- Nam sinh chế tạo cánh tay robot cho người khuyết tật hai lần bị từ chối cấp visa vào Mỹ dự thi đã đoạt giải ba cuộc thi Khoa học - Kỹ thuật Quốc tế tại Mỹ.
Clip: Khoảnh khắc Phạm Quang Huy nhận giải
Play- Nam sinh chế tạo cánh tay robot cho người khuyết tật hai lần bị từ chối cấp visa vào Mỹ dự thi đã đoạt giải ba cuộc thi Khoa học - Kỹ thuật Quốc tế tại Mỹ.
Clip: Khoảnh khắc Phạm Quang Huy nhận giải
PlayViệt Nam đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 20% GDP
Phát biểu tại lễ ký kết, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho rằng, thỏa thuận hợp tác giữa Bộ TT&TT và ADB sẽ là khởi đầu quan trọng cho sự hợp tác lâu dài giữa 2 bên trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia của Việt Nam, cũng như sứ mệnh thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững của ADB trong khu vực.
Tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Chương trình chuyển đổi số quốc gia với 3 trụ cột là chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Chính phủ số giúp Chính phủ hoạt động hiệu quả, hiệu lực hơn, minh bạch hơn. Kinh tế số thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo ra giá trị mới, giúp tăng năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng mới, thoát bẫy thu nhập trung bình. Xã hội số giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, đào tạo, tri thức, thu hẹp khoảng cách phát triển, giảm bất bình đẳng.
Trong khi đó, Chiến lược đối tác quốc gia (CPS) của ADB chú trọng vào chuyển đổi số, lấy công nghệ số làm động lực xuyên suốt để triển khai các ưu tiên hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững tại Việt Nam. Những mục tiêu và khát vọng chung đó đã thúc đẩy sáng kiến về một kế hoạch hợp tác chung giữa Bộ TT&TT và ADB.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng. |
Theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, ADB và Bộ TT&TT sẽ cùng xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động hợp tác cụ thể nhằm hỗ trợ nghiên cứu, xây dựng khung pháp lý, chính sách, giải pháp đột phá thúc đẩy nền kinh tế số. Mục tiêu là đưa nền kinh tế số của Việt Nam đạt 20% GDP vào năm 2025.
Bên cạnh đó, 2 bên sẽ tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ phát triển các nền tảng số quốc gia để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số một cách toàn dân và toàn diện.
Bộ TT&TT và ADB cũng sẽ nghiên cứu, thúc đẩy đầu tư vào các dự án hạ tầng số, hạ tầng ICT, hạ tầng viễn thông để biến đây thành nền tảng thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.
Ngoài ra, Bộ TT&TT và Ngân hàng Phát triển Châu Á sẽ cùng nhau chia sẻ các quan điểm về cách đạt được một xã hội số toàn diện, bền vững, an toàn đáng tin cậy và đổi mới.
Những khuyến nghị cho kinh tế số Việt Nam
Theo ông Andrew Jeffries - Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam, kỹ thuật số không chỉ còn là thứ làm đẹp. Thay vào đó, chuyển đổi số có tiềm năng trở thành phần cốt lõi của quá trình phục hồi kinh tế. Đồng thời, công nghệ số đem lại cả những cơ hội và thách thức mà Việt Nam cần chú ý.
Nền kinh tế số bao trùm đòi hỏi Chính phủ phải cân nhắc cẩn trọng các tác động của số hóa và các quy định, chính sách giúp hình thành nền kinh tế mới này.
Ông Andrew Jeffries - Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam. |
Đại diện ADB cho rằng, môi trường thuận lợi để áp dụng các công nghệ số và thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sẽ là những yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.
Việt Nam có thể phát triển kinh tế số bằng cách thu hút đầu tư vào ngành công nghệ, phát huy tài năng và kỹ năng công nghệ, đồng thời đẩy nhanh tốc độ tăng năng suất thông qua quá trình chuyển đổi số.
Khi hướng tới một xã hội số, Việt Nam cần tới các hướng dẫn và hỗ trợ để tận dụng tối đa công nghệ số nhằm củng cố cấu trúc xã hội, thúc đẩy phát triển văn hóa và tạo dựng lòng tin.
