当前位置:首页 > Thời sự

Chọn ngành học theo đúng năng lực, “trượt chân” chưa phải dấu chấm hết 

Với các bạn trẻ đang muốn theo học ngành Y,ọnngànhhọctheođúngnănglựctrượtchânchưaphảidấuchấmhết đá banh trực tiếp hôm nay BS Đỗ Doãn Bách, Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai, chia sẻ, khi lựa chọn ngành Yngoài việc cần học tốt các môn tổ hợp khối B (gồm Toán, Hoá học, Sinh học), thí sinh cần có niềm yêu thích nghề nghiệp và sự trách nhiệm.

Với BS Bách, việc lựa chọn chuyên ngành tim mạch là chuyên ngành chuyên sâu xuất phát từ niềm đam mê với môn Sinh học ngay từ khi còn trên ghế nhà trường. “Tôi rất đam mê với những tiết Sinh học từ cấp THCS như mổ ếch, giải phẫu cơ thể, trồng cây từ các hạt giống…”. 

z5407298152490 85800ecc41f88206665525b5e8e34dc3.jpg
BS Đỗ Doãn Bách, Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai, tư vấn cho các học sinh tại chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp về khối ngành sức khỏe - ngôn ngữ” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức.

BS Bách cho hay, tuy ngành Y có thời gian học dài so với các ngành nghề khác nhưng hiện nay, cơ hội việc làm của ngành là rất lớn.

Theo BS Bách, tỷ lệ các bác sĩ của Hà Nội mới chỉ đạt gần 11 bác sĩ/1.000 dân. Nguồn nhân lực rất thiếu trong khi ngành Y là khối ngành thu hút rất nhiều vị trí: Bác sĩ, nhân viên y tế, điều dưỡng, dược sĩ… với nhiều chuyên ngành phong phú như y tế dự phòng, dược…

“Đặc biệt, có thể thấy, như trong giai đoạn đại dịch Covid-19, ngành Y càng thiếu trầm trọng về nguồn nhân lực”, BS Bách nêu.

Các bạn trẻ khi lựa chọn ngành Y sẽ có cơ hội làm việc tại các bệnh viện nhà nước hoặc bệnh viện tư, hay các công ty dược phẩm… 

“Tại Bệnh viện Bạch Mai, mỗi ngày, tôi khám cho khoảng 50 bệnh nhân, do đó tôi mong muốn sẽ có thêm nhiều đồng nghiệp từ chính những học sinh giờ đây. Tôi cũng dành lời khuyên khi lựa chọn ngành Y, bên cạnh đam mê, các bạn trẻ cũng cần phải hiểu xem năng lực của bản thân thế nào. Ngoài ra, khi đã lựa chọn nghề nào, phải có trách nhiệm với nghề nghiệp đó”, BS Bách nói.

Cũng theo vị này, ngoài những ngành nghề liên quan trực tiếp đến công việc, các ngành Ngôn ngữ cũng có sức mạnh rất lớn và các học sinh cần quan tâm chú trọng. Dẫn chứng là nếu học ngành Y mà học tốt các Ngoại ngữ như: Tiếng Anh, tiếng Trung , tiếng Pháp,… sẽ giúp chúng ta có thể cập nhật các kiến thức y học mới, tiên tiến qua internet.

“Trong môi trường bệnh viện, bệnh nhân đến điều trị đều có bệnh nên luôn mang tâm lý stress, âu lo. Lúc này, bác sĩ, nhân viên y tế cần dùng ngôn ngữ để “chữa lành” cho người bệnh. Đây là lúc chúng ta cần tạo ra môi trường giao tiếp cởi mở nhất tăng niềm tin với người bệnh, cách thức nói năng, sử dụng âm điệu cũng góp phần tạo sự thấu cảm”.

z5407297652141 927945db31d4dd3961d969e3ac1244fc.jpg
Học sinh tại buổi tư vấn.

Ths.Đặng Thị Ngọc Quyên, chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, Trưởng phòng Hợp tác của trường ĐH Anh quốc Việt Nam, cho hay, một điều rất quan trọng về mặt tâm lý, giúp các thí sinh luôn có tâm thế chủ động, đó là rèn luyện tâm thế “sẵn sàng”. 

“Ngoài chuẩn bị sẵn sàng về mặt kiến thức, các em cũng cần phải sẵn sàng về mặt tâm lý, sẵn sàng đón nhận những thử thách”, bà Quyên nói.

Lấy dẫn chứng từ chính bản thân, bà Quyên chia sẻ đã từng thi trượt khoa tiếng Pháp của trường ĐH Sư phạm Hà Nội. 

“Ước mơ đầu tiên của tôi như vụt tắt, bởi không như các bạn bây giờ có nhiều lựa chọn trường học khác. Song giờ đây nhìn lại, bản thân tôi lại cảm ơn lần thất bại đó.

Bởi nếu đỗ khoa tiếng Pháp ngay từ đầu, tôi đã không có những phút giây, cơ hội làm việc như bây giờ. Trong quá trình ôn tập và chờ thời gian thi lại, tôi đã trải nghiệm đi làm bồi bàn, học hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng và bản lĩnh để đối mặt với thách thức tiếp theo”, bà Quyên nói.

Từ câu chuyện của bản thân, bà Quyên cho rằng, cơ hội này đóng lại, cơ hội phía trước sẽ mở ra và mong muốn các bạn trẻ hãy mạnh dạn đối diện thách thức.

z5407300068527 a17f22d2dfeed22a6a970ebb32a14967.jpg

TS Phạm Như Nghệ, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT), lưu ý thí sinh, tất cả nguyện vọng dù trúng tuyển sớm hay sau khi có điểm thi tốt nghiệp THPTđều phải đăng ký trên hệ thống hỗ trợ xét tuyển chung của Bộ GD-ĐT.

"Điều này vô cùng quan trọng. Nếu không nhập các nguyện vọng lên hệ thống, các em sẽ không được ghi nhận và không thể chính thức trúng tuyển và nhập học, dù đã trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm. Do đó, các em cần nhập nguyện vọng của mình lên hệ thống của Bộ GD-ĐT, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về sự yêu thích ngành học", ông Nghệ nói.

Ông Nghệ cho biết thêm, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học theo tinh thần bảo đảm đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Với các em trượt kỳ thi tốt nghiệp THPT của chương trình phổ thông 2006, Bộ GD-ĐT sẽ nghiên cứu tổ chức thi cùng năm 2025 nhưng có 2 chương trình đề thi khác nhau. Một đề có nội dung theo chương trình phổ thông 2018, đề còn lại có nội dung theo chương trình phổ thông 2006.

“Các em có thể yên tâm rằng, không phải học theo chương trình phổ thông 2006 mà phải thi theo chương trình 2018. Bộ GD-ĐT sẽ đảm bảo công bằng cho các em”, ông Nghệ khẳng định.

Đăng ký nguyện vọng tuyển sinh: Chọn ngành nào sẽ hot trong tương lai?

Đăng ký nguyện vọng tuyển sinh: Chọn ngành nào sẽ hot trong tương lai?

Trước mùa tuyển sinh đại học năm 2024, nhiều phụ huynh và thí sinh băn khoăn nên chọn ngành học nào sẽ hot trong tương lai.

分享到: