Thế giới quan tâm đến nghiên cứu Việt Nam như thế nào?

[Công nghệ] 时间:2025-01-21 09:24:41 来源:NEWS 作者:Kinh doanh 点击:145次

 - Tiếp nối bốn kỳ Hội thảo đã được tổ chức tại Hà Nội và TP.HCM vào các năm 1998,ếgiớiquantâmđếnnghiêncứuViệtNamnhưthếnàbảng xếp hạng bundesliga 2023 2002, 2008 và 2012, Hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ 5 năm 2016 do Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) làm đầu mối, cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh và các bộ ngành liên quan phối hợp tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình – Thủ đô Hà Nội vào 15-16/12/2016. 

Nhân sự kiện này, phóng viên có cuộc trao đổi về tình hình nghiên cứu về Việt Nam hiện nay trên thế giới với GS. Nguyễn Hữu Đức - Phó Giám đốc ĐHQGHN, Trưởng Ban tổ chức Hội thảo.

{ keywords}
GS. Nguyễn Hữu Đức - Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội

- Thưa Giáo sư, ông cho biết tiếp cận của Hội thảo Việt Nam học lần này?

GS. Nguyễn Hữu Đức:Hội thảo quốc tế Việt Nam học luôn là diễn đàn của các nhà nghiên cứu Việt Nam ở khắp năm châu đến trình bày các nghiên cứu của mình về Việt Nam, là sự kết nối và phát triển mạng lưới các nhà nghiên cứu Việt Nam. Các hội thảo trước đây chủ yếu tập trung vào lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV). Nội dung của Hội thảo lần này được mở rộng hơn, tạo ra diễn đàn học thuật góp phần giải quyết các vấn đề đương đại của Việt Nam, từ vấn đề ngoại giao, hợp tác và hội nhập quốc tế, đến nguồn lực văn hóa; giáo dục và phát triển nguồn nhân lực; chuyển giao tri thức và công nghệ; kinh tế, sinh kế và biến đổi khí hậu… Càng ngày chúng ta càng hướng khoa học đến với thực tiễn, càng nhận thức rõ vai trò của khoa học - công nghệ và môi trường đối với sự phát triển bền vững của quốc gia. Chính vì thế, Hội thảo lần này không chỉ có sự tham gia của các nhà khoa học và các cơ sở học thuật mà còn có sự quan tâm của cả các Bộ ngành. Bên cạnh các kết quả về khoa học thuần túy, giúp Việt Nam hiểu rõ hơn về chính mình, Hội thảo cũng hướng đến những đóng góp trực tiếp đến việc hoạch định ra các chủ trương, chính sách cho các cấp lãnh đạo, quản lí của Việt Nam.

- Ngoài Việt Nam thì các đối tượng nghiên cứu về “đất nước học” và “khu vực học” như thế này có phổ biến trên thế giới hay không, thưa GS.?

Nghiên cứu đất nước, con người, giá trị và các tính chất hàm chứa của các quốc gia luôn là mối quan tâm lớn của các nhà khoa học ở trên thế giới. Lĩnh vực nghiên cứu ngày có thể gọi chung là lĩnh vực “quốc học”. Trong các cơ sở dữ liệu quốc tế như ISI, Scopus… chỉ cần gõ tìm tên của một nước trong tên bài báo, tóm tắt hoặc từ khóa có thể tìm được ngay tất cả thông tin. Ví dụ như thử tìm kiếm theo từ khóa “Trung Quốc” hoặc “Nghiên cứu Trung Quốc” trong cơ sở dữ liệu Scopus có thể tìm được đến hơn 600.000 bài báo, bao gồm các nghiên cứu từ khoa học xã hội, khoa học nhân văn, kinh tế; khoa học tự nhiên, y học; công nghệ và môi trường… Tương tự đối với từ khóa “Thái Lan” cũng tìm được hơn 60.000 bài. Trong cơ sở dữ liệu này, có gần 40.000 bài nghiên cứu về Việt Nam. Như vậy, Việt Nam đã là một đối tượng nghiên cứu được các nhà khoa học trên thế giới rất quan tâm.

{ keywords}

So sánh số lượng công bố quốc tế về nghiên cứu Việt Nam của các nước đối với tất cả các lĩnh vực KH&CN (nguồn Scopus)

- Số lượng thư tịch khoa học trên có thể phân tích theo rất nhiều chiều cạnh. GS quan tâm theo khía cạnh nào?

Bước đầu, tôi tạm có 3 nhận xét sau.

Thứ nhất, số thư tịch khoa học nghiên cứu về Trung Quốc và Thái Lan có sự tương đồng cao về một số xu thế, ví dụ như về tỷ lệ các bài nghiên cứu về KHXH&NV (đều chiếm khoảng 25%). Tỷ lệ này đối với Việt Nam là 36,8%. Có nghĩa là các nhà khoa học trên thế giới có quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề KHXH&NV của Việt Nam.

Thứ hai, việc triển khai các nghiên cứu và công bố kết quả nghiên cứu về lĩnh vực “quốc học” chủ yếu là các kết quả nội sinh, do các nhà khoa học của nước đó thực hiện. 66% số lượng bài báo nghiên cứu về Trung Quốc do các học giả Trung Quốc thực hiện. Con số này đối với Thái Lan là 55%. Còn đối với Việt Nam, tỷ lệ này chỉ đạt 27,5%, tức là các nghiên cứu về Việt Nam được công bố quốc tế chủ yếu do các nhà khoa học nước ngoài thực hiện.