Chuyên gia của ADB cũng khuyến nghị Việt Nam cần nâng cao trình độ kỹ thuật số trong các nhóm dễ bị tổn thương, đảm bảo các thiết bị truy cập Internet có giá cả phải chăng và thu hút nhiều bên liên quan trong các cuộc thảo luận về chính sách công nghệ.
Về chính phủ số, Việt Nam cần số hóa các dịch vụ công, điều chỉnh các quy trình và thủ tục để tăng tốc độ và hiệu quả, cũng như thay đổi quy định và chính sách.
Theo đại diện Ngân hàng Phát triển Châu Á , thách thức về công nghệ cũng là thách thức về văn hóa. Do vậy, Việt Nam cần tới sự lãnh đạo và khuyến khích phù hợp để hiện thực hóa tham vọng của mình.
Trọng Đạt
Cục PTTH&TTĐT đang nghiên cứu, xây dựng kế hoạch hướng dẫn về chuyển đổi số ngành PTTH phối hợp với các DN công nghệ cung cấp nền tảng và các đơn vị truyền thông để có được những giải pháp công nghệ ứng dụng vào chuyển đổi số ngành PTTH.
">Vườn chuối, nơi phát hiện thi thể 2 bé gái
Lời khai “động trời”
Theo thông tin người dân địa phương cung cấp và kết quả điều tra ban đầu, tối 19/11, Đào Văn Hùng (SN 1986, ngụ thôn Vĩnh Trung, xã Khai Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội)có hành vi hiếp dâm một phụ nữ trên đoạn đường vắng ở thôn Vĩnh Trung. Hai học sinh phát hiện sự việc đã chạy về báo tin cho người làng đến giải cứu nạn nhân.
Bị dân làng tri hô vây bắt, Hùng quần áo xộc xệch leo lên xe máy chạy về nhà. Vụ việc được trình báo cơ quan chức năng. Ngay sau đó, Công an huyện Phú Xuyên cùng công an xã đến nhà Hùng mời đối tượng đến trụ sở làm việc, song đối tượng không hợp tác mà trèo lên nóc nhà cầm dao cố thủ.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, đến rạng sáng hôm sau, công an đã khống chế đối tượng, thu giữ con dao, đưa về trụ sở lấy lời khai.
Tại trụ sở công an, đối tượng thừa nhận hành vi phạm tội và khai: khoảng 11h ngày 19/11, Hùng đi xe máy, mang theo dao đến trục đường liên thôn gần nhà, nấp ở chỗ vắng người nhằm mục đích chặn đường, hãm hại các cô gái trẻ.
Thấy một phụ nữ cùng thôn đi ngang qua, Hùng lao ra khống chế, thực hiện hành vi đồi bại. Khi bị người dân phát hiện hô hoán đuổi theo, đối tượng nhảy lên xe máy rồi dùng dao đe dọa và phóng đi.
Không chỉ thừa nhận hành vi đồi bại vừa bị phát giác, Hùng còn khai hơn sáu tháng trước đã sát hại hai bé gái trong thôn. Ngay lập tức lời khai này được các điều tra viên Công an huyện Phú Xuyên xác minh, bởi đây có thể là tình tiết giúp tháo nút thắt trong vụ việc hai bé gái mất tích trước đó.
Về việc hai bé gái thôn Vĩnh Trung mất tích bí ẩn, ngày 14/5, gia đình hai chị em họ Tạ Thu Thảo (10 tuổi) và Nguyễn Thị Linh (9 tuổi) đến cơ quan công an trình báo việc con đi chơi không thấy về. Gia đình đã đi tìm khắp nơi nhưng không thấy. Từ đó đến nay, mặc dù gia đình ra sức tìm kiếm nhưng không có thông tin nào về hai bé gái.
Ngay trong ngày 22/11, công an huy động lực lượng có mặt quanh khu vực nhà Hùng để xác minh lời khai của đối tượng về việc chôn giấu thi thể hai bé gái trong vườn nhà.
