您的当前位置:首页 > Bóng đá > 8 dự án công nghệ vĩ đại đã làm thay đổi thế giới 正文

8 dự án công nghệ vĩ đại đã làm thay đổi thế giới

时间:2025-01-18 13:47:28 来源:网络整理 编辑:Bóng đá

核心提示

Dưới đây là danh sách 8 thành tựu công nghệ vĩ đại nhất lịch sử:Máy laser tia X electron tự do châu tennistennis、、

Dưới đây là danh sách 8 thành tựu công nghệ vĩ đại nhất lịch sử:

Máy laser tia X electron tự do châu Âu

Tuy chỉ mới ra mắt gần đây,ựáncôngnghệvĩđạiđãlàmthayđổithếgiớtennis chiếc máy có tên European XFEL đã được mệnh danh là máy laser tia X tạo ảnh mạnh nhất thế giới và chính thức được sử dụng cho mục đích thương mại ở Đức vào tháng 9 vừa qua. Với hình dạng một cỗ máy khổng lồ được đặt ngầm dưới lòng thành phố Hamburg ở độ sâu 125 feet (tức là khoảng 38 m), toàn bộ quá trình lắp đặt được thực hiện bên trong một đường hầm dài 3,4 km. Chiếc XFEL này có khả năng thu thập được những hình ảnh siêu nhỏ về các phản ứng sinh hóa đang diễn ra ngay cả trong đời thực.

Giáo sư Christian Bressler, một trong những nhà khoa học tham gia vào dự án này, chia sẻ rằng: "Chiếc máy này giúp ta thêm hiểu hơn về các bước căn bản tạo nên một phản ứng hóa học là như thế nào". Hẳn là nếu được tận mắt chứng kiến cỗ máy này, bạn sẽ phải thốt lên kinh ngạc vì mức độ vĩ đại của nó.

Đập thủy điện Tam Hiệp ở Trung Quốc

Tiêu tốn chi phí xây dựng khủng khiếp lên đến 37 tỷ USD (tương đương gần 840 nghìn tỷ đồng), đây có lẽ là dự án thủy điện lớn nhất thế giới, bằng chứng là công suất phát điện của nó gấp 11 lần đập thủy điện Hoover của Mỹ. Nằm trải dài 410 dặm (khoảng 660 km) cắt ngang con sông Dương Tử thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, con đập chính thức được đưa vào sử dụng vào năm 2003, khoảng 10 năm kể từ ngày khởi công. Năm ngoái, công suất của đập thủy điện này đạt con số khổng lồ 93,500 tỷ kWh, dù rằng nó vẫn thấp hơn một chút so với cột mốc kỷ lục gần 98,100 tỷ kWh từng được ghi nhận vào năm 2012.

Mặc dù đây quả thực là thành tựu của con người về khả năng thiết kế các công trình xây dựng quy mô lớn, nó cũng gây ra nhiều ý kiến trái chiều – một phần là bởi hơn 1 triệu cư dân sống quanh vùng đập thủy điện buộc phải di dời sang nơi ở mới do ảnh hưởng của dự án.

Chương trình thám hiểm vũ trụ Apollo

Tại thời điểm những năm 60 của thế kỷ trước, không có một thành tựu nào có khả năng biến tương lai thành sự thật bằng chương trình thám hiểm vũ trụ mang tên Apollo, với đỉnh cao là chiến tích đưa con người đặt chân lần đầu tiên lên Mặt Trăng vào ngày 20/07/1969. Tổng cộng trong giai đoạn từ năm 1969 đến năm 1972, đã có 6 lần con người đưa được tàu du hành Apollo hạ cánh lên bề mặt Mặt Trăng (điều đáng tiếc là tàu Apollo 13 đã không thể bay được vào quỹ đạo do vấn đề kỹ thuật).

Được coi như đỉnh cao thành tựu của nhân loại, thành công của chương trình thám hiểm này đã tạo tiền đề cho các chuyến du hành không gian những năm sau đó, và luôn là nguồn khích lệ to lớn cho hàng triệu dự án khám phá vũ trụ sẽ được triển khai trong tương lai.

Trạm vũ trụ quốc tế ISS

Một thành tựu khoa học vũ trụ khác không thể không nhắc đến, đó chính là sự xuất hiện của Trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Dưới sự hợp tác xây dựng của 14 quốc gia, trạm ISS chính thức được đưa vào quy đạo năm 1998, đánh dấu kỷ nguyên hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển khoa học thám hiểm không gian kể từ thời Chiến tranh lạnh.

