Bí quyết bảo vệ sức khỏe ‘cú đêm’
Các nguy cơ khi thức đêm Rối loạn giấc ngủ Khi bạn quyết định làm việc ban đêm,íquyếtbảovệsứckhỏecúđêlich bong da hom nay va ngay mai ánh sáng xanh phát ra từ màn hình máy tính sẽ giúp não trở nên tỉnh táo. Việc thức đêm thường xuyên kéo theo đồng hồ sinh học trong cơ thể bị rối loạn khiến bạn lờ đờ, uể oải vào hôm sau. Cơ thể đã bỏ ra nhiều năng lượng để sáng tạo vào ban đêm, nay lại bị vắt kiệt để giữ tỉnh táo cho các hoạt động theo giờ hành chính. Đây chính là lý do dẫn đến chứng thiếu ngủ, rối loạn giấc ngủ. Chính vì thế, khó khăn nhất với cú đêm là sáng hôm sau phải dậy đúng giờ để làm việc online. Thức đêm lắm cũng có ngày gặp hội chứng “lệch múi giờ xã hội”, bạn sẽ luôn mệt mỏi do lệch thời khóa biểu với phần còn lại của thế giới. Thay đổi tính cách Một ngày đẹp trời, bạn phải đối mặt với một deadline gấp, hoặc một kỳ thi quan trọng mà không thể hoàn toàn tập trung vào ban ngày. Chỉ đến buổi đêm, não mới hoạt động tốt, có thể tập trung cao độ. Chính tâm lý thích trì hoãn khiến não bạn kích thích hormone cortisol duy trì sự tỉnh táo, hoàn thành công việc dở dang vào ban đêm. Mặt trái cho sự kích thích tưởng như hiệu quả này là cortisol cũng là hormone liên quan đến căng thẳng và stress. Kích thích cortisol liên tục trong nhiều ngày khiến bạn bị stress nặng hơn, khó có thể tập trung như ban đầu. Stress kéo dài khiến bạn trở thành con người cáu kỉnh, tính cách thay đổi thất thường và dần có suy nghĩ tiêu cực về bản thân và mọi việc xung quanh. Tăng nguy cơ mắc bệnh Giấc ngủ ban đêm không chỉ là thời gian nghỉ ngơi cho đầu óc. Đó còn là thời gian đào thải độc tố và chữa lành các tổn thương ở tế bào não. Không ngủ đủ giấc, đặc biệt là vào buổi đêm sẽ khiến đồng hồ sinh học của cơ thể bị đảo lộn. Quá trình tiết hormone bị rối loạn, trong đó có hormone kích thích cảm giác đói là ghrelin (kích thích vị giác) và leptin (tạo cảm giác no). Thức đêm làm ghrelin tăng lên, bạn ăn nhiều hơn, ăn uống thiếu kiểm soát, có xu hướng ăn các món độc hại cho sức khỏe như mì tôm, đồ ăn nhanh. Thói quen này gây béo phì, đái tháo đường, cao huyết áp và các bệnh tiêu hoá, tim mạch. Ngoài ra, “cú đêm” còn có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe như: thị lực suy giảm; dễ mắc các bệnh cúm do hệ miễn dịch suy giảm; ảnh hưởng khả năng sinh sản của phụ nữ; chứng rối loạn giấc ngủ, căng thẳng và rối loạn lo âu; tăng nguy cơ ung thư như ung thư vú… Bí quyết giữ sức khỏe Có thể thấy, đây không phải là lối sống mà các bác sĩ và nhà khoa học ủng hộ. Nhưng nếu bạn buộc phải thức đêm do tính chất công việc, hoàn cảnh sống, hãy thực hiện một số bí quyết dưới đây. Chợp mắt trước khi làm đêm:Hãy cho phép cơ thể được nghỉ khi nó mệt. Nếu như cả người đau nhức, đầu óc không tỉnh táo, bạn chỉ phí công thức đêm làm việc. Ăn uống khoa học:Ăn đủ chất, đủ bữa vào ban ngày để cơ thể bạn luôn đủ năng lượng. Thức đêm có thể khiến bạn chọn đồ ăn vặt linh tinh để lấp đầy cái bụng. Bạn có thể chuẩn bị sẵn đồ ăn lành mạnh trước khi bắt đầu làm việc khuya. Các loại hạt hoặc hoa quả ngọt là sự lựa chọn tốt. Không phụ thuộc vào caffeine:Uống cà phê hay trà xanh để tỉnh hơn khi làm việc buổi đêm là một lựa chọn không lý tưởng. Caffeine sẽ tạm thời kích thích, khiến bạn tràn trề năng lượng nhưng cơ thể bạn sẽ chịu stress nặng hơn sau đó. Đặt đồng hồ để nghỉ giải lao:Dù là đêm hay ngày, bạn vẫn nên có những khoảng nghỉ để giãn cơ. Chỉ cần đứng lên vươn vai, vận động nhẹ nhàng là cơ thể bạn đã trở nên tỉnh táo hơn nhiều. Tập thể dục:Tập thể dục là điều không thể thiếu với hội ‘cú đêm’. Thể thao không chỉ giúp khỏe về thể chất mà còn giúp tâm trí bạn được thoải mái hơn. Nghỉ ngơi vào ban ngày:Không phải ai làm việc buổi đêm xong cũng được một ngày nghỉ vào hôm sau, nên tranh thủ bù lại thời gian nghỉ ngơi cần thiết cho cơ thể khi có cơ hội. Hạn chế làm việc đêm nhất có thể:Thức đêm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn ngay hôm sau. Và tác động của nó còn kéo dài hơn trong tương lai. Vì vậy, hãy hạn chế làm việc đêm khi có cơ hội. Có thể bây giờ bạn còn trẻ và cảm thấy mình vẫn sung sức sau khi thức đêm. Nhưng sức khỏe giống như một khoản vay ngân hàng, tiêu phung phí hôm nay thì sau này bạn phải trả cả vốn lẫn lãi ở mức cao hơn nhiều lần. Vậy nên đừng đánh đổi sức khỏe chỉ để xem xong một bộ phim, lướt mạng xã hội thêm chút nữa hay cố làm bù cho ban ngày. Phúc Đặng (tổng hợp)
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo Al Shorta vs Naft Misan, 21h00 ngày 14/1: Kịch bản quen thuộc
-
Bên cạnh đó, hình ảnh cô gái ngồi lên cột thỉnh chuông trong chùa khiến không ít người ngán ngẩm về ý thức của một bộ phận giới trẻ khi đi lễ đầu năm.
