Công nghệ

Facebook khóa 1 loạt tài khoản tình nghi trước cuộc bầu cử Mỹ

字号+ 作者:NEWS 来源:Kinh doanh 2025-01-21 07:22:22 我要评论(0)

Facebook vừa ra thông báo đã chặn 30 tài khoản Facebook và 85 tài khoản Instagram ngay trước cuộc bầkết quả tenniskết quả tennis、、

Facebook vừa ra thông báo đã chặn 30 tài khoản Facebook và 85 tài khoản Instagram ngay trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ.

Số lượng người dùng Facebook tiếp tục giảm

Nhiều nước Châu Á muốn đánh thuế Facebook,óaloạttàikhoảntìnhnghitrướccuộcbầucửMỹkết quả tennis Google

Xúc phạm thầy cô trên Facebook, 7 học sinh bị đuổi học

Lý do mà mạng xã hội này đưa ra là các tài khoản nói trên bị nghi ngờ có dính dáng tới những hoạt động cấu kết bất hợp pháp. Tin tức này được đưa ra chỉ vài giờ trước cuộc bầu cử Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ.

{ keywords}
Facebook đang rất cảnh giác với các hoạt động mang màu sắc chính trị trên môi trường mạng xã hội.

Facebook cho biết họ sẽ tiến hành điều tra và sớm công bố thông tin liên quan tới các tài khoản vừa bị chặn. Trước đó, Facebook không nói rõ số người chịu tác động cũng như những hành động mà các tài khoản này đã thực hiện. Tuy nhiên người ta nghi ngờ rằng chúng có những tác động tiêu cực về mặt chính trị liên quan đến cuộc bầu cử.

Với việc ngăn chặn một loạt tài khoản nói trên, Facebook đang cho thấy sự nghiêm túc của mình trong việc loại bỏ các hành động mang màu sắc chính trị trên không gian mạng của mình. Mạng xã hội này cũng đồng thời nhắc nhở người dân Mỹ và thế giới về những tác động không nhỏ của các hình thức phát tán thông tin trên môi trường mạng.

Tuấn Nghĩa (Theo TheVerge)

Amazon, Alphabet và Facebook bị Mỹ xem xét vi phạm luật chống độc quyền

Amazon, Alphabet và Facebook bị Mỹ xem xét vi phạm luật chống độc quyền

Sau EU, Mỹ vừa quyết định xem xét sự vi phạm luật chống độc quyền của Amazon, Facebook và Alphabet - công ty mẹ của Google.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
{keywords}Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói chuyện với cộng đồng doanh nghiệp tại một diễn đàn cuối năm 2020. Ảnh: Trọng Đạt

VNPT là công ty viễn thông lâu đời nhất tại Việt Nam nên đổi mới sẽ khó khăn nhất. Nhưng doanh nghiệp khác con người ở chỗ có thể tái sinh. Nếu VNPT có thể tái sinh thì sẽ trở thành công ty viễn thông trẻ nhất. Một doanh nghiệp chỉ có thể trường tồn khi có khả năng tái sinh. Bởi vậy, câu chuyện tái sinh của VNPT là câu chuyện có ý nghĩa sống còn. VNPT đang trên con đường tái sinh mình. Nhưng các đồng chí cần nhận thức đây là sự tái sinh, không chỉ là tái cấu trúc. Trong sự tái sinh này, mô hình tổ chức chỉ là công cụ, nó thay đổi theo thời gian, theo hoàn cảnh, có thể hôm qua đúng nhưng hôm nay cần làm ngược lại.

Sứ mệnh của một doanh nghiệp

Doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải có lợi nhuận. Lợi nhuận là phép đo hiệu quả. Nhưng sau lợi nhuận sẽ là gì? Sau lợi nhuận là sứ mệnh. Sứ mệnh trước dân tộc mình. Sứ mệnh góp phần giúp Việt Nam hùng cường thịnh vượng. Sứ mệnh tạo hạ tầng số, nền tảng số cho chuyển đổi số. Sứ mệnh đầu tư hạ tầng trước để Việt Nam bứt phá vươn lên. Một doanh nghiệp lớn cần một sứ mệnh lớn. Sứ mệnh của doanh nghiệp luôn phải gắn với sứ mệnh quốc gia. Chỉ có thế doanh nghiệp mới bền vững lâu dài.