Lúc đầu Hùng khai chôn hai thi thể ở gốc cây khế, nhưng lực lượng chức năng đào lên chỉ tìm thấy quần áo trẻ em. Lực lượng chức năng cũng mở rộng tìm kiếm xung quanh, thả lưới ao hồ đề phòng tình huống đối tượng khai vòng vo.
Nghi phạm Đào Văn Hùng |
Sau đó Hùng được dẫn giải về nhà để chỉ địa điểm chôn giấu các nạn nhân. Theo chỉ dẫn của đối tượng, lực lượng chức năng đã đào hai vị trí cách nhau chừng 50cm gần tường rào nhà Hùng. Từ đây vụ án “động trời” được phơi bày. Dưới hai hố sâu khoảng nửa mét, lực lượng chức năng tìm thấy hai thi thể trẻ em đã trong trạng thái phân hủy, song vẫn có thể nhận dạng.
Lập tức người nhà hai bé gái trong thôn mất tích cách đó sáu tháng được mời đến hiện trường nhận dạng. Bé Tạ Thu Thảo được người nhà khẳng định qua chiếc vòng tay bằng bạc và đôi khuyên tai vàng tây còn nguyên.
Bé gái còn lại được nhận dạng qua chiếc bờm tóc. Cơ quan chức năng đã giám định AND, kết quả hai thi thể được chôn trong vườn nhà Hùng đúng là hai bé gái trong thôn bị mất tích.
Vụ mất tích bí ẩn
Sự việc khiến người dân thôn Vĩnh Trung không khỏi bàng hoàng. Khắp các ngả đường ai nấy đều bàn tán phẫn nộ. Nhiều người cho biết Hùng từ bé có tiếng học giỏi, từng học đại học ngành tài chính ở miền Nam. Khoảng hai năm nay, thanh niên này về quê phụ giúp gia đình và chờ xin việc làm.
Về ngoại hình, Hùng được đánh giá “mặt mày sáng sủa”, vẻ thư sinh với cặp kính cận. “Không ai ngờ Hùng gây ra chuyện tày đình như thế. Nó hiền lành, gặp ai cũng chào hỏi lễ phép, không rượu chè, cờ bạc”, một người dân nói.
Được biết đối tượng Hùng là con út trong gia đình nghèo có 5 anh chị em. Trước khi sự việc xảy ra, Hùng sống cùng bố mẹ và anh trai mắc bệnh tâm thần nặng. Từ khi công an tìm được thi thể hai bé gái trong vườn nhà Hùng, căn nhà luôn đóng kín cửa. Hàng xóm cho biết bố mẹ Hùng cũng bị công an mời lên làm việc.
Ở nhà chỉ còn người anh tâm thần và hàng ngày vẫn có người đến cho anh này ăn uống. Trước đây Hùng nổi tiếng thông minh, học giỏi nên được một người trong thôn Vĩnh Trung đỡ đầu lo ăn học. Tốt nghiệp một đại học ở TP HCM, tuy nhiên Hùng không có công việc ổn định, gần đây có biểu hiện trộm cắp trái cây của người trong xã.
Đẩy chiếc cổng tre mục gãy xiêu vẹo, nhiều người dân dẫn PV vào hiện trường vụ án. Các hố đào trong vườn nhà Hùng vẫn còn ngổn ngang đất mới, xung quanh là chân nhang, vàng mã.
Theo quan sát, nhà Hùng nằm chung ngõ và cách nhà nạn nhân Thu Thảo chỉ hơn chục mét. Bố mẹ bé Thảo là anh Tạ Văn Khải (41 tuổi) và chị Nguyễn Thị Phương (35 tuổi) ngồi thất thần trước hiên nhà, ngước nhìn lên bàn thờ con vừa dựng tạm ở góc cửa.
Người mẹ gương mặt hốc hác, kiệt sức phải vào giường nằm. Gia đình cho hay từ khi con mất tích đến khi hay tin con bị sát hại, chị Phương từ hơn 50kg đã sụt hẳn 10kg, giờ chỉ còn khoảng 40kg, người gầy rộc.
