Dường như việc chúc Tết,ếtthờiCovidhãyđoàntụbóng đá kết quả ý thăm hỏi nhau đầu năm đã đi sâu vào tiềm thức người Việt. Nhiều độc giả nhấn mạnh rằng, đó là hành động đẹp và ý nhất của Tết Nguyên đán.
“Quê tôi ở miền Trung. Vợ chồng, con cái đều làm việc, học tập ở thành phố lớn. Không chỉ chúng tôi mong ngóng Tết đến xuân về để sum vầy mà cha mẹ tôi cũng chờ đợi các con. Ông bà đã ngoài tuổi 80, chẳng còn mấy cái Tết nữa để được nhìn cảnh con cháu trở về”, một độc giả chia sẻ.
Độc giả Minh cũng nhấn mạnh: “Thử hỏi bạn trong năm có đi chơi thăm hỏi được mấy nhà không? Nếu không có dịp Tết đó chắc sẽ gần như chẳng khi nào gặp được nhau”.
Tuy nhiên, đa số các ý kiến đều đồng tình rằng, sức khỏe và sự an toàn của bản thân và cộng đồng phải được đặt lên hàng đầu.
Độc giả Hà Anh kêu gọi: “Phải bớt ích kỷ cá nhân để giữ gìn cho nhau và để nhà nước đỡ gánh nặng. Khi nào dịch qua, ta lại vui vẻ với nhau”.
Bạn đọc Phạm Cường cũng đồng tình: “Không cần Tết, chỉ cần mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận chống dịch, thì Tết có muộn thế nào vẫn vui và hoàn hảo hơn nhiều. Hãy là một công dân có nhận thức cao về dịch bệnh”.
Người đọc Phùng Anh cũng đồng tình: “Nếu tất cả chúng ta cùng khỏe mạnh thì sẽ còn nhiều cái Tết, nhiều mùa xuân khác để gặp nhau. Vì vậy, bạn ở yên lúc này là thượng sách, hãy hạn chế di chuyển”.
Không chỉ kêu gọi bằng lời nói, nhiều độc giả đã biến thành hành động. Anh Hoàng - một bạn đọc của VietNamNet, viết: “Gia đình tôi đã đặt vé về quê ăn Tết. Nhưng chúng tôi đã quyết định hủy. Bố mẹ ở quê mặc dù rất nhớ con nhớ cháu nhưng ông bà cũng ủng hộ”.
Tương tự, chị Cẩm Thu (36 tuổi) chia sẻ, gia đình chị đã chi hơn 10 triệu đồng tiền vé máy bay từ TP.HCM để ra miền Bắc ăn Tết. Nhưng hiện nay, do tình hình dịch diễn biến nghiêm trọng, chị quyết định hủy chuyến đi để ở lại Sài Gòn đón Tết. “Dù tiếc tiền và rất nhớ gia đình, quê hương nhưng đó là cách duy nhất lúc này để bảo vệ mình và mọi người”, chị nói.
“Tôi đang mong từng ngày được về quê, giờ lại bấm bụng ở lại. Năm nay ăn Tết ở phòng trọ. Thôi cố vậy, hết dịch là Tết đến, xuân về thôi”, nữ độc giả Ngọc Bích viết.
Không chỉ vì lý do dịch bệnh, đa số các độc giả đều đồng tình, việc đổ xô đi chúc Tết mang tính chất hình thức, câu nệ đầu năm đã không còn phù hợp.
Độc giả Hoàng chia sẻ: “Nhà tôi đi Tết còn phải đi bằng ô tô, mục đích là cốp rộng để được nhiều quà Tết. Thế mới nói, các gia đình tốn kém cả vài chục triệu tiền quà Tết. Chứ đi Tết mà không biếu quà cáp thì người ta cũng không kêu nhiều về việc tốn kém đến thế đâu”.
Không chỉ lý do dịch bệnh Covid-19, nhiều độc giả VietNamNet cho rằng, nên hạn chế việc đi chúc Tết, thăm hỏi đầu năm mới. Thay vào đó, các gia đình nên dành thời gian để nghỉ ngơi. Việc chúc Tết có thể bằng cách gọi điện, nhắn tin… Hiện, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đã giúp các gia đình có thể thăm hỏi, thể hiện tình cảm một cách nhanh chóng, tiện lợi.
“Kể cả không có dịch Covid-19 thì tôi cũng mong Tết được nghỉ ngơi chứ không phải lê la, kéo nhau đi hết nhà này đến nhà khác”, một độc giả đồng tình.
Tương tự chị, Nguyễn Nga chia sẻ: “Thời gian nghỉ Tết nên xem là thời gian nghỉ ngơi của mỗi người, mỗi gia đình. Không riêng gì bệnh dịch như Tết này, chúng ta nên dành những ngày nghỉ Tết cho bản thân và gia đình.
Vẫn biết là truyền thống người Việt Nam là ngày Tết được nghỉ mới có thời gian để thăm hỏi chúc nhau, nhưng tôi thấy đa phần đều than mệt mỏi, ăn uống khó điều độ, rượu bia triền miên... mà hiếm có người cảm nhận sự thích thú, vui vẻ, hạnh phúc.
Vậy chúng ta hãy cùng nhau thay đổi và mọi người sẽ cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ thật sự khi Tết đến”.
Xem thêm video: Ùn tắc tại chốt kiểm dịch Covid-19 cửa ngõ TP Hạ Long
Tết thời Covid, hãy ngừng tụ tập, chúc tụng nhau
Đúng vào thời điểm sắp Tết Nguyên đán thì dịch Covid-19 lại bùng phát với hàng loạt ca bệnh lây nhiễm cộng đồng. Tôi đã thống nhất với các thành viên trong gia đình tạm dừng đi chúc Tết họ hàng, ở yên trong nhà là yêu nước.