Chuyển đổi doanh nghiệp viễn thông thành doanh nghiệp công nghệ số

Công nghệ viễn thông chuyển thành CNTT, rồi CNTT chuyển thành công nghệ số. 3 là 1. Chứ không phải 3 là 3. Hạ tầng, nền tảng, con người, dịch vụ phải chuyển dịch theo hướng số. Vẫn là một công ty, chứ không phải 3 công ty độc lập - một viễn thông, một CNTT và một công nghệ số. Việc tổ chức lại VNPT là sự chuyển đổi cả tập đoàn thành tập đoàn công nghệ số. Cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ CNTT và dịch vụ số trên cùng một hạ tầng, cùng một nền tảng, cùng một nguồn nhân lực. Dịch vụ số sẽ thay thế các dịch vụ viễn thông và CNTT. Dùng ca-nô 1.000 người công nghệ số để kéo cả con tầu 40.000 con người viễn thông là không thể. 40.000 người viễn thông phải chuyển dịch thành 40.000 người CNTT, và cũng 40.000 con người đó phải chuyển dịch thành người công nghệ số. Đó là logic đúng.

Chuyển đổi số doanh nghiệp viễn thông

VNPT muốn tạo hạ tầng cho chuyển đổi số (CĐS) quốc gia, muốn tham gia dẫn dắt CĐS quốc gia thì đầu tiên, VNPT phải CĐS cho chính mình trước. Khó nhất của CĐS là thay đổi mô hình quản lý, mô hình kinh doanh, thay đổi tổ chức, con người và qui trình, sáng tạo dịch vụ mới trên nền tảng số - là các dịch vụ ngoài viễn thông. Tức là một sự thay đổi toàn diện (Transform). Sự thay đổi toàn diện này dựa trên công nghệ số. Những công nghệ số hàng đầu phải kể đến là Cloud, Big Data, IoT, AI. Thuận lợi lớn nhất để thay đổi toàn diện với tư cách là một công ty lớn là, VNPT đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất - giai đoạn “vật cùng tắc biến”. Thường thì đã thành công, đã lên đỉnh vinh quang thì rất khó thành công tiếp. Nhưng VNPT đã đi qua một vòng Thăng, Trầm. Và bây giờ là một vòng quay mới, lòng người đồng thuận, đó là Nhân hoà. Cái may mắn của VNPT là vòng quay mới này được hỗ trợ bởi một cuộc cách mạng công nghiệp mới, bởi các công nghệ mới mang tính đột phá, đó là Thiên thời. Viễn thông đã có một mảnh đất mới là hạ tầng của nền kinh tế số, đó là Địa lợi. Như vậy là Thiên thời, Địa lợi, Nhân hoà. Không có lý do gì để VNPT không CĐS thành công. Nếu không thành công thì chỉ là do Chủ tịch Phạm Đức Long thôi!

Công nghệ giúp con người đứng cao hơn

Khó nhất của CĐS là chuyển đổi con người. Khó nhất và lâu nhất là đào tạo nhân lực, nhất là khi tổ chức có hàng vạn người. Khó nhất là có được một nguồn nhân lực tương đối đồng đều. Nhưng công nghệ sinh ra là để con người đứng trên vai nó. Nếu chúng ta đưa sự xuất sắc của mô hình quản trị, mô hình kinh doanh, của qui trình, của công nghệ vào trong phần mềm, vào trong nền tảng, và đưa nhân viên của mình làm việc trên nền tảng đó, thì tức là chính nền tảng sẽ hướng dẫn nhân viên làm việc, hỗ trợ nhân viên làm việc, nâng tầm họ lên, mức tối thiểu của mỗi nhân viên sẽ là mức của nền tảng. Sẽ không cần nhiều công sức đào tạo như trước đây nữa. Lãnh đạo các tổ chức, các doanh nghiệp nếu có niềm tin này thì mới dám, mới có thể CĐS nhanh tổ chức của mình.

Đầu tư vào hạ tầng viễn thông thế hệ mới

Hạ tầng viễn thông Việt Nam đã từng ở top 50, nay tụt xuống top 100. Viễn thông đáng nhẽ phải đi trước, nhưng nay hạ tầng viễn thông lại xếp hạng sau kinh tế đất nước. Sau khi tập trung đầu tư mạnh cho hạ tầng, các doanh nghiệp đã dừng lại khai thác, tập trung vào cạnh tranh về giá, mà quên rằng, viễn thông là một ngành nếu dừng đầu tư là chết, vì công nghệ viễn thông, nhu cầu viễn thông liên tục thay đổi, với tốc độ nhanh nhất trong các ngành. Chúng ta đã có 2 giai đoạn đầu tư mạnh là những năm 1990, 2000, sau đó chững lại vào 2010. 2020 phải là một chu kỳ mới cho đầu tư hạ tầng viễn thông, hạ tầng số, để tạo tiền đề cho CĐS. Doanh nghiệp viễn thông nói chung, VNPT nói riêng, đã đến lúc phải nhận lấy trách nhiệm trước đất nước để tạo ra một hạ tầng mới, hạ tầng viễn thông thế hệ mới, gọi là hạ tầng số. Hạ tầng này cần được đầu tư trước, ít nhất đưa Việt Nam vào top 50 về hạ tầng số, tạo tiền đề thúc đẩy CĐS quốc gia. Lịch sử ngành viễn thông đã chỉ ra, đầu tư mạnh vào hạ tầng viễn thông để dẫn dắt sự phát triển thì chỉ làm cho doanh nghiệp phát triển mạnh hơn, lợi nhuận lớn hơn. Các doanh nghiệp viễn thông tụt lại phía sau đều là các doanh nghiệp không đầu tư mạnh cho hạ tầng, nhất là hạ tầng công nghệ mới.

Đổi mới viễn thông lần 2

Lần thứ nhất cách đây hơn 30 năm, là chuyển đổi thiết bị viễn thông từ thế hệ analog sang thế hệ số. Sau 30 năm, chúng ta đã giải quyết xong bài toán thông tin liên lạc cho toàn dân. Lần thứ hai này là chuyển đổi hạ tầng viễn thông thành hạ tầng của nền kinh tế số. Thành nền tảng của kinh tế số. Một vài nền tảng có thể kể tên là: Nền tảng định danh số, nền tảng thanh toán số dựa trên Mobile. Đây là hai nền tảng căn bản nhất, đầu tiên nhất của kinh tế số, nhưng chỉ có nhà mạng mới có thể làm nhanh nhất, phổ cập nhất. Có thể coi đổi mới lần 2 này là sự chuyển dịch qui mô lớn nhất, thay đổi bản chất của ngành viễn thông, mở ra không gian mới vô cùng to lớn cho ngành viễn thông, lớn hơn rất nhiều lần không gian thông tin liên lạc. Ý nghĩa của ngành viễn thông đối với sự phát triển kinh tế của đất nước cũng vì thế mà lớn hơn rất nhiều. Cơ hội cũng lớn hơn rất nhiều. Thị trường cũng lớn hơn rất nhiều. Trách nhiệm cũng lớn hơn rất nhiều. Ngành viễn thông đảm nhận một sứ mệnh mới: Là hạ tầng, là nền tảng của một nền kinh tế Việt Nam hùng cường thịnh vượng. Những bài học của cuộc đổi mới lần một sẽ vẫn còn đúng cho lần hai này, đó là: Hạ tầng phải đi trước và đi nhanh, công nghệ phải hiện đại, đi trong nhóm đầu của thế giới, quyết sách sáng suốt có tầm nhìn xa, huy động mọi nguồn lực của thị trường, điều hành quyết liệt, qua thử thách này mà hình thành một thế hệ cán bộ giỏi cho đất nước.

