搜索

Cách Nhật kiểm soát thực phẩm nhập khẩu khiến Mỹ phải học tập

发表于 2025-01-18 14:38:07 来源:NEWS
{ keywords}
Ảnh: NY Times

Khiến Mỹ khâm phục

Khi Mỹ ngày càng lo lắng về sự an toàn của các sản phẩm Trung Quốc,áchNhậtkiểmsoátthựcphẩmnhậpkhẩukhiếnMỹphảihọctậxếp hạng bóng đá đức Washington bắt đầu tìm kiếm giải pháp ở Nhật.

Nhật đã phát triển những biện pháp nghiêm ngặt nhằm đảm bảo chất lượng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, đặc biệt là thực phẩm. Tuy nhiên, sáng kiến mà Mỹ chú ý nhiều nhất đó là hệ thống mà Nhật lập ra để sàng lọc các nhà sản xuất Trung Quốc từ trước khi họ chuyển hàng tới nước này.

Theo NY Times, một báo cáo của Uỷ ban Thương mại và Năng lượng Hạ viện đã đề cập tới hệ thống mà Nhật dùng để giám sát rau bina và các sản phẩm xuất khẩu khác của Trung Quốc như một mô hình dành cho các nhà nhập khẩu ở Mỹ. 

Trước đó, một nhóm công tác của Nhà Trắng cũng đưa ra báo cáo riêng sau chuyến thăm Tokyo và thậm chí, các quan chức Trung Quốc cũng thúc giục Mỹ thông qua biện pháp của Nhật.

Viện dẫn Cơ quan Dược phẩm và Thực phẩm (FDA), báo cáo của Hạ viện mô tả mô hình của Nhật là thực tế nhất để bảo vệ người tiêu dùng Mỹ. “Hệ thống quản lý thực phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc của Nhật dường như kiểm soát tốt hơn những gì FDA hiện đang sử dụng”, báo cáo kết luận.

Đi trước các nước 5 năm

Hệ thống quản lý thực phẩm nhập khẩu trên được Nhật xây dựng sau khi nước này phải đối mặt với các vấn đề an toàn từ sản phẩm Trung Quốc.

Năm 2002, Nhật phát hiện mức độ thuốc trừ sâu cao trong rau bina đông lạnh của Trung Quốc. Cùng thời điểm đó, Mỹ cũng ngày càng quan tâm hơn tới vấn đề an toàn, đặc biệt là khi đồ chơi bị nhiễm chì và thực phẩm cho vật nuôi có hoá chất độc hại do Trung Quốc sản xuất bị thu hồi.

“Nhật đi trước phần còn lại của thế giới 5 năm liền trong việc đương đầu với các vấn đề chất lượng từ Trung Quốc”, Tatsuya Kakita, tác giả một số cuốn sách về an toàn thực phẩm cho hay. “Thế giới có thể học tập Nhật”.

Nhật, mua nhiều thực phẩm từ Trung Quốc hơn Mỹ, cho tới giờ mới chỉ tập trung nhiều cho an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, theo một số quan chức Mỹ, Nhật và các chuyên gia an toàn, các biện pháp kiểm soát của Nhật cũng áp dụng được với các mặt hàng Trung Quốc xuất sang Mỹ. Theo đó, ngoài hải sản và rau củ đã chế biến, các biện pháp kiểm soát an toàn cũng có thể áp dụng với thuốc men, đồ chơi và sơn.

Chuyện giới chức Mỹ ca ngợi Nhật kiểm soát hàng nhập khẩu là cực hiếm. Washington thường chỉ trích các quy định của Tokyo là hà khắc, đặc biệt khi nó được áp dụng với hàng hoá Mỹ. Thực tế, một trong những tranh chấp thương mại từng xảy ra giữa hai nước có liên quan tới việc Nhật hạn chế nhập bò Mỹ sau khi phát hiện một trường hợp bò điên ở Mỹ năm 2003.

An toàn thực phẩm là một vấn đề đặc biệt tế nhị ở Nhật khi nước này nhập khẩu tới 60% nguồn cung thực phẩm cho người dân. Sau khi bê bối rau bina Trung Quốc bùng lên, Nhật đã đẩy mạnh việc kiểm tra ngẫu nhiên mọi thực phẩm nhập khẩu. Bộ Y tế Nhật cho biết, các phòng thí nghiệm tư nhân đã kiểm tra khoảng 10% các lô hàng thực phẩm nhập vào nước này.

