến nay vẫn chưa thanh toán tiền chi hội thảo (tổ chức 5/2013) và đến nay chưa trả sổ bảo hiểm xã hội cho ông…

Lãnh đạo ĐH Thủ Dầu Một nói gì?

{ keywords}

Trường ĐH Thủ Dầu Một

Trong buổi làm việc với VietNamNet (27/5) lãnh đạo trường ĐH Thủ Dầu Một cho hay quyết định buộc thôi việc, truy tiền bồi thường thu hút, tiền lương ba tháng (71,48 triệu) đối với ông Nguyễn Minh Hải là có căn cứ.

Ông Nguyễn Văn Hiệp hiệu trưởng nhà trường thông tin, sở dĩ ông Hải bị buộc thôi việc là do trong quá trình công tác tại trường không chấp hành sự phân công của khoa, tự ý bỏ việc.

“Theo quy định, định mức chuẩn một năm của giảng viên là 280 giờ. Ngoài ra, cộng với việc nghiên cứu khoa học, viết sách.. là khoảng 700 giờ. Trong năm 2013 thầy Hải chỉ dạy một môn học của một lớp, quy ra giờ chuẩn là 35,2 giờ, như vậy thầy Hải còn nợ tới 244,8 giờ chuẩn. Ngoài ra, thầy Hải luôn vắng mặt trong các cuộc họp của Khoa không có lý do” – ông Hiệp cho biết.

Trong khi đó, ông Nguyễn Kế Tường, trưởng khoa Xây Dựng nơi thầy Hải trực tiếp giảng dạy cho hay khi nhận thầy Hải về công tác, khoa yêu cầu với học vị thạc sĩ phải giảng dạy 2 môn (1 môn chính và 1 môn phụ). Tuy nhiên khi Khoa phân công thầy Hải chỉ đồng ý dạy một môn và từ chối dạy môn khác với lý do không đúng chuyên môn.

“Về “tự ý bỏ việc”thầy Hải cho rằng giảng viên chỉ làm đúng nhiệm vụ được giao mà không cần có mặt ở trường. Nhưng đây là môi trường giáo dục, trong nhiều cuộc họp, Khoa đã mời, triệu tập nhưng thầy Hải không tham gia.

Để tạo điều kiện cho thầy Hải hoàn thành nhiệm vụ, Khoa không kỉ luật mà nhiều lần nhắc nhở nhưng thầy Hải vẫn chứng nào tật nấy, không thực hiện…khi bị nhắc nhở cũng không cộng tác, thậm chí bỏ làm việc ở Khoa quá 7 ngày” - lời ông Tường.

Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hiệp cho biết thêm, trước khi ra quyết định buộc thôi việc, nhà trường tổ chức họp hội đồng kỷ luật, nhiều lần mời nhưng thầy Hải không tham dự. “Chúng tôi đã gửi giấy mời về Khoa, gửi về địa phương, thông báo qua điện thoại, nhưng thầy Hải không tham dự thì đành chịu”

Về vấn đề truy thu kinh phí thu hút, ông Hiệp khẳng định “Theo quy định số 89/2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dương về qui định chính sách thu hút người có học hàm, học vị về công tác tại Trường Đại học Thủ Dầu Một thì việc thu lại kinh phí thu hút của thầy Hải là chính đáng. Chúng tôi không nợ thầy Hải đồng nào về kinh phí hội thảo”

 Cũng theo ông Hiệp, sở dĩ đến tháng 9 nhà trường họp và ra quyết định cho thầy Hải thôi việc từ tháng 7 là do, trong tháng 7 nhà trường có phân công tuyển sinh nhưng thầy Hải không tham gia. “Tôi là chủ tịch hội đồng tuyển sinh, nếu thầy Hải muốn xác nhận phải xác nhận với tôi, mọi ý kiến khác đều là cá nhân, không có trọng lượng”

“Về trả sổ bảo hiểm xã hội, khi nào thầy Hải hoàn trả tiền thu hút và tiền lương, nhà trường sẽ trả sổ bảo hiểm. Nếu thầy Hải thắc mắc có thể khiếu nại vấn đề này ra tòa án, nhà trường sẵn sàng hợp tác để giải quyết” – lời ông Hiệp

Lê Huyền

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Nên ăn rau sống như thế nào để đỡ nhiễm giun sán? - 1

Rau sống là thành phần không thể thiếu trong nhiều món ăn của người Việt (Ảnh minh họa: N.Phương).

Việc ngâm rau sống vào dung dịch thuốc tím loãng (thường là dung dịch thuốc tím 1%) hoặc nước muối loãng đều không đảm bảo vệ sinh vì không có tác dụng với trứng giun và một số vi khuẩn gây bệnh. Lượng hóa chất bảo vệ thực vật giảm đi không đáng kể nếu không rửa lại nhiều lần. 

Ngoài ra, trên thị trường hiện có rất nhiều loại nước rửa rau quả, máy sục được quảng cáo có thể loại bỏ nhanh được các hóa chất độc hại trên bề mặt. Thành phần chính của các loại dung dịch này thường là nước khử ion, acid citric, sodium, hương liệu… 

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế), đây chỉ là các chất hoạt động bề mặt để lôi kéo toàn bộ các chất bẩn bám trên bề mặt rau, củ, quả như bụi bẩn, vi khuẩn, dư lượng thuốc trừ sâu…

Tuy nhiên, đối với các chất độc như thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích… đã bám sâu vào rau quả thì không một loại chất rửa rau quả nào có thể tẩy sạch.

Nếu nước rửa rau quả sử dụng các chất như nước khử ion… thì chỉ có tính chất sát trùng, sát khuẩn, chứ không có khả năng tẩy rửa. Còn nếu sử dụng các chất hóa học để tẩy rửa thì sẽ gây ra những tác hại xấu cho sức khỏe.

Rửa rau thế nào cho sạch?

Để đảm bảo rau sạch, bạn cần nhặt lấy phần ăn được rồi rửa nhiều lần bằng nước sạch rồi vớt rau vẩy ráo trước khi ăn. Tốt nhất là rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy. Đây là biện pháp hiệu quả nhất để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hóa chất trừ sâu còn bám trên lá rau.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên Giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng khuyên đối với rau củ quả, con đường duy nhất làm sạch là rửa.

Đầu tiên loại bỏ các loại rau dập nát. Với rau bị dập nát nếu còn hóa chất bảo vệ thực vật chúng sẽ ngấm vào các tế bào bị dập nát nhanh hơn rất nhiều so với tế bào nguyên vẹn.

Vì thế, bạn cần cắt bỏ phần dập nát, cắt gốc, cắt rễ sau đó ngâm vào trong nước lạnh một khoảng thời gian nhất định (khoảng 5-10 phút). Nếu còn hóa chất bảo vệ thực vật thì chúng sẽ được tan dần ra.

Sau đó, thay nhiều lần nước, nguyên tắc là phải rửa nhiều nước, rửa lâu, rửa bằng tay, lưu ý những khe cuống lá… để tách chất bẩn (không chỉ đất cát mà còn cả thuốc bảo vệ thuốc trừ sâu nếu có). Rửa vài ba nước, tránh rửa sơ sơ, ào ào nghĩ là sạch. Cuối cùng chúng ta nên rửa dưới vòi nước chảy.

Trong quá trình rửa cần cố gắng tránh làm cho rau bị dập nát tiếp.

Chuyên gia cũng lưu ý, các loại rau dạng củ (củ cải, su hào, cà rốt, khoai tây) bao giờ cũng sạch hơn rau có lá. Trong các loại rau dạng lá, rau trồng ở trên cạn thường sạch hơn rau ở dưới nước (rau cần, rau cải xoong…).

Nên ăn rau sống như thế nào để đỡ nhiễm giun sán? - 2
" alt="Nên ăn rau sống như thế nào để đỡ nhiễm giun sán?" width="90" height="59"/>

Nên ăn rau sống như thế nào để đỡ nhiễm giun sán?

Hội thảo là một phần trong chuỗi sự kiện InnovaConnect, do Quỹ VinFuture phối hợp với Trường Đại học Y tế công cộng (ĐHYTCC) tổ chức.

Chuyên gia cảnh báo đại dịch thuốc lá mới, Việt Nam cần sớm đối phó - 1

Hội thảo InnovaConnect với chủ đề "Phòng chống tác hại của thuốc lá mới do Quỹ VinFuture tổ chức ngày 24/9 (Ảnh: BTC).