Không gian mới và thị trường của doanh nghiệp viễn thông thế hệ mới

Không gian mới là Cloud; là nền tảng của kinh tế số, như định danh số, thanh toán điện tử, ...; là nền tảng cung cấp phần mềm, công nghệ như dịch vụ: AI, IoT, phân tích dữ liệu, Blockchain, An ninh mạng; là các nền tảng CĐS ngành; là tư vấn các doanh nghiệp khác CĐS. Thị trường chính của các doanh nghiệp viễn thông thế hệ mới là kinh tế số, là xã hội số. Thị trường chính phủ số là quan trọng nhưng không phải thị trường chính. Nó quan trọng ở chỗ, giúp chính phủ đi đầu về CĐS là kéo theo cả đoàn tầu quốc gia CĐS. Đoàn tầu mới là thị trường lớn chứ không phải đầu tầu.

Tất cả là dịch vụ

Nhà mạng viễn thông có nghề cung cấp công nghệ như dịch vụ lâu đời nhất trong số các công ty công nghệ. Nhà mạng cũng là công ty công nghệ có kênh bán rộng khắp nhất, tới tận thôn bản, cũng là công ty công nghệ có nhiều nhân lực bán hàng và chăm sóc khách hàng nhất. Hãy tận dụng kinh nghiệm này, thế mạnh này để cung cấp cấp các giải pháp công nghệ số, các sản phẩm công nghệ số như là dịch vụ. Sẽ không ai có thể làm tốt hơn nhà mạng. Muốn thế, mạng lưới, tổ chức, con người của nhà mạng phải On-Demand, tức là phải được phân bổ linh hoạt theo yêu cầu. Mạng lưới phải được ảo hoá, phải dựa trên nền tảng Cloud, phải thông minh hoá và tự động hoá, để có thể trở thành nền tảng của nền tảng.

Trách nhiệm của doanh nghiệp nền tảng

Doanh nghiệp viễn thông là một doanh nghiệp nền tảng, tức là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho hàng chục triệu người. Doanh thu lớn, lợi nhuận lớn, vậy thì trách nhiệm phải rất lớn. Không thể vẫn để sim rác, tin nhắn rác, cuộc gọi rác, thư điện tử rác. Không thể để các nền tảng khác chạy trên nền tảng của nhà mạng vi phạm pháp luật Việt Nam. Không chỉ ảnh hưởng đến an toàn, an ninh quốc gia mà còn là phiền nhiễu đến người dân. Nhà mạng có làm được không? Hoàn toàn làm được. Và nếu không làm thì chủ tịch, TGĐ doanh nghiệp sẽ bị kỷ luật. Quản lý nhà nước với nhà mạng sẽ không thể lỏng tay nữa. Nhưng tôi kêu gọi trách nhiệm của các doanh nghiệp nền tảng, trách nhiệm cá nhân của các chủ tịch, TGĐ các doanh nghiệp nền tảng.

Đi ra nước ngoài

Một quốc gia muốn vào top 30-50 thế giới thì phải đi ra thế giới, chinh phục thế giới, có đóng góp cho sự phát triển của thế giới, dẫn dắt khu vực và thế giới ở một số lĩnh vực. Và sự thật cho thấy, chỉ những quốc gia đi ra thế giới thì mới trở thành nước phát triển. Việt Nam xác định ngành ICT (Điện tử-Viễn thông-Công nghệ thông tin), ngành công nghệ số là mũi nhọn để đưa nước ta hùng cường thịnh vượng, thì các doanh nghiệp trong ngành không chỉ cạnh tranh trong nước, mà còn phải từ cái nôi Việt Nam đi ra nước ngoài và trở thành doanh nghiệp toàn cầu. VNPT chỉ có thể phát triển bền vững nếu có khả năng cạnh tranh toàn cầu.

Thực hiện các định hướng mới của Bộ TT&TT, tôi đề nghị VNPT các nội dung sau

1)- Bám sát định hướng mới của Bộ TT&TT. VNPT cần nghiên cứu, bám sát các định hướng mới của Bộ TT&TT để thay đổi cho phù hợp, và phải trở thành một trong các nhân tố chính, tích cực nhất để hiện thực hoá các định hướng này. Nó không chỉ lợi ích cho ngành, cho đất nước, mà đầu tiên nó mang lại lợi ích lớn cho chính các đồng chí, vì đó chính là những xu hướng của ngành mà ai nhìn ra trước, làm trước và làm nhanh thì người đó sẽ thành công.