Hiện trường phát hiện thi thể hai bé gái |
Một mình anh Khải tiếp khách, anh cố trấn tĩnh bằng những hơi thuốc lào nhưng giọng nói vẫn nghẹn ngào nước mắt. Anh kể hai vợ chồng làm ruộng là chính, ngoài ra anh có thêm nghề mộc, nhưng thu nhập bấp bênh. Vợ chồng anh có hai con, bé Trang là út. Thường ngày bé đi đâu đều xin phép bố mẹ, chưa từng tự ý đi chơi khỏi làng. Người cha nghẹn lời.
Nhớ lại buổi chiều khi con mất tích hơn sáu tháng trước, anh Khải cho biết hôm đó anh đi làm về không thấy con gái, hỏi vợ thì được trả lời cháu bé sang nhà bà ngoại ăn bún. Anh Khải yên tâm không hỏi nữa, nhưng một lúc sau, chị Trần Thị Dung (42 tuổi, mẹ bé Nguyễn Thị Linh) đạp xe sang nhà tìm con. Trước đó hai bé gái cùng chơi ở đầu ngõ, nhưng bé Thảo nói sang nhà bà ngoại, còn bé Linh nói đi về nhà.
Không thấy bóng dáng hai bé gái, người nhà mới cuống cuồng chia nhau đi tìm. Việc tìm kiếm hai bé gái được thông báo liên tục trên đài phát thanh nhưng cũng không có tung tích. Sau đó, hai gia đình tiếp tục thông báo tìm người trên đài truyền hình đồng thời trình báo công an.
Hơn nửa năm trôi qua, đến trưa 20/11 vừa qua, anh Khải đang dự đám cưới họ hàng thì nghe người làng rỉ tai nói hàng xóm nhà anh giết người chôn sau vườn. Linh tính không hay, anh bỏ dở bữa tiệc cưới chạy về nhà thì thấy rất nhiều công an, người dân đứng kín từ ngõ vào cổng nhà đối tượng Hùng.
Anh Khải định chạy vào vườn nơi lực lượng chức năng đang đào xới tìm thi thể hai bé gái nhưng bị cản lại. “Lúc đó tôi chắc chắn Hùng đã giết con mình”, anh nói.
Sau này xâu chuỗi lại sự việc, vợ chồng anh Khải cho rằng: chiều hôm mất tích, hai bé gái đi ngang qua nhà Hùng thì xảy ra chuyện dữ. “Không biết Hùng làm cách nào để dụ dỗ hai đứa trẻ vào nhà rồi hãm hại. Ở xóm này vắng người nên bọn nhỏ có kêu la có lẽ cũng chẳng ai nghe thấy. Cũng có thể chúng nó bị đe dọa không dám la lên”, người bố trầm giọng.
Cách nhà anh Khải chừng nửa cây số là nhà chị Trần Thị Dung (mẹ bé Nguyễn Thị Linh). Nhiều ngày nay, hàng xóm thường xuyên sang chuyện trò, chia buồn với người phụ nữ góa chồng nay lại mất con.
Năm 2014, chồng chị Dung là tài xế lái công nông tử vong trong một vụ tai nạn giao thông. Hai năm sau, chưa nguôi ngoai nỗi đau mất chồng, lại đến việc con gái út mất tích bí ẩn, cuối cùng hơn nửa năm mới tìm thấy thi thể trong nhà hàng xóm.
Người mẹ đau đớn kể về con gái tội nghiệp: “Trưa hôm mất tích, con bé đang nằm ngủ với tôi, bất chợt nó thức dậy mặc váy đẹp múa cho mẹ xem rồi hỏi đẹp không. Đến chiều, cháu xin phép sang nhà bạn chơi, còn tôi ra xưởng mộc làm việc. Tối về không thấy con đâu, tôi chạy đi tìm khắp nơi nhưng không thấy. Ai ngờ cơ sự lại ra thế này. Bé Linh học giỏi lắm, vừa đi thi viết chữ đẹp trên huyện về”.