Thể hiện cái tôi không đúng chỗ
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng - Phó trưởng khoa Tuyên truyền, Học viện Báo chí và Tuyên truyền - cho rằng nguyên nhân của việc thiếu văn hóa trong ứng xử nơi công cộng có nhiều lý do.
Đầu tiên là chủ quan từ nhận thức, hiểu biết và trình độ văn hóa của người trong cuộc. Nhiều bạn trẻ không ý thức được hành vi của mình gây phản cảm, ảnh hưởng cộng đồng.
Thứ hai, người trẻ đề cao cái tôi cá nhân quá mức và cho rằng lên chùa là sở thích muốn làm gì cũng được. Họ quên ở chốn tâm linh mọi hành vi phải theo chuẩn mực của văn hóa.
Cô gái ngồi trên cột thỉnh chuông trong chùa khiến không ít người ngán ngẩm về ý thức của một bộ phận giới trẻ khi đi lễ đầu năm. Ảnh: FB Thanh Hùng.
Nữ tiến sĩ chuyên ngành văn hóa cũng nhấn mạnh nguyên nhân khách quan dẫn đến những hành vi không đẹp một phần là công tác quản lý chưa tốt. Đại diện ban tổ chức mới chỉ chú ý nhắc nhở vệ sinh công cộng, giữ gìn an ninh trật tự, mà chưa quan tâm cách ứng xử và trang phục của người đi lễ chùa.
Vị giảng viên này cũng nêu thêm lý do khách quan khác: Một bộ phận cộng đồng thiếu trách nhiệm, ngại nhắc nhở. Từ đó, nhiều bạn trẻ không nhận ra việc làm sai của mình. Thậm chí, họ còn có cảm giác như được hậu thuẫn của đám đông.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng đưa ra lời khuyên khi thấy những hành động phản cảm, chúng ta cần nhắc nhở nhẹ nhàng, lịch sự.
"Mặc dù có các tiêu chí xây dựng con người mới ở Việt Nam là thanh lịch, hào hoa, văn minh, lịch sự, chúng ta vẫn thiếu một cơ chế giám sát, xử phạt. Do vậy, mình chỉ có thể nhắc nhở nhẹ nhàng để các bạn trẻ thay đổi", nữ tiến sĩ cho hay.
Đi lễ chùa thế nào cho đúng?
Theo nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, ông cha ta thường ăn mặc gọn gàng, chỉnh tề, nghiêm túc khi đi lễ chùa. Trước đây, đàn ông mặc áo the, khăn xếp, chân đi guốc mộc. Mấy chục năm trở lại đây, họ mặc comple, đeo cà vạt, chân mang giày.
Phụ nữ mặc áo mớ ba mớ bảy, áo tứ thân hoặc áo dài, đầu đội khăn mỏ quạ, tay cầm nón quai thao. Hình ảnh đó đến nay vẫn còn trong lễ hội Lim ở Bắc Ninh.
Từ đó, nữ tiến sĩ khuyên các bạn trẻ đi lễ chùa nên ăn mặc tươm tất, gọn gàng, lịch sự và tôn trọng người khác.
Bạn trẻ nên mặc quần áo dài, kín cổ, không mặc áo ngắn tay, sát nách, quần soóc, váy ngắn. Du khách nên xưng hô con với thầy, khi thưa gửi với nhà sư thì chắp tay hình búp sen, miệng nói A di đà phật.
Qua cổng Tam quan vào chùa, du khách nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng Không quan (bên trái). Cửa Trung quan chỉ dành cho bậc cao tăng, khoa bảng đi vào chùa và ra cũng theo cửa này.
Theo quan niệm của nhà Phật, Phật chỉ phù hộ an bình, che chở cho con cháu chứ không thể phù hộ đường công danh, tài lộc. Vì vậy, chúng ta làm lễ cầu tới cửa Phật nên xin được che chở, bảo vệ. Vào đình, đền, bạn có thể cầu xin may mắn trong sự nghiệp, tình cảm…
"Khi thắp hương, bạn không để bị tắt, chú ý phải cắm thẳng, không để nghiêng lệch. Chỉ dùng một nén hương là được, không thắp cả thẻ hương", bà Hồng khuyên.
Nữ tiến sĩ cũng lưu ý không phải chỗ nào cũng cắm hương. Du khách chỉ cắm vào bát hương, nếu đã có hương rồi thì không cần cắm tiếp. Không cắm hương tùy tiện vào tay tượng, gốc cây hay đồ lễ...