Đó là chia sẻ của ông Phan Đức Trung,úcđẩyứngdụngcôngnghệblockchaindướigócđộpháplýbảng xếp hạng v league Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA) trong Hội thảo "Ứng dụng công nghệ Blockchaintrong nền kinh tế số" diễn ra tại trụ sở các cơ quan Quốc hội (Hà Nội) ngày 29/9.
Chương trình có sự tham gia của đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh và đại diện văn phòng Trung ương Đảng, Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ TT&TT, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Ngân hàng Nhà nước, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước,...
Mở màn hội thảo, ông Lê Quang Huy, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho biết: "Quốc hội đánh giá cao tiềm năng của công nghệ blockchain và đang tích cực tiếp cận theo hướng thúc đẩy sự phát triển công nghệ, làm tiền đề cho công cuộc đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế, tăng trưởng đột phá cho Việt Nam".
Tại hội thảo, VBA tập trung trình bày các vấn đề trọng tâm của công nghệ blockchain, các ưu thế, tiềm năng phát triển và ứng dụng thực tiễn của blockchain vào các mảng dịch vụ tài tính, quản lý danh tính, chuỗi cung ứng và giao dịch tài chính.
Đặc biệt, các lãnh đạo và chuyên gia đại diện của VBA đã nhấn mạnh vào các vấn đề liên quan đến hành lang pháp lý để thúc đẩy công nghệ blockchain, kinh nghiệm tiếp cận và quản lý tài sản số từ các quốc gia, nền kinh tế lớn, đồng thời nêu rõ thách thức và cơ hội đối với các nhà lập pháp Việt Nam.
Theo ông Phan Đức Trung, cơ hội của các nhà lập pháp Việt Nam đối với khung pháp lý công nghệ blockchain dành cho hình thái tài sản mới như tài sản số, tiền mã hoá là có cơ sở để xét xử tranh chấp dân sự và các vụ án hình sự, thu hút đầu tư quốc tế, thúc đẩy nguồn lực xã hội không phải từ nguồn lực vật chất truyền thống và có thêm nguồn thu thuế.
Ông nhấn mạnh: "Chúng ta đã có chuyển đổi số, kinh tế số, công dân số, Chính phủ số, vậy tại sao lại không thể có tài sản số, tài sản ảo, tài sản mã hoá".
Dẫu vậy, thách thức mà các nhà lập pháp Việt Nam phải đối mặt, đó là xung đột lợi ích giữa các chủ thể như Chính phủ, nhà đầu tư, người cung cấp sản phẩm và xung đột lợi ích giữa kinh tế truyền thống hiện tại và kinh tế số tương lai.
Còn theo ông Hoàng Văn Huây, Chủ tịch VBA, nguyên Thứ trưởng Bộ KH&CN, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã ban hành các quy định về quản lý tài sản số như Mỹ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore... nhằm tăng cường bảo vệ người tiêu dùng và nhà đầu tư, phòng chống tội phạm tài chính, thúc đẩy đổi mới và cạnh tranh công bằng.
"Việt Nam cần gấp rút nắm bắt thời cơ hiện tại để triển khai hệ thống pháp lý hoàn chỉnh nhằm thúc đẩy sự phát triển của công nghệ nói chung và công nghệ blockchain nói riêng", ông Huây nhấn mạnh.
Trong khi đó, bà Lưu Hương Ly, Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp, cho rằng vấn đề về mặt pháp lý đối với các hình thức tài sản mới không còn là mới khi Bộ đã báo cáo chính thức lên Thủ tướng về đề xuất hoàn thiện khung pháp lý, để quản lý và xử lý các loại tài sản ảo, tiền ảo từ năm 2018.
"Bộ cũng đề xuất nên sử dụng thuật ngữ cho tài sản mới này là tài sản mã hoá, không gọi là tiền ảo vì nó sẽ ảnh hưởng đến khái niệm về tiền", bà Ly nói thêm.
Tại Việt Nam, tài sản số tuy chưa có hành lang pháp lý đầy đủ nhưng đã được đề cập tại một số văn bản quy phạm pháp luật, thể hiện sự chủ động tiếp cận các vấn đề mới của các cơ quan quản lý và các cơ quan lập pháp trong việc thúc đẩy tiến trình phát triển kinh tế số và thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Kinh tế số Việt Nam còn nhiều lĩnh vực tiềm năng mới để khai pháNhiều lĩnh vực trong nền kinh tế số Việt Nam được đánh giá có tiềm năng, hoàn toàn có thể phát triển bùng nổ nếu được đầu tư, quan tâm.