"Đại dịch" thuốc lá mới tạo ra một thế hệ nghiện nicotine

Phát biểu tại sự kiện, GS Hoàng Văn Minh, Hiệu trưởng trường ĐHYTCC, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao ý thức cộng đồng và đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời nhằm đẩy lùi tỷ lệ sử dụng thuốc lá tại Việt Nam.

"Chúng tôi chọn giảng đường đại học là nơi tổ chức sự kiện, vì tôi tin rằng sự quan tâm của các em sinh viên sẽ góp phần nâng cao nhận thức, cũng như đóng góp các sáng kiến chống lại sự thịnh hành của các loại thuốc lá mới", GS Hoàng Văn Minh chia sẻ.

GS Hoàng Văn Minh cho biết, hút thuốc lá là hành vi dễ bắt gặp và thậm chí được coi là truyền thống ở Việt Nam. Trong quá khứ, việc hút thuốc được xem là cách để bắt đầu câu chuyện, để xây dựng mối quan hệ. Tuy nhiên, hút thuốc mang đến nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.

Chuyên gia cảnh báo đại dịch thuốc lá mới, Việt Nam cần sớm đối phó - 2

GS Hoàng Văn Minh nói về tác hại của các loại thuốc lá mới: thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, thuốc lá lai... (Ảnh: Nguyễn Nguyễn).

Với sự thịnh hành của các loại thuốc lá thế hệ mới (thuốc lá mới) như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, thuốc lá lai… Việt Nam đang đối mặt với một "đại dịch" mới, tạo ra một thế hệ nghiện nicotine mới.

Trong một nghiên cứu do GS Hoàng Văn Minh thực hiện từ tháng 10/2023 đến tháng 12/2023 đối với 3.801 học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 thuộc 11 tỉnh, thành khác nhau ở Việt Nam, có tới 96,2% và 37,8% học sinh nhận thức được sự tồn tại của thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng.

Trong đó, 14% đã từng sử dụng thử thuốc lá điện tử và 7% hiện đang sử dụng trong 30 ngày qua. Tỷ lệ này đối với thuốc lá nung nóng là 1,8% đã từng sử dụng và 1,0% hiện đang sử dụng.

Một thống kê khác cũng được GS Hoàng Văn Minh chia sẻ, cho biết Việt Nam hiện có 45,3 triệu người hút thuốc, trong đó phần lớn là nam giới.

"Đây là xu hướng đáng lo ngại, vì nó có thể đảo ngược những nỗ lực kiểm soát việc sử dụng thuốc lá ở thanh thiếu niên đã được triển khai quyết liệt trong nhiều năm qua", GS Hoàng Văn Minh nhấn mạnh.

Không chỉ ở Việt Nam, tỷ lệ thanh thiếu niên sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới cũng gia tăng nhanh ở nhiều quốc gia trong 10 năm qua.

Sự hấp dẫn của các thiết bị thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng với kiểu dáng thời thượng, hương vị đa dạng và những chiến dịch quảng cáo tinh vi đã khiến nhiều người, đặc biệt là thanh thiếu niên, lầm tưởng rằng những sản phẩm này an toàn hơn so với thuốc lá truyền thống.

Thuốc lá điện tử có nguy hiểm?

Chuyên gia cảnh báo đại dịch thuốc lá mới, Việt Nam cần sớm đối phó - 3

Bà Bungon Ritthiphakdee nhấn mạnh tác hại cho sức khỏe của thuốc lá điện tử (Ảnh: Nguyễn Nguyễn).

Theo bà Bungon Ritthiphakdee, Giám đốc Điều hành Trung tâm Quản trị và Kiểm soát thuốc lá toàn cầu (GGTC, Thái Lan), thuốc lá điện tử là nguy hiểm và có gây hại cho sức khỏe.

"Thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng cũng có nicotine gây nghiện, có khả năng tạo ra một thế hệ mới nghiện nicotine", bà cảnh báo.

Thực tế, cộng đồng y tế toàn cầu cũng đã ghi nhận một số trường hợp tổn thương phổi do thuốc lá điện tử, hay còn gọi là EVALI.

Theo đó, các sản phẩm thuốc lá mới được cho là có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, đặc biệt là đối với não bộ đang phát triển của trẻ vị thành niên.

