Trẻ thụ tinh trong ống nghiệm sẽ có nguy cơ chết sớm?

 人参与 | 时间:2025-01-22 08:09:07
Trẻ thụ tinh trong ống nghiệm sẽ có nguy cơ chết sớm?ẻthụtinhtrongốngnghiệmsẽcónguycơchếtsớ<strong>tin bóng đá việt nam mới nhất</strong> - 1

Đã có hơn 5 triệu trẻ em được sinh ra từ “ống nghiệm” trên toàn thế giới

Telegraph dẫn lời các chuyên gia về lĩnh vực sinh học tiến hóa đã cảnh báo trong một bài nghiên cứu gần đây rằng, trẻ em được sinh ra từ công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm (In vitro fertilization - IVF) có thể sẽ có tuổi thọ ngắn hơn và sức khỏe kém hơn khi so sánh với những đứa trẻ thông thường. Nguyên nhân của hiện tượng này là vì công nghệ hỗ trợ sinh sản đã làm bỏ qua quá trình chọn lọc tự nhiên vô cùng quan trọng trong cơ thể.

Người lớn tuổi nhất thế giới được sinh sản bằng kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm là một phụ nữ người Anh tên là Louise Brown. Hiện nay, bà cũng chỉ mới 37 tuổi. Chính vì thế, sẽ phải mất một thời gian khá lâu nữa để lý thuyết trên có thể được kiểm chứng rõ ràng. 

Theo Pascal Gagneux, Phó Giáo sư của trường Đại học California, San Diego cho rằng, những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe và tuổi thọ có thể phát sinh do tinh trùng khỏe mạnh nhất đã không được lựa chọn trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm.

Khi quá trình giao hợp hoàn tất, hàng triệu tinh trùng sẽ chiến đấu với nhau theo một cách thức rất đặc thù bên trong cơ quan sinh dục của phụ nữ. Từ đó, số tinh trùng sẽ được giảm xuống chỉ còn khoảng hơn một trăm. Và cuối cùng chỉ có tinh trùng khỏe mạnh nhất có thể tiếp cận được với trứng. 

Nhưng trong kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, trứng có thể được đặt tùy ý giữa hàng triệu tinh trùng hoặc các nhà khoa học sẽ chọn ra một con tinh trùng bất kì và cấy vào trứng. Điều này sẽ làm dẫn đến nguy cơ có những tinh trùng yếu ớt hoặc phát triển không hoàn thiện có được cơ hội thụ tinh với trứng và cho ra đời những đứa trẻ không khỏe mạnh.

Thụ tinh trong ống nghiệm và những phương pháp hỗ trợ sinh sản khác vẫn còn ẩn chứa nhiều vấn đề phức tạp chưa được nghiên cứu sâu. 

Tinh trùng muốn xuyên thủng màng sáng của trứng đòi hỏi phải trải qua quá trình biến đổi gọi là tiềm năng hóa (capacitation). Quá trình tiềm năng hóa cũng xảy ra trong điều kiện ống nghiệm (in vitro) khi tinh trùng được ủ trong chất dịch lấy ra từ tử cung hay ống dẫn trứng. Trước khi xảy ra quá trình này, tinh trùng động vật có vú ở trong tình trạng ít hoạt động mà chủ yếu là tích trữ năng lượng và chuẩn bị các điều kiện cho đến khi gặp trứng. Một tinh trùng có tiềm năng là tinh trùng có khả năng hoạt động và chuyển động của cơ quan vận chuyển. Cơ chế phân tử của quá trình tiềm năng hóa hiện chưa được biết nhiều. Người ta cho rằng chúng có thể làm thay đổi thành phần màng sinh chất của tế bào như làm giảm tỷ lệ photpholipid. Một quan điểm khác lại cho rằng kết quả của quá trình tiềm năng hóa là làm thay đổi tế bào chất trong phần đỉnh của tinh trùng.

Các nhà khoa học cho rằng, khi sử dụng kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, quá trình tiềm năng hóa của tinh trùng sẽ không diễn ra đầy đủ và đúng theo quy luật giống như môi trường tự nhiên. Vì tinh trùng và trứng là những hạt mầm ban đầu của sự sống, nên bất kì một sự thay đổi nào dù là nhỏ nhất cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống sau này của sinh vật.

Hoạt động thụ tinh trong ống nghiệm được sử dụng lần đầu tại Anh vào năm 1978. Từ thời điểm đó cho đến nay, đã có hơn 5 triệu trẻ em được sinh ra bằng kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm trên toàn thế giới.

Những thí nghiệm gần đây cho thấy, những con chuột được sinh ra bằng kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm sẽ xuất hiện hội chứng rối loạn chuyển hóa khi chúng lớn lên. Bên cạnh đó, một số con chuột đã xuất hiện tình trạng tiểu đường và béo phì kết hợp cũng như rối loạn chức năng nội tiết tố.

Một nghiên cứu trong năm 2015 của Trung tâm tim mạch của Thụy Sĩ ở Bern cũng phát hiện ra rằng, những trẻ em được sinh ra bằng công nghệ hỗ trợ sinh sản có sức khỏe tim mạch kém hơn so với các trẻ em bình thường. 

顶: 1踩: 1983