Anh Khải xót xa trước bàn thờ con gái. |
Động cơ gây án khó hiểu
Sáng 21/11, lực lượng chức năng bàn giao thi thể hai bé gái cho gia đình để chôn cất. Gia đình nạn nhân cho biết cơ quan công an đã đưa hai bé về nghĩa trang xã Khai Thái, sau đó đã mời hai gia đình đến.
Theo lời anh Khải, khi gia đình làm các thủ tục chuẩn bị khâm liệm cho con gái thì phát hiện nhiều thương tích ở vùng sọ bé Thảo, nghi do vật tày cứng gây ra.
Tương tự, thi thể bé Linh cũng có tổn thương phần sau gáy, nhưng nhẹ hơn. Từ dấu vết này, gia đình hai bé gái cho rằng thủ phạm đã dùng gậy hoặc gạch đá đánh nạn nhân đến chết. “Về tin đồn Hùng giở trò đồi bại với các cháu, còn phải chờ cơ quan điều tra kết luận. Chúng tôi không dám nói trước điều gì nhưng khi tìm thi thể các cháu thấy áo quần được chôn riêng?”, anh Khải nói.
Gia đình các nạn nhân cũng thắc mắc làm cách nào đối tượng Hùng có thể che giấu tội ác suốt nửa năm mà không ai hay biết? Anh Khải cho biết từ khi sự việc được phát hiện, có thông tin nghi ngờ bố mẹ Hùng giúp con che giấu.
Anh nói: “Người ta còn đồn bố mẹ Hùng bị con trai dọa giết nếu nói ra sự việc. Nhưng chẳng lẽ vì thế mà họ bao che cho tội ác của con? Hay vì quá thương con mà họ không nói ra sự thật?”. Nhưng tất cả chỉ là tin đồn, kết luận còn phụ thuộc vào điều tra của công an.
Anh Khải bức xúc cho biết suốt nửa năm qua anh vẫn chào hỏi gia đình Hùng bình thường, trong quá trình tiếp xúc, cả Hùng lẫn bố mẹ không hề tỏ thái độ bất thường.
Còn chị Dung, mẹ bé Linh, ngậm ngùi: Sự việc đã xảy ra, nay dù có bắt thủ phạm đền tội thì con chị cũng không sống lại. “Vậy là hai cháu bị chôn suốt 190 ngày mà không ai thắp cho nén nhang, cúng cho bát cơm. Nếu sự việc được phát hiện sớm hơn, ít nhất hai đứa trẻ cũng được chôn cất tử tế”, chị xót xa.
Điều khiến gia đình hai nạn nhân cũng như người dân địa phương khó hiểu là động cơ gây án của Hùng. Nhiều người cho rằng thanh niên này bị bệnh tâm thần nhưng gia đình không cung cấp được giấy xác nhận của cơ quan y tế.
Hơn nữa, hàng ngày đối tượng vẫn sinh hoạt bình thường, không có biểu hiện bệnh tật bất thường. Có người lại cho rằng có thể do học xong không có việc làm khiến Hùng sống bất mãn, buông thả.
Tuy nhiên, không ít người bày tỏ nghi ngờ lâu nay Hùng che giấu lối sống tha hóa của bản thân: “Nghe nói Hùng đã giở trò đồi bại với nhiều người ở nơi khác. Cũng không biết nó tốt nghiệp đại học chưa, hay bỏ giữa chừng. Mọi người ở làng cũng chỉ nghe nói chứ chưa thấy tận mắt tấm bằng đại học của nó”, một phụ nữ trung niên nói.
Chị Dung chưa nguôi nỗi đau mất chồng, nay lại mất con |
Về gia đình hai nạn nhân, cả anh Khải lẫn chị Dung đều khẳng định không xảy ra bất kì mâu thuẫn nào với gia đình đối tượng Hùng. Khi sự việc chưa bị phát giác, thi thoảng họ vẫn gặp Hùng và bố mẹ dọc đường làng, hai bên nói chuyện bình thường.
Gia đình các nạn nhân và hàng xóm không lý giải được nguyên nhân phạm tội của Hùng. Còn tại cơ quan điều tra, đối tượng khai nguyên nhân gây án với hai đứa trẻ vô tội để trả thù việc bị người làng cản trở chuyện tình duyên. Hiện vụ án đã được Công an huyện Phú Xuyên chuyển lên Công an TP Hà Nội thụ lý theo đúng thẩm quyền.