Đồng quan điểm với bà Ritthiphakdee, GS Hoàng Văn Minh cũng cho rằng việc nghiện chất nicotine dần hình thành trong quá trình sử dụng thuốc lá điện tử có thể dẫn đến sự "chuyển tiếp" sang các sản phẩm thuốc lá truyền thống.

Chuyên gia cảnh báo đại dịch thuốc lá mới, Việt Nam cần sớm đối phó - 4

PGS. Becky Freeman, chuyên gia từ Trường Y tế công cộng, Đại học Sydney (Úc) chia sẻ tại hội thảo (Ảnh: Nguyễn Nguyễn).

"Sự hấp dẫn của các thiết bị thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng với kiểu dáng thời thượng, hương vị đa dạng và những chiến dịch quảng cáo tinh vi đã khiến nhiều người, đặc biệt là thanh thiếu niên, lầm tưởng rằng những sản phẩm này an toàn hơn so với thuốc lá truyền", GS Minh chia sẻ.

Không chỉ vậy, ngành công nghiệp thuốc lá còn đang tìm cách "lách" các quy định quản lý bằng việc giới thiệu các sản phẩm mới như thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng, nhằm đối phó với các quy định ngày càng nghiêm ngặt đối với thuốc lá truyền thống.

PGS. Becky Freeman, chuyên gia từ Trường Y tế công cộng, Đại học Sydney (Úc) cho biết mạng xã hội là công cụ được các công ty, người bán thuốc lá tiếp cận để đưa sản phẩm đến với người dùng.

"Trên mạng xã hội, dễ dàng tìm thấy những hình ảnh hấp dẫn, thậm chí người nổi tiếng quảng bá sản phẩm và đưa ra những thông tin sai lệch về độ an toàn của thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng", PGS. Becky Freeman cho biết.

Chuyên gia cảnh báo đại dịch thuốc lá mới, Việt Nam cần sớm đối phó - 5

Các thành phần trong thuốc lá điện tử có thể dẫn tới nguy hiểm cho người sử dụng và những người xung quanh (Ảnh minh họa: Internet).

Kết quả từ khảo sát của GS. Minh và nhóm nghiên cứu cũng cho thấy, nhiều học sinh vẫn còn những hiểu lầm sai lệch về tác hại của các loại thuốc lá mới này, khi tin rằng chúng an toàn hoặc ít gây hại hơn so với thuốc lá truyền thống. 23,5% học sinh không nhận thức được những rủi ro tiềm ẩn của thuốc lá điện tử và con số này còn cao hơn đối với thuốc lá nung nóng (43,2%).

"Điều này đã dẫn đến việc nhiều học sinh sẵn sàng trải nghiệm và sử dụng các sản phẩm này mà không hề lường trước được những tác hại đi kèm", GS. Minh cho biết.

Các chuyên gia tại sự kiện đồng thuận rằng, cần phải hành động ngay lập tức, xây dựng và thực thi các chính sách kiểm soát chặt chẽ đối với những sản phẩm này.

Hiện trên thế giới có ít nhất 34 quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng chính sách cấm hoàn toàn các sản phẩm thuốc lá điện tử, 11 quốc gia cấm bán thuốc lá nung nóng.

Chia sẻ bài học từ Singapore, bà Ritthiphakdee cho biết, từ tháng 2/2018, chính phủ nước này đã hoàn toàn cấm việc mua bán, sử dụng và sở hữu các sản phẩm thuốc lá như thuốc lá điện tử, shisha và thuốc lá không khói.

Trong khi đó tại Úc, tỷ lệ người hút thuốc hàng ngày ở nước này hiện đã ở dưới mức 10%. PGS. Freeman cho biết để đạt được thành công này, cần có các biện pháp tiếp cận toàn diện nhiều mặt, cùng với quy định nghiêm ngặt từ chính phủ.

"Người trẻ sẽ không còn dễ dàng mua các sản phẩm ở những cửa hàng tiện lợi nữa. Mô hình này đã giúp giảm đáng kể tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong giới trẻ", PGS. Freeman chia sẻ.

" alt="Chuyên gia cảnh báo "đại dịch" thuốc lá mới, Việt Nam cần sớm đối phó" width="90" height="59"/>

Chuyên gia cảnh báo "đại dịch" thuốc lá mới, Việt Nam cần sớm đối phó