2)- Nhanh chóng chuyển đổi hạ tầng viễn thông thành hạ tầng số. Bao gồm hạ tầng viễn thông băng rộng, phủ sóng 5G, mỗi người một máy điện thoại thông minh, mỗi hộ gia đình một đường Internet cáp quang. Đầu tư hạ tầng Cloud. Phát triển các nền tảng (Platforms) về phần mềm, về IoT, AI, Big data, Blockchain và An ninh mạng, để cung cấp như một dịch vụ. Phát triển các nền tảng của kinh tế số: Định danh số, thanh toán điện tử, ...

3)- Phát triển các nển tảng phục vụ CĐS quốc gia. Cách nhanh nhất để đẩy nhanh CĐS là các nền tảng, nhất là các nền tảng cho từng ngành, từng lĩnh vực, như y tế, giáo dục, nông nghiệp, du lịch, điện lực, giao thông, ... VNPT và các doanh nghiệp viễn thông có nhiều thuận lợi để phát triển các nền tảng này.

4)- Đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất (NCSX) thiết bị viễn thông. Mục tiêu của Việt Nam chúng ta là làm chủ việc nghiên cứu, thiết kế và sản xuất thiết bị hạ tầng viễn thông. Ra nhập nhóm 5 quốc gia sản xuất hầu hết thiết bị viễn thông. VNPT phải là doanh nghiệp tích cực trong định hướng này. Việc thành lập tổng công ty VNPT Technology hoạch toán độc lập để tập trung vào NCSX thiết bị là hướng đi đúng. Rộng hơn, VNPT Technology phải trở thành doanh nghiệp NCSX thiết bị điện tử viễn thông nói chung, như IoT, thiết bị y tế, thiết bị đầu cuối, ... Nhưng NCSX là cho thị trường ngoài VNPT, tỷ lệ ít nhất là trên 50%, chứ không phải để bán nội bộ. Rộng hơn nữa, VNPT phải làm chủ công nghệ xây dựng các nền tảng CĐS, các nền tảng của kinh tế số. Make In Vietnam phải là tự hào Việt Nam.

5)- Cạnh tranh và hợp tác. VNPT sẽ chỉ bền vững khi đi đều 2 chân này. Cạnh tranh để nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm giá thành. Cạnh tranh để phải liên tục đi tìm không gian sinh tồn mới. Hợp tác để dùng chung hạ tầng. Hợp tác để các doanh nghiệp nhỏ có thể cung cấp dịch vụ mới trên hạ tầng của nhà mạng. Trong thời đại công nghệ số và CĐS, sẽ là vô vàn dịch vụ mới rất sáng tạo, không chỉ hàng trăm ngàn doanh nghiệp mà còn là hàng triệu người dân có thể sáng tạo ra, nhưng không thể tiếp cận khách hàng nếu không thông qua nhà mạng. Sự sáng tạo lớn nhất của VNPT có thể lại chính là không sáng tạo, mà là trở thành nền tảng để hàng triệu sự sáng tạo có thể đến với khách hàng. Cung cấp Open API là yêu cầu mới đối với VNPT và mọi nhà mạng.

6)- Một ban lãnh đạo đoàn kết và một người lãnh đạo hạt nhân xuất sắc, có sứ mệnh lớn lao, có khát vọng, có tầm nhìn đúng, dám đặt mục tiêu cao, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có cách tiếp cận độc đáo, đột phá và khả thi, luôn mang trong mình tinh thần việc 5 năm làm trong 1 năm sẽ là yếu tố quan trọng đầu tiên quyết định sự tái sinh thành công và bứt phá vươn lên của VNPT. Lựa chọn đúng lãnh đạo VNPT sẽ luôn là yếu tố quyết định. Khởi tạo một vòng quay mới, sứ mệnh mới, công nghệ mới, với các định hướng mới, mở không gian mới, nhận về mình những trách nhiệm mới, tôi và lãnh đạo Bộ TT&TT tin tưởng các đồng chí sẽ thành công trong sự dấn thân mới này. Và đây cũng là những nhiệm vụ mà Bộ, mà Ngành, mà Đất nước giao cho các đồng chí. 

