Tuy có ngoại hình nhỏ bé, nhưng ít ai biết chim bồ câu được xếp vào hàng "thượng phẩm". Bởi chúng có chứa nguồn dinh dưỡng đa dạng bậc nhất trong nhóm "thú - cầm - điểu".
Trong đời sống, thịt chim bồ câu vừa là thuốc, vừa là thực phẩm vì có vị ngon và bổ dưỡng. Theo bác sĩ y học cổ truyền Nguyễn Trường Thi, các bà nội trợ có thể kết hợp với thịt chim với những vị thuốc bổ để tạo bài món ăn/bài thuốc độc đáo.
Chim bồ câu hầm thuốc Bắc là món ăn rất thích hợp dùng cho người suy nhược cơ thể, phụ nữ có thai và sau khi sinh, người sau khi ốm nặng. Ngoài ra, món ăn này cũng đáp ứng nhu cầu dưỡng sinh, tăng cường sức khỏe của mọi người.
Chim bồ câu hầm thuốc Bắc cần các vị thuốc như: Đẳng sâm, đương quy, đại táo, hạt sen, ý dĩ, kỷ tử, hoài sơn, thục địa.
Mang công dụng bổ khí huyết, giúp da dẻ hồng hào, tinh thần minh mẫn, sức đề kháng tốt. Và kiện tỳ, giúp kích thích tiêu hóa, ăn uống ngon miệng, tăng cường sức đề kháng.
Bác sĩ y học cổ truyền Nguyễn Trường Thi cũng nhấn mạnh, nhóm người được khuyến khích dùng thịt chim bồ câu bao gồm:
- Người có sức đề kháng yếu, hay ốm bệnh.
- Người khí huyết hư suy, huyết áp thấp, hay hoa mắt chóng mặt, đau đầu, da dẻ xanh xao.
- Người gầy yếu, người sau ốm nặng và phụ nữ sau sinh.
- Người muốn bồi bổ, tăng cường sức khỏe.
Liệu có đúng "1 cắc thắng 9 kê"?
Về câu nói "1 cắc thắng 9 kê", nghĩa là 1 con chim bồ câu có thể tốt hơn 9 lần con gà, vị chuyên gia chia sẻ: "Câu nói này cũng không hoàn toàn đúng vì thịt gà có lợi thế về protein và chất béo cao hơn chim bồ câu".
Protein trong thịt gà là 19,3g/100g còn thịt bồ câu là 16,5g/100g. Hàm lượng mỡ gà là 9,4g/100g, còn thịt bồ câu là 14,2g. Tuy nhiên, chim bồ câu có hàm lượng vitamin và khoáng chất nổi trội hơn.
Trong đó, hàm lượng canxi trong thịt bồ câu là 30mg/100g, thịt gà là 9mg/100g. Hàm lượng vitamin B2 của thịt bồ câu là 0,20mg/100g, thịt gà là 0,09mg/100g. Hàm lượng sắt của thịt bồ câu là 3,8mg/100g, thịt gà là 1,4mg/100g.
Bác sĩ y học cổ truyền Nguyễn Trường Thi chia sẻ: "So với gà thì chim bồ câu thường sống tự nhiên nên rất khó để chăn nuôi sinh sản trên quy mô lớn như gà. Câu nói 1 cắc thắng 9 kê cũng chỉ là 1 cách cường điệu hóa, đánh giá ưu tiên cho thịt chim bồ câu mà thôi".
Nhóm người nên thận trọng khi ăn chim bồ câu
Chim bồ câu dù rất ngon và giàu dinh dưỡng, nhưng không phải ai ăn cũng tốt. Những người bị dị ứng với thịt chim hoặc những người có bệnh tim, huyết áp cao nên hạn chế ăn chim bồ câu.
Nguyên nhân là vì thịt chim bồ câu có chứa nhiều chất béo và cholesterol, đặc biệt là trong da và mỡ của chim. Những chất này có thể gây tắc động mạch và tăng nguy cơ bệnh tim mạch.