Với chi phí thực hiện dự án lên đến 150 tỷ USD, nó trở thành công trình nhân tạo lớn nhất của nhân loại từng được đưa vào không gian, và thậm chí có thể dễ dàng quan sát được từ Trái Đất ngay cả bằng mắt thường. Quả là một thành tựu đáng nể.

Dự án CALO của Cục Phát triển Dự án Quốc phòng Cấp cao Hoa Kỳ (DARPA)

Được tài trợ bởi Cục Phát triển Dự án Quốc phòng Cấp cao Hoa Kỳ (DARPA), dự án CALO được ra đời vào năm 2003 và hoàn tất vào năm 2008, với sự tham gia của hơn 500 người. Tên dự án được viết tắt bởi cụm từ "Trợ lý nhận thức có khả năng tự học và tự sắp xếp". Mục tiêu của dự án nhằm ứng dụng nhiều khía cạnh khác nhau của trí thông minh nhân tạo, bao gồm việc phát triển trí tuệ máy móc, trình diễn kiến thức cũng như phân tích ngôn ngữ tự nhiên của con người, nhằm phát triển các công cụ phục vụ mục đích quân sự.

Vậy đâu là thành tựu nổi bật nhất của dự án này? Đó chính là sự xuất hiện của trợ lý ảo Siri trên điện thoại iPhone, lần đầu được giới thiệu vào năm 2011. Có lẽ chúng ta phải cảm ơn DARPA rất nhiều, bởi nhờ có phát minh mang tính đột phá này mà ta có thể thoải mái ngồi nói chuyện với máy tính mà vẫn có được thông tin mình cần một cách dễ dàng.

Dự án bản đồ gene người

Được khởi động từ năm 1990 đến 2003, Dự án bản đồ gene người là một dự án nghiên cứu khoa học quy mô lớn với mục đích thống kê và tổng hợp danh sách đầy đủ bộ gene con người, từ đó cho phép ta hiểu rõ được bản chất tự nhiên của quá trình hình thành cơ thể người. Nhờ có dự án này, ngày nay bất cứ ai cũng có thể can thiệp vào cách sắp xếp bộ gene của mình chỉ với chi phí vài nghìn USD – từ đó mở ra nhiều cơ hội cho những ngành mới như y học chủ động, với từng phác đồ điều trị riêng cho từng bệnh nhân một.

Máy gia tốc hạt Large Hardon Collider (LHC)

Được đặt ở độ sâu 300 feet (gần 91 m) phía dưới biên giới lãnh thổ giữa Thụy Sĩ và Pháp, Large Hardon Collider (LHC) được coi là chiếc máy gia tốc hạt lớn nhất và mạnh mẽ nhất thế giới. Với kinh phí xây dựng vào khoảng 9 tỷ USD, và chính thức được đưa vào hoạt động từ năm 2009, LHC có cấu tạo giống như một vòng cung chứa nam châm siêu dẫn với chu vi dài 27 km, được thiết kế với mục đích giải mã các bí ẩn đằng sau lĩnh vực vật lý năng lượng cao.

Cách thức hoạt động của cỗ máy này đó là trộn lẫn những hạt siêu nhỏ đến mức khó tin lại với nhau và quay với vận tốc vô cùng lớn nhằm kích ứng các điều kiện cần thiết giống với thời điểm vũ trụ ra đời khi xuất hiện vụ nổ Big Bang. Đối với các nhà vật lý học, cỗ máy này không khác gì một con quái thú xa lộ cả.

Dự án Manhattan

Đây có thể nói là thành tựu công nghệ mang tính bước ngoặt nhất đến sự phát triển của nhân loại, có sức ảnh hưởng hơn cả sự kiện con người lần đầu đặt chân lên Mặt Trăng hay sự ra đời của mạng Internet. Được Mỹ đầu tư phát triển trong giai đoạn 1942-1946, dự án nghiên cứu R&D quy mô lớn này tập trung vào việc đi đầu trong lĩnh vực vật lý hạt nhân và hóa học, nhằm mục đích chế tạo những quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới.

Thứ vũ khí hủy diệt này có công chấm dứt Thế chiến thứ 2, nhưng đồng thời đã tước đi sinh mạng của hàng trăm ngàn người dân vô tội, từ đó làm thay đổi mãi mãi bộ mặt cuộc chiến cũng như nền chính trị ngoại giao quốc tế sau này.

Theo GenK