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng

Chuyển đổi số và kinh tế số

Chuyển đổi số và kinh tế số

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số và kinh tế số được nhắc đến nhiều lần trong các văn kiện Đại hội XIII của Đảng. VietNamNet xin giới thiệu bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại Đại hội.

 

" alt="Doanh nghiệp còn phải mang sứ mệnh giúp quốc gia" width="90" height="59"/>

Doanh nghiệp còn phải mang sứ mệnh giúp quốc gia

Kim luồn - bệnh nhân ở Hà Nội phải mua ngoài do bệnh viện thiếu vật tư y tế.

Một số địa phương giao cho các đơn vị chủ động tự đấu thầu, thay vì đấu thầu tập trung như trước, nhưng các đơn vị vẫn tỏ ra lúng túng hoặc e ngại trong tổ chức thực hiện. Một số doanh nghiệp, nhà cung cấp cũng e ngại trong việc cung ứng hàng hóa cho các đơn vị công do liên quan đến giá chưa hợp lý, thủ tục đấu thầu, thủ tục thanh toán phức tạp, khó khăn.

Cũng theo Bộ này, nguyên nhân thứ 2 là do mua sắm trong lĩnh vực y tế có lúc, có nơi xuất phát từ nhu cầu bị động, phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như tình hình dịch bệnh, mô hình bệnh tật. Đặc biệt, trong các năm 2020-2021 là hai năm chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, nhiều gói thầu phải mua theo hình thức chỉ định thầu rút gọn, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp khẩn cấp để phục vụ cho nhu cầu chống dịch. Vì ảnh hưởng của đại dịch, nguồn nguyên liệu sản xuất, hàng hóa khan hiếm, giá cả hàng hóa nhiều biến động. Vì vậy, việc mua sắm thuốc, vật tư y tế, hóa chất, các sinh phẩm cho phòng, chống dịch bệnh và khám, chữa bệnh càng trở nên khó khăn hơn.

Nguyên nhân thứ 3, theo Bộ Y tế, việc hiểu và thực hiện Nghị định số 60 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập về thẩm quyền quyết định mua sắm từ các nguồn thu của đơn vị sự nghiệp công lập được giao tự chủ về tài chính chưa thống nhất. Điều này dẫn đến việc đấu thầu, mua sắm của các đơn vị sự nghiệp công lập bị chững lại, chưa tổ chức thực hiện việc đấu thầu lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản, hàng hoá, dịch vụ kể từ khi Nghị định này có hiệu lực.

Đồng thời, tình trạng hết hạn số đăng ký của một số loại thuốc dẫn tới chậm thầu so với dự kiến đề ra. 

Bên cạnh đó, hiện trạng này cũng do một số khó khăn, chậm có kết quả đấu thầu tập trung Quốc gia, đàm phán giá một số thuốc thuốc mua sắm tập trung quốc gia, dẫn tới các cơ sở phải thực hiện hình thức mua sắm tại cơ sở và không chủ động được thời gian, số lượng mua sắm. 

Cũng trong thông báo mới nhất này, Bộ Y tế đã chia sẻ về các giải pháp đã thực hiện. Cụ thể, Bộ Y tế đã đã ban hành văn bản ngày 30/3/2022 với nội dung tăng cường năng lực, hiệu quả, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong công tác mua sắm, đấu thầu tại các đơn vị thuộc và trực thuộc, Bộ Y tế. 

Ngày 29/4, trước nguy cơ thiếu thuốc và vật tư y tế, Bộ này cũng đã ban hành công văn đôn đốc mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư y tế đáp ứng việc khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Theo đó, các đơn vị, địa phương được yêu cầu thực hiện mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư y tế để cung ứng đầy đủ, kịp thời, đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.

