会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 Học viên Học viện Múa Việt Nam kêu cứu!

Học viên Học viện Múa Việt Nam kêu cứu

时间:2025-01-19 02:57:28 来源:NEWS 作者:Thế giới 阅读:878次

Chia sẻ với báo chí,ọcviênHọcviệnMúaViệtNamkêucứgiá đô la ngày hôm nay nhóm phụ huynh cho hay, từ năm 2017 đến nay, rất nhiều học viên ngành Diễn viên múa của Học viện Múa Việt Nam (trước đây là Trường CĐ Múa Việt Nam, gọi tắt là trường Múa) khi ra trường không nhận được bằng tốt nghiệp THCS và THPT.

Điều khiến họ bức xúc là chỉ đến khi con ra trường, gia đình mới “té ngửa” vì biết chuyện này.

Quá lo lắng cho tương lai của con mình, nhóm phụ huynh đã quyết định kêu cứu.

Anh Hoàng Mạnh Cường, phụ huynh của cháu T. (sinh năm 2001, học viên khóa 2) kể, năm 2020, khi con anh ra trường, thi đủ điểm đỗ và đã được gọi nhập học ĐH Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội ngành Biên đạo múa. Thế nhưng, học được 1 tháng thì trường ĐH mời lên và thông báo con không đủ điều kiện để theo học tại trường, với lý do không có bằng tốt nghiệp THPT.

“Khi tôi quay lại Học viện Múa Việt Nam hỏi, thì nhận được câu trả lời là các con có học, có điểm học bạ, có thi nhưng không có mã định danh, bởi việc học và các kỳ thi văn hóa không kết hợp với phòng GD-ĐT quận Cầu Giấy”, anh Cường kể.

Anh Cường cho rằng ban đào tạo học viện cũng tương đối ngỡ ngàng, bất ngờ và lúng túng khi xử lý việc này. Và việc nhà trường không nói rõ thông tin đẩy các phụ huynh và học viên vào thế bị động.

“Khi học sinh nhập học, nhà trường yêu cầu nộp đầy đủ hồ sơ, trong đó có học bạ (tối thiểu hết lớp 6). Khi chiêu sinh, nhà trường cũng nói các con sẽ được đào tạo song song văn hóa và chuyên môn múa theo ngành học trúng tuyển. Điều đó làm các phụ huynh nghĩ rằng các con sẽ không học văn hóa ở bên ngoài được nữa và đương nhiên phải học văn hóa trong trường”, anh Cường nói.

{ keywords}
Quá bức xúc về tình cảnh của con mình, hàng trăm phụ huynh đã đăng đàn kêu cứu. Ảnh: Thanh Hùng

Đồng quan điểm, chị Thủy (có con sinh 2003, là học viên K4 của Học viện Múa Việt Nam) cho hay, nếu minh bạch thì phải thông báo rõ rằng cho phụ huynh việc không có bằng tốt nghiệp THCS và THPT nếu học văn hóa tại Học viện.

“Nếu vậy, chúng tôi sẵn sàng cho con học văn hóa ở bên ngoài, song song với việc học chuyên môn múa tại học viện. Tuy nhiên, nhà trường đã không thông báo rõ, thậm chí là mập mờ về vấn đề đào tạo văn hóa”, chị Thủy nói.

Chị Thủy cho hay, các phụ huynh như chị vẫn nghĩ rằng mọi chuyện vẫn êm xuôi khi việc đào tạo văn hóa tại Học viện diễn ra rất bài bản không khác gì các trường THCS, THPT công lập với bảng điểm đầy đủ các môn văn hóa (so với trường công lập cấp THCS chỉ thiếu môn thể dục và âm nhạc bởi chuyên ngành học tập của học sinh là hoạt động thể lực và có những môn kiến thức âm nhạc chuyên sâu hơn để bổ trợ cho việc học múa; cấp THPT học theo nhóm ngành 3 nên chỉ thiếu một số chương trình học thuộc các môn tự nhiên).

“Việc tổ chức học khá quy củ, có thời khóa biểu, có kiểm tra, có thi học kỳ, có báo điểm đầy đủ về cho phụ huynh học sinh. Thậm chí, những em có kết quả học tập chưa đạt yêu cầu, Học viện đều cho ôn thi lại và xét duyệt lên lớp hàng năm. Cuối năm lớp 9, khi kết thúc bậc học THCS, Học viện đều tổ chức cho các học sinh thi chuyển cấp với hai môn Văn – Toán. Những học sinh đạt yêu cầu sẽ tiếp tục được đào tạo lớp 10. Sau khi học hết lớp 12, học viện tổ chức thi tốt nghiệp THPT với 3 môn Văn - Sử - Địa. Cũng vì vậy mà chúng tôi còn rất yên tâm rằng con em mình học rất đàng hoàng. Nhưng cuối cùng, tất cả học sinh đều không nhận được bằng tốt nghiệp THCS và THPT”, chị Thủy nói.