Theo người dân địa phương, Hùng là con út trong gia đình nghèo có 5 anh chị em. Trong số 5 anh chị em Hùng thì có 3 anh em trai. Người anh cả mắc bệnh nặng. Một người nữa nghe nói đang sống ở miền Nam nhưng không rõ tung tích. Còn Hùng lại gây chuyện tày đình. Đối tượng vốn có tiếng thông minh, học giỏi nên được một người trong thôn Vĩnh Trung đỡ đầu lo ăn học. Tốt nghiệp một đại học ở TP HCM, tuy nhiên Hùng không có công việc ổn định, gần đây có biểu hiện trộm cắp trái cây của người trong xã. Nhiều năm gần đây, gia đình Hùng sống khép kín, ít giao lưu với hàng xóm. Trước khi sự việc xảy ra, Hùng sống cùng bố mẹ và anh trai mắc bệnh tâm thần nặng. Từ khi công an tìm được thi thể hai bé gái trong vườn nhà Hùng, căn nhà luôn đóng kín cửa. Hàng xóm cho biết bố mẹ Hùng cũng bị công an mời lên làm việc. Ở nhà chỉ còn người anh tâm thần và hàng ngày vẫn có người đến cho anh này ăn uống. |
(Tên hai nạn nhân đã được thay đổi)
(Theo Baophapluat)
">Thông tư 65 có một số điểm mới so với Thông tư 01/2016 được áp dụng trước đây mà lái xe cần biết, cụ thể như sau:
1. CSGT phải công khai kế hoạch tuần tra kiểm soát
Thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT), lực lượng CSGT phải công khai các kế hoạch sau: kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề về giao thông; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thường xuyên trên tuyến, địa bàn được phân công phụ trách.
Theo đó, có bốn hình thức thông báo công khai của CSGT gồm:
- Niêm yết tại trụ sở tiếp công dân của đơn vị;
- Đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục CSGT hoặc Cổng thông tin điện tử của công an cấp tỉnh, Phòng CSGT;
- Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng;
- Sử dụng các hình thức công khai khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, có bốn nội dung mà lực lượng CSGT phải thông báo công khai theo quy định tại Thông tư này là: Đơn vị; tuyến đường làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm; loại phương tiện, hành vi vi phạm tiến hành kiểm soát, xử lý; thời gian thực hiện kế hoạch.
2. CSGT chỉ được dừng phương tiện trong 4 trường hợp
Một trong những nội dung đáng chú ý của Thông tư này là quy định lại về các trường hợp CSGT được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát. Theo đó, chỉ còn nêu 4 trường hợp, thay vì 5 trường hợp như trước đây, gồm:
- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm về giao thông và các hành vi vi phạm khác;
- Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông;
- Có văn bản đề nghị của thủ tưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra, văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm…
CSGT chỉ được dừng phương tiện trong 4 trường hợp |
3. CSGT không nhất thiết phải giơ tay chào người vi phạm
Điều 18 Thông tư 65 nêu rõ: Khi phương tiện giao thông cần kiểm soát đã dừng đúng vị trí theo hướng dẫn, CSGT được phân công làm nhiệm vụ kiểm soát đứng ở vị trí phù hợp, an toàn, thực hiện như sau:
- Thông báo và đề nghị người điều khiển phương tiện giao thông thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, xuống phương tiện và xuất trình các giấy tờ có liên quan theo quy định.
- Thực hiện động tác chào theo Điều lệnh Công an nhân dân hoặc chào bằng lời nói: “Chào ông, bà, anh, chị...” (trừ trường hợp biết trước người đó thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm, phạm tội quả tang, đang có lệnh truy nã), sau đó nói lời: “Yêu cầu ông, bà, anh, chị... cho chúng tôi kiểm soát các giấy tờ có liên quan và kiểm soát phương tiện giao thông”.