Tiếp theo đó, ngày 2/6, Cục Quản lý Dược cũng ban hành công văn công bố đợt 1 danh mục thuốc, nguyên liệu làm thuốc được gia hạn hiệu lực. 

Trong thông báo mới nhất này, Bộ Y tế cũng kiến nghị thủ trưởng các đơn vị phải có trách nhiệm thực hiện đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế theo thẩm quyền và theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo có đủ thuốc, vật tư, trang thiết bị phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh.

Đồng thời, Bộ này đề nghị lãnh đạo chính quyền các cấp tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các đơn vị sự nghiệp thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn. Có biện pháp cụ thể để giao cho thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, hoá chất và vật tư y tế phục vụ cho công tác khám bệnh, chữa bệnh và phòng, chống bệnh dịch.

Ngọc Trang

Thiếu thuốc, vật tư y tế: Người mỏi mòn chờ mổ, người đi mua từng kim tiêm, gói băng gạcTình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế … đang xảy ra tại một số bệnh viện trên cả nước. Điều này gây không ít khó khăn cho người bệnh." alt="Bộ Y tế: Thiếu thuốc, vật tư y tế là do tâm lý ‘sợ sai, không dám làm’" width="90" height="59"/>

Bộ Y tế: Thiếu thuốc, vật tư y tế là do tâm lý ‘sợ sai, không dám làm’

sieu xe bi nguoi ngoai soi.jpg

Theo một số chủ sở hữu những chiếc siêu xe Ferrari, Lamborghini, McLaren hay Porsche cho biết khi lái những chiếc siêu xe này, thứ mà họ nhận được đó là sự thỏa mãn niềm đam mê tốc độ, một trải nghiệm khác biệt so với số đông còn lại và những ánh mắt trầm trồ, ngưỡng mộ dành cho chủ nhân của chiếc xe.

Nhưng đánh đổi lại những điều kể trên, việc sở hữu và lái siêu xe cũng sẽ khiến chủ xe phải đối mặt với nhiều vấn đề.

Ra vào khó khăn

Những chiếc siêu xe thường có vị trí ghế ngồi khá thấp, ghế ngồi thường là dạng liền khối hoặc chuyên biệt với khả năng ôm sát người ngồi, chưa kể một số chủ xe còn nâng cấp các bộ khung chống lật.

ra vao sieu xe kho khan.jpg

Chính những điều này khiến cho bất kỳ ai ngồi lên siêu xe và muốn nhấc mình lên khỏi ghế để bước ra ngoài cũng sẽ khó khăn hơn.

Kích thước cửa xe lớn

Ngoại trừ những chiếc siêu xe có thiết kế kiểu mở cửa cắt kéo, việc mở cửa của những chiếc siêu xe còn lại thường gặp khó khăn khi có các xe khác đỗ ở bên cạnh.

Siêu xe khó mở cửa khi đỗ ở không gian chat hep.jpg

Điều này là do siêu xe thường chỉ là dòng xe được thiết kế 2 cửa nên kích thước cửa xe thường dài hơn so với những chiếc xe phổ thông khiến chủ xe sẽ cảm thấy không hề dễ dàng khi mở cửa tại những không gian hạn chế như bãi đậu xe ở trung tâm thành phố hay siêu thị.

Quyền riêng tư bị xâm phạm

Những chiếc siêu xe luôn thu hút mọi ánh nhìn của người xung quanh, họ có thể chụp lại ảnh xe dù xe đang dừng ở bên đường hay đang lăn bánh.

nguoi xem sieu xe.jpg

Chủ nhân của những chiếc siêu xe đó hoàn toàn có thể không biết về những gì đang xảy ra nhưng nếu một ngày đẹp trời nào đó, chẳng may chiếc xe siêu đó gặp vấn đề như va chạm giao thông hay chạy vượt tốc độ, thậm chí là chuyện đời tư cũng có thể được đăng tải tràn lan trên các nền  tảng mạng xã hội hoặc truyền thông.