Ngoài ra, cần lưu ý lựa chọn nguồn gốc của chim bồ câu. Nếu chim được nuôi trong môi trường ô nhiễm hoặc chứa độc tố, thì việc ăn chúng có thể gây hại cho sức khỏe.
Bồ câu, còn được gọi là chim câu hay bồ câu nhà, là một loài chim gáy và được nuôi rộng rãi bởi nhân dân.
Loài này có nhiều giống khác nhau về kích thước và màu sắc, được phân thành các nhóm như bồ câu đưa thư, bồ câu bay lượn, bồ câu cảnh và bồ câu thịt. Trong số này, bồ câu thịt là loại được sử dụng phổ biến như một nguồn thực phẩm và làm thuốc chữa bệnh.
Trong Đông y, thịt bồ câu tính bình, vị mặn, đi vào can thận, dinh dưỡng phong phú. Phụ nữ nếu biết tận dụng lợi ích của chim bồ câu, có thể bổ sung khí huyết, tăng cường trí nhớ...
Chim bồ câu bổ dưỡng nhưng không nên ăn nhiều, bởi chúng có hàm lượng chất béo cao. Mỗi tuần chỉ nên ăn 1-2 con.
" alt=""/>Lý do chim bồ câu được mệnh danh bổ gấp 9 lần thịt gà và lưu ý khi dùngDấu hiệu ung thư cổ tử cung
Giai đoạn đầu
Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng.
Giai đoạn nặng
Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư cổ tử cung giai đoạn nặng hơn bao gồm:
- Chảy máu âm đạo sau khi giao hợp, giữa các kỳ kinh hoặc sau khi mãn kinh.
- Dịch âm đạo chảy nước, có máu, có mùi hôi.
- Đau vùng chậu hoặc đau khi giao hợp.
Khi nào đến gặp bác sĩ
Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào khiến bạn lo lắng.
Nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung bắt đầu khi các tế bào khỏe mạnh trong cổ tử cung phát triển những thay đổi (đột biến) trong DNA của chúng. DNA của tế bào chứa các chỉ dẫn cho tế bào biết phải làm gì.
Các tế bào khỏe mạnh phát triển và nhân lên theo một tốc độ nhất định, cuối cùng sẽ chết vào một thời điểm nhất định. Các đột biến đưa ra các chỉ dẫn sai khiến các tế bào phát triển và nhân lên ngoài tầm kiểm soát, và chúng không chết. Các tế bào bất thường tích tụ tạo thành một khối u. Tế bào ung thư xâm lấn các mô lân cận và có thể vỡ ra khỏi khối u để di căn đến những nơi khác trong cơ thể.
Không rõ nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung, nhưng chắc chắn rằng HPV đóng một vai trò nào đó. HPV rất phổ biến, và hầu hết những người nhiễm virus này không bao giờ phát triển thành ung thư. Điều này có nghĩa là các yếu tố khác - chẳng hạn như môi trường hoặc lựa chọn lối sống của bạn - cũng xác định liệu bạn có phát triển ung thư cổ tử cung hay không.
Các loại ung thư cổ tử cung
Loại ung thư cổ tử cung mà bạn mắc phải giúp xác định tiên lượng và cách điều trị. Các loại ung thư cổ tử cung chính là:
- Ung thư biểu mô tế bào vảy: Loại ung thư cổ tử cung này bắt đầu từ các tế bào mỏng, phẳng gọi là tế bào vảy. Hầu hết ung thư cổ tử cung là ung thư biểu mô tế bào vảy.
- Ung thư biểu mô tuyến: Loại ung thư cổ tử cung này bắt đầu từ các tế bào tuyến hình cột nằm trong ống cổ tử cung.
Đôi khi, cả hai loại tế bào này đều có liên quan đến ung thư cổ tử cung. Rất hiếm khi ung thư xảy ra ở các tế bào khác trong cổ tử cung.
Các yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung
Các yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung bao gồm:
- Có nhiều bạn tình: Số lượng bạn tình của bạn càng nhiều thì khả năng nhiễm HPV của bạn càng lớn.
- Quan hệ tình dục sớm: Quan hệ tình dục khi còn nhỏ sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm HPV.
- Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác (STIs): Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác - chẳng hạn như chlamydia, lậu, giang mai và HIV / AIDS - làm tăng nguy cơ nhiễm HPV.
- Hệ thống miễn dịch suy yếu: Bạn có nhiều khả năng bị ung thư cổ tử cung nếu hệ thống miễn dịch của bạn bị suy yếu do một tình trạng sức khỏe khác.
- Hút thuốc lá: Hút thuốc có liên quan đến ung thư cổ tử cung tế bào vảy.
Phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Để giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung, bạn có thể lưu ý một số điều sau:
Tiêm vaccine ngừa HPV
Tiêm phòng để ngăn ngừa nhiễm HPV có thể làm giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung và các bệnh ung thư khác liên quan đến HPV. Hãy hỏi bác sĩ của bạn liệu một loại vaccine ngừa HPV có phù hợp với bạn không.
Làm xét nghiệm Pap định kỳ
Xét nghiệm Pap có thể phát hiện các tình trạng tiền ung thư của cổ tử cung, do đó chúng có thể được theo dõi hoặc điều trị để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Hầu hết các tổ chức y tế đề nghị bắt đầu xét nghiệm Pap định kỳ ở tuổi 21 và lặp lại chúng sau mỗi vài năm.
Thực hành tình dục an toàn
Giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung bằng cách thực hiện các biện pháp ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục, chẳng hạn như sử dụng bao cao su mỗi khi bạn quan hệ tình dục và hạn chế số lượng bạn tình mà bạn có.
Đừng hút thuốc
Nếu bạn không hút thuốc, đừng bắt đầu. Nếu bạn hút thuốc, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về các chiến lược giúp bạn bỏ thuốc lá.
" alt=""/>Ung thư cổ tử cung: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừaBệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai tiếp nhận khoảng 4.000 lượt khám chữa bệnh/ngày (Ảnh: Hoàng Lê).
Với hơn 1.600 nhân viên làm việc, mỗi năm Bệnh viện tỉnh Đồng Nai đạt doanh thu trên dưới 1.100 tỷ đồng. Về thành tựu chuyên môn, đơn vị đã 3 lần liên tục đạt được chất lượng kim cương về điều trị đột quỵ. Bệnh viện cũng thực hiện tốt một số kỹ thuật, như phẫu thuật chỉnh hình, cột sống, mạch máu…
Dự kiến năm 2025, Bệnh viện tỉnh Đồng Nai sẽ tiến tới thực hiện kỹ thuật ghép tạng.
"Vừa rồi, chúng tôi đã mổ được một khối u rất lớn (10kg) ở ngực cho người phụ nữ 35 tuổi, trước đó cũng cứu ngoạn mục một em bé đã ngưng tim 15 phút. Sắp tới đây, Bệnh viện sẽ thành lập các câu lạc bộ chuyên ngành như Tim mạch, Nội tiết, về truyền thông y tế ở cơ sở, vùng đông dân cư…", bác sĩ Tuấn chia sẻ.
Ở góc độ quản lý nhân sự, bác sĩ Tuấn chia sẻ, thời gian qua, Bệnh viện đã tiến hành tăng lương, duy trì cuộc sống ổn định của anh em y bác sĩ. Ngoài ra, Bệnh viện cũng tìm các giải pháp để bổ sung, tăng cường bổ sung đội ngũ điều dưỡng, vốn là lực lượng rất quan trọng trong hệ thống điều trị.
Bác sĩ Lê Quang Trung, Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai cho biết, ngoại trừ TPHCM, Bệnh viện tỉnh Đồng Nai là cơ sở tuyến tỉnh duy nhất ở miền Đông Nam Bộ có khoa Ung thư riêng biệt và nằm trong mạng lưới ung thư vùng.
Cụ thể, Bệnh viện tỉnh Đồng Nai có hai khoa Ung bướu và Ung bướu y học hạt nhân, có thể thực hiện đầy đủ các phương pháp điều trị như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, nhắm trúng đích, can thiệp giảm nhẹ… cho nhiều loại ung thư như phổi, vú, tuyến giáp, dạ dày…
Các chuyên khoa điều trị ung thư tại bệnh viện có tổng cộng khoảng 150 giường bệnh nội trú. Đây là điều kiện để bệnh nhân được chăm sóc, điều trị thuận lợi ngay tại địa phương, giảm vất vả và tốn kém.
Bác sĩ Trung cho biết thêm, thời điểm năm 2022 (sau dịch Covid-19), toàn tỉnh có khoảng 1.200 nhân viên y tế nghỉ việc hàng loạt. Để giải quyết vấn đề này, địa phương đã xây dựng được nghị quyết để hỗ trợ, giữ chân nhân viên y tế.
Cụ thể, các bác sĩ, điều dưỡng làm việc tại cơ sở y tế công sẽ được hỗ trợ 3-4 triệu đồng/tháng tùy khu vực làm việc. Kinh phí cho chính sách này rơi vào khoảng 350 tỷ đồng/năm (kéo dài đến năm 2025). Nhờ vậy, hệ thống y tế công của tỉnh không "vỡ trận".
Để giải quyết vấn đề quá tải tại Bệnh viện tỉnh Đồng Nai, bác sĩ Tuấn chia sẻ, đơn vị đã tìm cách tăng cường công suất làm việc, động viên tinh thần y bác sĩ phải làm sớm, làm thêm giờ, điều phối bệnh nhân sang các phòng khám theo yêu cầu…
Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên ở Đồng Nai ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh, triển khai kios đăng ký khám bệnh bằng căn cước công dân (sắp tới sẽ đăng ký bằng sinh trắc học).
Cần đẩy mạnh truyền thông để tạo niềm tin cho bệnh nhân
Tại Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai), bác sĩ Nguyễn Đức Phước, Giám đốc cơ sở cho biết, đơn vị có chức năng vừa điều trị lẫn dự phòng. Hiện nay, Trung tâm có 250 giường bệnh trong khối điều trị, 2 cơ sở thuộc khối dự phòng, mỗi ngày tiếp nhận 500-700 lượt khám chữa bệnh.
Trung tâm được trang bị nhiều máy móc hiện đại như máy CT, máy lọc thận nhân tạo, máy nội soi, siêu âm, X-quang… Về nhân sự, Trung tâm luôn quan tâm vấn đề tuyển dụng, đào tạo nên không thiếu bác sĩ.
Tuy nhiên thời gian qua, một số bác sĩ Sản, Ngoại khoa của đơn vị đã nghỉ việc để ra ngoài làm, vì thu nhập cao hơn. Do đó, Trung tâm sẽ tăng cường công tác đào tạo, tuyển dụng thời gian tới.
Về dự phòng, Trung tâm làm tốt công tác phòng chống Covid-19, các dịch khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng đều giảm so với các năm trước, xử trí kịp thời các dịch sởi và dại…
Về khó khăn, bác Phước chia sẻ, Trung tâm cũng vướng một số nội dung liên quan đến quy định về yêu cầu bằng cấp ở các vị trí làm việc, hay chế độ đãi ngộ về trực gác còn thấp chưa đáp ứng được xứng đáng so với công sức của nhân viên y tế.
Do đó, lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom kiến nghị có sự điều chỉnh của Bộ Y tế, để các nhân viên y tế đều được hưởng chế độ phụ cấp dựa trên thực tế công việc, không phụ thuộc vào chức danh, bằng cấp.
Phản hồi các ý kiến trên, đại diện đoàn công tác cho biết, Bộ Y tế đang triển khai xây dựng chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề thay thế Nghị định số 56/2011/NĐ-CP và Quyết định 73/2011/QĐ-TTg của Chính phủ. Các quy định mới khi đi vào thực hiện sẽ giúp nhân viên y tế có sự hỗ trợ tốt nhất.
Đoàn công tác cũng đề nghị các đơn vị y tế đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông các kết quả đã đạt, để người dân có sự tin tưởng, lựa chọn là nơi khám chữa bệnh.
" alt=""/>BV nào là cơ sở tuyến tỉnh duy nhất ở Đông Nam Bộ có chuyên khoa ung thư?