Thứ ba, trong 10 cơ sở nghiên cứu mạnh nhất về Trung Quốc thì tất cả đều là các viện nghiên cứu và trường đại học của Trung Quốc (và Hồng Kông). Đối với Thái Lan, 10 đơn vị nghiên cứu hàng đầu về Thái Lan cũng đều là các đơn vị quốc nội. Còn đối với Việt Nam thì ngược lại, trong top 10 các đơn vị nghiên cứu mạnh về Việt Nam chỉ có 2 cơ sở của Việt Nam. Đơn vị có nhiều kết quả nghiên cứu và công bố quốc tế về Việt Nam nhất cũng thuộc về nước ngoài.

- GS. vừa nhận xét về tỷ lệ các công bố quốc tế nghiên cứu về Việt Nam trong lĩnh vực KHXH&NV. GS. có thể phân tích thêm về các số liệu này?

Theo các tiếp cận chung vừa nêu cho tất cả các lĩnh vực KH&CN, cũng có thể đưa ra hai nhận xét sau đây cho riêng lĩnh vực KHXH&NV. Đó là, các nghiên cứu về khoa học nhân văn và kinh tế của Việt Nam chiếm tỉ trọng thấp hơn các nước khác. Thêm vào đó, đối với lĩnh vực KHXH&NV nói chung, trong top 10 cơ sở đào tạo và nghiên cứu Trung Quốc và Thái Lan có nhiều công bố nhất chỉ có một cơ sở bên ngoài (Đại học Quốc gia Singapore), còn 9 cơ sở còn lại đều là quốc nội. Đối với nghiên cứu Việt Nam, 8 cơ sở mạnh nhất là quốc tế, chỉ có 2 cơ sở trong nước có công bố đáng kể là ĐHQGHN và Đại học Kinh tế quốc dân. Đại học quốc gia Úc, Đại học Quốc gia Singapore, Đại học Monash, Melbourne… là các cơ sở có nhiều nghiên cứu về Việt Nam. Đây là lý do mà ĐHQGHN muốn tăng cường kết nối, xây dựng mạng lưới các nhà nghiên cứu Việt Nam, phục vụ cho sự phát triển của Việt Nam.

{ keywords}

Top 10 cơ sở công bố nhiều nghiên cứu về Việt Nam trong lĩnh vực KHXH&NV (nguồn Scopus)

- Tình hình nghiên cứu Việt Nam trên thế giới trong lĩnh vực KHXH&NV có nhiều thay đổi không trong 30 năm đổi mới và 5 năm gần đây, thưa GS.?

Theo số liệu khảo sát thì bức tranh công bố quốc tế đối với các nghiên cứu về Việt Nam trong 30 năm đổi mới không khác bức tranh chung nhiều lắm. Nhưng tính riêng trong khoảng 5 năm trở lại đây tình hình có một vài chuyển biến quan trọng. Mặc dù số lượng công bố quốc tế còn khiêm tốn, nhưng xuất hiện trong top 10 các cơ sở nghiên cứu Việt Nam đã có nhiều hơn các trường đại học của Việt Nam, trong đó ĐHQGHN đã vươn lên đứng đầu và Trường Đại học Kinh tế quốc dân xếp thứ 3. Việt Nam đã bắt đầu tiếp cận xu thể phát triển chung về nghiên cứu “quốc học”, đã vươn lên dẫn đầu và đang cố gắng trở thành “thánh địa” của nghiên cứu Việt Nam học. Chúng ta nghiên cứu Việt Nam để hỗ trợ cho sự phát triển của quốc gia, chứ không chỉ có các đồng nghiệp của ta nghiên cứu để tìm hiểu Việt Nam theo mục đích của họ.

{ keywords}

Top 10 cơ sở công bố nhiều nghiên cứu về Việt Nam trong lĩnh vực KHXH&NV trong giai đoạn 2010-2016 (nguồn Scopus)

- Xin chúc mừng ĐHQGHN đã thành công bước đầu trong việc thực hiện sứ mệnh của người Việt. Thưa GS., trong thời gian tới ĐHQGHN có kế hoạch gì để thúc đẩy các nghiên cứu Việt Nam?

Bên cạnh việc thúc đẩy các nghiên cứu trong chương trình nghiên cứu trọng điểm cấp ĐHQGHN về “Định vị và phát triển KHXH&NV Việt Nam”, để Việt Nam nói chung và ĐHQGHN nói riêng trở thành “thánh địa” của nghiên cứu Việt Nam, chúng ta cần đẩy mạnh phát triển mạng lưới các nhà nghiên cứu Việt Nam học toàn cầu, quy tụ đội ngũ nghiên cứu Việt Nam thuộc nhiều lĩnh vực, chuyên môn khác nhau. Đặc biệt, cần phải xây dựng được một Trung tâm tư liệu nghiên cứu Việt Nam hiện đại và lớn nhất thế giới. Như đã nêu ở trên, tư liệu của thế giới viết về Việt Nam khá nhiều, đồng thời số tư liệu của Việt Nam bị thiên di đi khắp thế giới cũng rất lớn, từ châu Á, châu Âu đến cả châu Mỹ. Hệ thống tư liệu ấy cần được thu thập, quy tụ để kết hợp cùng với hệ thống tư liệu đang có trong nước hình thành một trung tâm phục vụ cho các nghiên cứu đầy đủ và toàn diện nhất về Việt Nam.

Xin trân trọng cảm ơn GS!

Ngọc Diệp

(责任编辑:Thời sự)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接