Bị người khác đặt câu hỏi về nguồn tiền mua xe  

Những chiếc siêu xe thường có giá khá đắt đỏ và khi ai đó mua một chiếc siêu xe cao cấp, chắn chắn sẽ không tránh khỏi được sự bàn tán xôn xao của cộng đồng.

mua sieu xe cung kho.jpg

Họ sẽ đặt ra nghi vấn về nguồn tiền mà người đó mua xe, đó là tiền mà bạn kiếm được hay thừa hưởng từ gia đình,... sẽ có rất nhiều câu hỏi mà những người xung quanh kỳ vọng chủ nhân của những chiếc siêu xe trả lời câu hỏi của họ.

Chi phí bảo trì và sửa chữa cực kỳ cao

Chi phí bảo trì và sửa chữa đối với một chiếc siêu xe luôn đòi hỏi những quy trình nghiêm ngặt và linh kiện đắt đỏ như cách họ mua siêu xe. Đôi khi chi phí còn cao gấp 10 lần so với một chiếc xe cao cấp.

sua chua sieu xe.jpg

Chỉ tính riêng chi phí thuê xe cứu hộ siêu xe cũng đã mất tới cả chục triệu đồng. Hầu hết các trung tâm sửa chữa sẽ đưa ra chi phí cho mỗi lần bảo dưỡng từ vài chục cho đến cả trăm triệu đồng. Nếu gặp nạn, tùy từng mức độ va chạm, số tiền để khắc phục sẽ vào khoảng tiền tỷ, thậm chí còn ngang với giá trị của một chiếc xe hạng sang.

Uống xăng như nước

Ngoài trừ một số dòng siêu xe đời mới được trang bị công nghệ hybrid như Ferrari 296 GTB hay McLaren Artura hay Porsche 918 Spyder, còn lại hầu hết các siêu xe đều sử dụng những cỗ máy dung tích lớn để đạt hiệu suất cao. Vì vậy, chúng đều có mức tiêu thụ nhiên liệu không mấy ấn tượng, thường rất tốn kém, đặc biệt nếu đi trong phố.  

mclaren gt.jpg

Nhiều người nói có tiền mua siêu xe thì lo gì xe tốn xăng. Tuy nhiên, thực tế thì việc có một chiếc xe mạnh mẽ mà vẫn tiết kiệm được nhiên liệu là mong muốn của bất kỳ ai và người giàu họ cũng không phải là ngoại lệ.

Tầm quan sát xung quanh kém

Mặc dù siêu xe thường được trang bị những tấm kính chắn gió lớn nhưng vị trí ngồi quá thấp so và gần như sát với mặt đường khiến tầm nhìn phía trước của lái xe hầu như khó có thể đạt được sự tối ưu.

tam quan sat kem khi lai sieu xe.jpg

Bên cạnh đó tầm nhìn hai bên và phía sau sẽ luôn là thách thức với hầu hết những siêu xe có động cơ đặt giữa. Ngoài ra, do xe có trọng tâm rất thấp và khoảng sáng gầm xe nhỏ nên người lái có thể sẽ gặp những vấn đề nghiêm trọng nếu đang chạy nhanh mà gặp phải gờ cao hay những ổ gà bất ngờ xuất hiện.

Đó là những vấn đề mà chủ siêu xe có thể gặp phải. Còn bạn nghĩ sao về vấn đề này. Hãy chia sẻ bài viết cảm nhận, hình ảnh về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Loạt siêu xe về Việt Nam năm 2023: Đại gia Minh nhựa mua chiếc đắt nhất

Loạt siêu xe về Việt Nam năm 2023: Đại gia Minh nhựa mua chiếc đắt nhất

Nhiều mẫu siêu xe lần đầu về Việt Nam trong năm 2023 với giá bán đắt đỏ, trong đó đắt nhất là siêu xe giá 143 tỷ đồng của đại gia Phạm Trần Nhật Minh." alt="Lái siêu xe có thú vị như bạn nghĩ?" width="90" height="59"/>

Lái siêu xe có thú vị như bạn nghĩ?