Bảng xếp hạng Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam được coi là duy nhất có phương pháp định giá thương hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn của ISO (ISO 10668 về tiêu chuẩn định giá). Một trong những tiêu chí để xác định giá trị của một thương hiệu được Brand Finance sử dụng đó chính là mức độ ảnh hưởng của thương hiệu đối với quyết định mua của khách hàng, sự kết nối tình cảm giữa thương hiệu và khách hàng, kết quả hoạt động và tính bền vững về tài chính…
Box phải: Theo Brand Finance, tổng giá trị thương hiệu của Top 50 Việt Nam là 11,279 tỷ USD, tăng 32% so với năm ngoái. Trong đó, ngành viễn thông chiếm tỉ trọng cao nhất với 35% tổng giá trị; tiếp đến là ngành thực phẩm và ngân hàng lần lượt chiếm 15% và 11% tổng giá trị. Các thương hiệu Top 10 có tổng giá trị lên tới 7,627 tỷ USD, góp phần tạo nên 68% giá trị thương hiệu của Top 50.
Giá trị thương hiệu do Brand Finance công bố được phép sử dụng với cơ quan thuế, kiểm toán và sử dụng trong các cuộc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A). Đây là lần thứ 3 Brand Finance tiến hành hoạt động định giá thương hiệu tại Việt Nam. Qua đó, các doanh nghiệp sẽ đánh giá và định hướng được con đường mình đang đi về mặt xây dựng phát triển thương hiệu.
Nhà mạng vì khách hàng với nhiều giải thưởng uy tín
Nhiều năm qua, MobiFone không chỉ đứng đầu trong Top 10 các doanh nghiệp có giá trị thương hiệu mạnh nhất Việt Nam, nhà mạng này còn liên tục nhận được nhiều danh hiệu do các tổ chức uy tín trao tặng.
MobiFone là nhà cung cấp mạng thông tin di động đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được bình chọn là thương hiệu được khách hàng yêu thích trong 6 năm liền. Trong năm 2017, nhà mạng này được bình chọn Top 10 doanh nghiệp Việt Nam thịnh vượng năm 2017 theo Bảng xếp hạng BP500 do Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng báo điện tử VietnamNet tổ chức. Mới đây, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) đã công bố MobiFone nằm trong Top 50 doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam 2017.
Để đạt được sự tin yêu này, MobiFone luôn chú trọng xây dựng thương hiệu, đặc biệt quan tâm đến hoạt động chăm sóc khách hàng. Nhà mạng mạnh tay đầu tư các chiến dịch chăm sóc khách hàng lớn với nhiều dấu ấn riêng biệt.
Mới đây để hoạt động chăm sóc khách hàng được tiến hành xuyên suốt, tổng thể, toàn diện, là trụ cột của hoạt động kinh doanh, nhà mạng đã tung ra chiến dịch chăm sóc tổng thể 360 độ cho khách hàng mang tên Care360. Bao gồm chuỗi hoạt động Kết nối dài lâu hè, mConnect, thanh toán cước, chăm sóc khách hàng VIP, tặng quà sinh nhật, lễ, Tết, tích hợp nhiều chương trình bốc thăm trúng thưởng, quay số may mắn hay tặng vé đại nhạc hội cuối năm…, Care360 được khách hàng đánh giá cao bởi tính chuyên nghiệp, toàn diện, vì khách hàng.
Nhanh nhạy trong việc tiếp cận các xu hướng mới trong thói quen của người tiêu dùng, MobiFone cũng liên tục có những chương trình, sản phẩm mới mẻ, đem đến những trải nghiệm lần đầu tiên cho khách hàng.
Nắm bắt xu thế sử dụng 4G của thế giới, MobiFone đã bắt tay hợp tác với các đối tác lớn trong và ngoài nước như KDDI, iflix, Fim+, VTC, Soha.... mang lại trải nghiệm truy cập những dịch vụ giải trí hàng đầu trên nền tảng 4G tốc độ cao cho khách hàng. Theo kết quả Cuộc khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của người tiêu dùng về nhà mạng cung cấp dịch vụ 4G tại Việt Nam năm 2017 do Tập đoàn Dữ liệu Quốc Tế IDG tổ chức, MobiFone cũng được người dùng bình chọn là "Nhà mạng có chất lượng dịch vụ 4G tiêu biểu".
Theo đại diện MobiFone,Tổng công ty Viễn thông MobiFone luôn quan tâm đến công tác chăm sóc khách hàng của mình, kịp thời cập nhật công nghệ và xu hướng tiêu dùng hiện đại để cung cấp các dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất. Bên cạnh đó, việc đầu tư một cách chuyên nghiệp cho hình ảnh và thương hiệu cũng được MobiFone chú trọng. Tất cả những yếu tố trên được liên kết và cộng hưởng lại với nhau đã giúp MobiFone trở thành nhà mạng được đánh giá là thương hiệu mạnh trong nước và khu vực.
Ngọc Hân
" alt=""/>MobiFone nhận giải Thương hiệu đắt giá Việt Nam 2017Sự cố của Samsung và Galaxy Note 7 đã qua nhưng điều đó không có nghĩa rằng bạn sẽ không bao giờ gặp phải một chiếc điện thoại có nguy cơ phát nổ. Một chiếc smartphone có thể bị nổ, hoặc cháy vì nhiều yếu tố, thế nên hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để xử lý khi sự cố xảy ra.
Nhận biết dấu hiệu nguy hiểm:
- Pin trở nên cực nóng hoặc phồng lên (khiến thiết bị bị gồ lên trông thấy)
- Pin và thiết bị bốc khói hoặc bốc lửa
Đừng bao giờ cầm thiết bị lên bằng tay không vì các chất hóa học độc hại trong thanh pin có thể làm bạn bị bỏng nếu tiếp xúc trực tiếp hoặc gây ra các thiệt hại vật chất khác nếu bạn xử lý không đúng cách.
Nếu thiết bị của bạn quá nóng, phát tiếng kêu lạ hoặc phồng lên, lập tức thực hiện các bước sau:
Thứ nhất, sử dụng các công cụ, ví dụ như kẹp hoặc găng tay dầy để cầm, gắp thiết bị. Nếu không, có thể dùng khăn tắm nhưng nhất thiết không được dùng tay không. Tiếp theo, lập tức tắt nguồn thiết bị sau đó di chuyển thiết bị thật chậm và cẩn thận Đặt thiết bị tại một khu vực cách biệt, tránh xa những nguồn có thể bắt lửa (chẳng hạn trên nền bê tông hay trong gara). Lập tức liên lạc với nhà mạng hoặc cửa hàng bán lẻ nơi bạn mua thiết bị để được hướng dẫn thêm.
Nếu thiết bị ngày càng phồng lên, hãy đặt thiết bị tránh xa mọi người và xa các vật có khả năng bắt lửa (chẳng hạn như ở một chỗ đất trống hoặc trong một hộp công cụ bằng thép rỗng).
Nếu thiết bị bốc cháy, dùng bình cứu hỏa, bột baking soda hoặc cát để dập lửa ngay lập tức.
" alt=""/>Những điều tối kị khi xử lý một chiếc điện thoại có nguy cơ cháy nổ