Hôm nay,ủtụchànhchínhvềtrangthiếtbịytếđượccungcấptrựctuyếnmứaugsburg – dortmund ngày 4/7/2017, Bộ Y tế đã tổ chức lễ kết nối kỹ thuật hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 thực hiện 9 nhóm thủ tục hành chính của Nghị định 36/2016/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế (Nghị định 36), với sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường và Cục trưởng Cục Tin học hóa - Bộ TT&TT Nguyễn Thành Phúc.
Trong phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị & Công trình y tế (TTB&CTYT) - Bộ Y tế cho biết, ngày 15/5/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 36, văn bản pháp lý quan trọng quy định riêng về việc quản lý trang thiết bị y tế. Tại Nghị định này, Chính phủ quy định 9 nhóm thủ tục hành chính bao trùm lên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, mua bán, xuất nhập khẩu, kiểm định, hiệu chuẩn…. quản lý chất lượng hàng hóa trang thiết bị y tế lưu thông tại Việt Nam.
Các thủ tục hành chính này đều được thực hiện dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng CNTT nhằm cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thông thoáng, công khai, minh bạch cho các tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, kinh doanh mua bán, lưu thông hàng hóa thuận lợi và chặt chẽ trong quản lý nhà nước về trang thiết bị y tế theo chủ trương của Chính phủ.
Nghị định 36 cũng quy định lộ trình áp dụng đối với 9 nhóm thủ tục hành chính, gồm 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1, từ ngày 1/7/2017 bắt đầu tiếp nhận hồ sơ đối với nhóm thủ tục tiếp nhận công bố tại Bộ Y tế, Sở Y tế và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2017; giai đoạn 2, từ ngày 1/7/2017, bắt đầu tiếp nhận hồ sơ 5 nhóm thủ tục hành chính còn lại về đăng ký lưu hành, kiểm định hiệu chuẩn, tư vấn trang thiết bị y tế… và có hiệu lực từ ngày 1/1/2018.
Ông Tuấn cũng cho hay, việc triển khai xây dựng Hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 thực hiện 9 nhóm thủ tục hành chính của Nghị định 36 về quản lý trang thiết bị y tế đã được Vụ TTB&CTYT phối hợp với Văn phòng Bộ Y tế, các Vụ, Cục liên quan cùng đơn vị tư vấn thực hiện theo đúng lộ trình Chính phủ quy định, với mục tiêu ứng dụng CNTT trong cải cách thủ tục hành chính; đơn giản hóa phương thức khai báo, tiếp nhận hồ sơ; công khai, minh bạch đối với các thủ tục liên quan trong công tác quản lý trang thiết bị y tế.
Cụ thể, với giai đoạn 1 từ ngày 1/1/2017, Bộ Y tế đã triển khai thành công Hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với 4 nhóm thủ tục tiếp nhận công bố tại Bộ Y tế và các Sở Y tế, đã tiếp nhận được khoảng 1.200 hồ sơ công bố của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực trang thiết bị y tế tại Việt Nam.
“Đến nay, cơ bản Hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 thực hiện 5 nhóm thủ tục hành chính còn lại của Nghị định 36 về quản lý trang thiết bị y tế đã hoàn thành; đã tiến hành phổ biến, đào tạo cho tất cả các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trang thiết bị y tế trên toàn quốc và đặc biệt là ở các tỉnh, thành phố lớn, nơi có nhiều tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực trang thiết bị y tế như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ…”, ông Tuấn cho hay.