Đối lập với Nhật, Mỹ - nhập khẩu khoảng 10% nhu cầu thực phẩm, chỉ kiểm tra chưa đầy 1% số thực phẩm nhập khẩu, báo cáo của Nhà Trắng cho hay.

Nhiều kiểm tra nghiêm ngặt được tiến hành ở hai trung tâm quốc gia của Nhật. Ví dụ, tại trung tâm ở cảng Yokohama, chỉ trong một buổi sáng, các nhân viên phòng thí nghiệm đã kiểm tra hơn 100 mẫu, gồm chanh, măng tây, thịt… để xem có kháng sinh và các hoá chất bị cấm hay không.

“Chúng tôi ở tiền tuyến của việc bảo vệ người tiêu dùng”, Yukihiro Shiomi, một thanh tra tại trung tâm này nói.

Bộ Y tế Nhật cho hay, khi thử nghiệm 203.001 mẫu thì có tới 1.515 mẫu vi phạm các tiêu chuẩn của nước này. Trong đó, 1/3 số mẫu vi phạm tới từ Trung Quốc – nước cung cấp 15% số thực phẩm nhập khẩu của nước này.

Loại bỏ nhà sản xuất vô lương tâm 

Năm 2006, Nhật đưa ra hệ thống kiểm tra dành riêng cho rau bina. Hệ thống này sau đó đã thành công tới mức nó đã loại trừ được toàn bộ các vấn đề về chất lượng và khiến Tokyo lập kế hoạch mở rộng sang các loại thực phẩm nhập khẩu khác, Kazuhiko Tsurumi, một quan chức phụ trách cơ quan an toàn thực phẩm nhập khẩu thời điểm đó cho hay.

“Bài học thành công của chúng tôi là kiểm soát trực tiếp các nhà sản xuất. Đó là cách tốt nhất để kiểm soát chất lượng”.

Theo hệ thống trên, một số công ty Trung Quốc nhận được giấy phép của Nhật, để họ được xuất hàng tới nước này với điều kiện duy trì được các tiêu chuẩn của Nhật. Vào thời điểm năm 2007, có khoảng 45 công ty Trung Quốc được cấp phép trồng rau bina để bán ở Nhật.

Các công ty Trung Quốc phải trồng rau trên chính đất của họ, chứ không được phép mua của các công ty khác. Điều này giúp làm giảm nguy cơ thuốc trừ sâu độc hại trong lô hàng, các quan chức Nhật cho hay.

Giới chức Nhật cũng nhận thấy hệ thống kiểm soát trên đã giới hạn cạnh tranh, vì thế đã cho phép các công ty Trung Quốc bán hàng với giá cao hơn. Sáng kiến này cũng giúp các công ty Trung Quốc tuân thủ nghiêm các tiêu chuẩn của Nhật, nếu không sẽ bị mất giấy phép.

Tokyo cũng yêu cầu các nhà nhập khẩu Nhật phải xét nghiệm từng lô hàng xem có thuốc trừ sâu bị cấm hay các hoá chất khác không. Việc làm xét nghiệm bắt buộc khiến mỗi lô hàng phải gánh thêm chi phí là 160USD, Bộ Y tế Nhật cho hay.

Theo Nhật, việc kiểm soát như vậy giúp giải quyết một thách thức lớn trong việc nhập khẩu thực phẩm từ Trung Quốc, là loại bỏ các nhà sản xuất vô lương tâm mà không làm tổn thương các công ty Trung Quốc khác.

Hoài Linh

Bài học Nhật giải quyết tình trạng thiếu lao động vì dân số già

Bài học Nhật giải quyết tình trạng thiếu lao động vì dân số già

Là nước có dân số già lại phải đối mặt với lực lượng lao động thiếu hụt, chính phủ Nhật đã đầu tư lớn giúp đỡ những người trên 60 tuổi đang thất nghiệp quay trở lại làm việc.

随机为您推荐
友情链接
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by Cách Nhật kiểm soát thực phẩm nhập khẩu khiến Mỹ phải học tập,NEWS   sitemap

回顶部