{ keywords}
 

Theo các phụ huynh, lý do của việc này đã được ông Nguyễn Hải Minh, Phó Giám đốc Học viện cho biết tại buổi triệu tập toàn bộ phụ huynh ngày 16/1/2021. 

Họ được lý giải rằng, năm 2017, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với Học viện Múa Việt Nam. Theo đó, học viện chỉ được đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, không có đào tạo văn hóa.

“Mặc dù vậy do sơ suất, từ năm 2017, Học viện đã không liên kết với các cơ sở đào tạo văn hóa đủ điểu kiện mà vẫn tự tiếp tục đào tạo bình thường như trước đây và không thông báo. Hậu quả là toàn bộ học sinh phổ thông học tại Học viện Múa Việt Nam không có mã định danh được theo dõi trong phần mềm quản lý giáo dục của Sở GD-ĐT Hà Nội, dẫn tới việc tất cả các học sinh này không được cấp bằng tốt nghiệp THCS, THPT”, đơn thư của nhóm phụ huynh nêu lời ông Minh. 

Giải pháp của Học viện này đưa ra bàn với phụ huynh là toàn bộ học sinh chưa tốt nghiệp THCS, THPT đều phải học lại toàn bộ chương trình văn hóa từ khi bắt đầu vào học tại Học viện với một đơn vị liên kết đủ điều kiện đào tạo về văn hóa.

Nhưng, các phụ huynh không chấp nhận sự tắc trách này.

“Chúng tôi khó có thể đồng ý, bởi đây là việc vi phạm luật giáo dục. Người ta sẽ đặt câu hỏi con chúng tôi làm cái gì, chui ở đâu trong thời gian qua mà giờ khi 18 tuổi mới học lại văn hóa lớp 7. Tôi không nghĩ 30 năm trong nghề giáo nhưng giờ đứng trước thực tế là con bị coi là thất học đến thời điểm hiện tại”.

Bà Thủy cho hay, chưa kể, đặc thù nghề múa khắc nghiệt, khi ra trường tuổi nghề lại rất ngắn. “Trong khi chương trình văn hóa toàn bộ học sinh đã và đang học đầy đủ theo quy định của Học viện nên giải pháp học quay đầu học lại mà Học viện đưa ra là không khả thi và không thể chấp nhận. Không thể để chôn vùi cả một thế hệ học sinh bằng việc học lại toàn bộ chương trình văn hóa 5-6 năm nữa tại Học viện do sai phạm của những người quản lý gây ra”, chị Thủy nói.

Một vấn đề nữa theo anh Cường là các con sẽ bị thiệt thòi hơn rất nhiều so với các bạn có bằng.

"Không bao giờ có thể vào biên chế, mà chỉ được trả tiền công theo giờ; sau này muốn học lên cao hơn cũng không thể”.

{ keywords}
Nhiều học viên của ngành Diễn viên múa, Học viện Múa Việt Nam ra trường nhưng không có nổi tấm bằng tốt nghiệp THCS, THPT.

Em Hoàng Nhật Vy (cựu học viên lớp K2 Kịch múa, Học viện Múa Việt Nam) tâm sự, do không có bằng tốt nghiệp THCS và THPT, em rất khó khăn khi xin việc làm cũng như học lên bậc đại học.

Hiện tại, Vy đành chấp nhận đi dạy theo giờ ở các trung tâm - những nơi không cần đến bằng cấp.

Đại diện nhóm phụ huynh cho hay, thực tế, rất nhiều phụ huynh đã có những cuộc gặp gỡ, trao đổi với ban giám đốc học viện về vấn đề này. Tuy nhiên, phía Học viện chưa có câu trả lời thỏa đáng.

“Chúng tôi cần câu trả lời về việc này được giải quyết như thế nào và đến bao giờ mới được giải quyết? Câu trả lời duy nhất của ban giám đốc học viện là các phụ huynh hãy cứ yên tâm chờ đợi, nhà trường đang tìm cách giải quyết điều này. Nhưng thực tế là chờ đến bao giờ, khi các con ra trường đã 2-3 năm nay rồi. Ra trường không có bằng tốt nghiệp THCS, THPT, các con không thể học lên mà cũng không thể kiếm việc làm ổn định”, ông Cường nói.

Hiện, nhóm phụ huynh cũng đã gửi đơn thư kêu cứu đến Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ: Giáo dục và Đào tạo; Lao động - Thương binh và Xã hội; Văn hóa, Thể thao và Du lịch để mong được giải quyết.

VietNamNetcũng đã tới Học viện Múa Việt Nam đặt lịch làm việc. Tuy nhiên, lãnh đạo đơn vị này vẫn chưa phản hồi.

Thanh Hùng - Vân Anh

Vụ học viên trường Múa kêu cứu: Bộ GD-ĐT cho phép in bằng tốt nghiệp

Vụ học viên trường Múa kêu cứu: Bộ GD-ĐT cho phép in bằng tốt nghiệp

Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tháo gỡ vướng mắc trong công tác đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp cho học viên Học viện Múa Việt Nam.  

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
推荐内容