- Khi tiếp nhận được các giấy tờ (nếu có), thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông và những người trên phương tiện giao thông biết lý do kiểm soát, sau đó thực hiện kiểm soát những nội dung quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này.
- Sau khi kiểm soát xong, cán bộ CSGT báo cáo Tổ trưởng về kết quả kiểm soát, thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông, những người trên phương tiện giao thông biết kết quả kiểm soát, hành vi vi phạm (nếu có), biện pháp xử lý và nói lời: “Cảm ơn ông, bà, anh, chị,... đã hợp tác với lực lượng Cảnh sát giao thông để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”. Đối với phương tiện giao thông chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên, trực tiếp lên khoang chở người để thực hiện kiểm soát và thông báo kết quả kiểm soát.
- Khi có căn cứ cho rằng trong người tham gia giao thông, phương tiện vận tải, đồ vật có cất giấu tang vật, phương tiện, tài liệu được sử dụng để vi phạm hành chính thì được khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
- Trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
4. CSGT được huy động phương tiện khác trong trường hợp cấp bách
Theo điều 8 của Thông tư 65, Lực lượng CSGT được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn, ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, CSGT đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đang điều khiển, sử dụng phương tiện đó.
Việc huy động được thực hiện dưới hình thức yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản.
5. CSGT được sử dụng cả súng trường, súng tiểu liên
Điều 11 Thông tư 65 quy định về vũ khí, phương tiện của CSGT:
- Vũ khí, công cụ hỗ trợ của lực lượng CSGT, gồm: Súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng bắn đạn cao su, súng bắn đạn hơi cay, súng bắn đạn đánh dấu sơn, bình xịt hơi cay, dùi cui điện, áo giáp, khóa số 8.
- Phương tiện thông tin liên lạc, gồm: Bộ đàm, điện thoại, máy fax, máy tính lưu trữ, truyền nhận dữ liệu, máy in.
Từ 5/8/2020, CSGT được sử dụng nhiều vũ khí, phương tiện, thiết bị hơn trước đây. |
6. CSGT được sử dụng cả xe đạp để tuần tra kiểm soát:
Điều 11 Thông tư 65 bổ sung thêm loại phương tiện xe đạp vào danh mục các phương tiện giao thông hỗ trợ CSGT tuần tra, kiểm soát. Đây là phương tiện phù hợp cho CSGT khi tuần tra, kiểm soát trong các tuyến phố, tuyến đường đi bộ thuộc các đô thị.
7. Xử lý vi phạm thông qua hình ảnh trên mạng xã hội
Điều 24 của Thông tư 65 có bổ sung một điểm mới trong việc tiếp nhận, xác minh thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ do tổ chức, cá nhân cung cấp hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội
Theo đó thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được tiếp nhận từ các nguồn sau:
- Ghi thu được bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân (không phải phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ);
- Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội.
Hỉnh ảnh, video được đăng tải lên mạng xã hội cũng sẽ là căn cử để CSGT xử phạt |
8. CSGT cấp huyện được ra đường quốc lộ xử phạt vi phạm giao thông
Theo quy định hiện hành, CSGT cấp huyện không được tự tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về TTATGT trên đoạn quốc lộ mà chỉ được phép tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về TTATGT trên đoạn quốc lộ đi qua địa giới hành chính quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thị trấn thuộc huyện khi phối hợp với phòng CSGT theo kế hoạch của giám đốc công an cấp tỉnh.
Còn theo Điều 6 Thông tư 65, lực lượng CSGT cấp huyện được kiểm soát, xử lý trên một số tuyến Quốc lộ, đoạn Quốc lộ theo phân cấp của Cục CSGT hoặc Phòng CSGT các tỉnh, thành phố.
Như vậỵ, từ 5/8, CSGT cấp huyện có thể tự bố trí lực lượng, tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến quốc lộ, đoạn quốc lộ không phải là tuyến quốc lộ trọng điểm, quốc lộ có tình hình TTATGT phức tạp (bao gồm cả các đoạn đường tránh quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và thị trấn thuộc huyện).
Hướng dẫn cài Bluezone:
Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19