Lịch thi đấu của B.Bình Dương tại V.League 2020 lượt đi

Thể thao 2025-01-27 10:43:30 6152
ịchthiđấucủaBBìnhDươngtạiVLeaguelượtđlịch đá hôm nay   Hoàng Ngọc - 21/01/2020 15:03  V-League
本文地址:http://wallet.tour-time.com/news/382d199445.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Petrojet vs Al Masry, 21h00 ngày 23/1: Bắt nạt ‘lính mới’

Nằm bên cạnh sông Dương Tử, thành phố Lô Châu, Tứ Xuyên, Trung Quốc, có một ngôi làng mang tên Hà Gia Bá, nổi tiếng với nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng đặc biệt: đá cuội.

Các hộ gia đình ở làng Hà Gia Bá tuy sống cạnh sông nhưng lại không sinh sống bằng nghề đánh bắt cá mà nhiều năm nay thu nhập của dân làng chủ yếu là từ việc đi nhặt những viên đá cuội dưới lòng sông Dương Tử rồi đem bán. Không ít nhà chỉ nhờ bán được một viên đá đã có thể đổi nhà, mua xe.

Ngôi làng ẩn chứa báu vật ở đáy sông, chỉ cần nhặt đại một cục đá cuội đem bán cũng đủ tiền mua xe, sửa nhà - Ảnh 1.

Đá sông Dương Tử có tiếng là độc nhất vô nhị và mang giá trị sưu tầm cao, được nhiều người chơi săn lùng. (Ảnh: dituq).

Làng Hà Gia Bá được mọi người nhắc đến với tên gọi Kỳ Thạch Trấn bởi khu vực sông Dương Tử ở đây có rất nhiều đá với đủ mọi hình dáng, màu sắc kì lạ tuyệt đẹp. Đá sông Dương Tử có tiếng là độc nhất vô nhị và mang giá trị sưu tầm cao, được nhiều người chơi săn lùng.

Hàng năm đến mùa đông, nước sông Dương Tử bắt đầu rút xuống sẽ để lộ ra một bãi cạn với hàng trăm nghìn viên đá. Đó cũng là khoảng thời gian dân làng Hà Gia Bá bắt đầu rộn ràng vào vụ "thu hoạch" đá.

Ngôi làng ẩn chứa báu vật ở đáy sông, chỉ cần nhặt đại một cục đá cuội đem bán cũng đủ tiền mua xe, sửa nhà - Ảnh 2.
Bãi đá bên bờ sông Dương Tử. (Ảnh: dituq).

Hàng ngày, người dân ở đây sẽ đeo một chiếc gùi trên lưng, đi dọc bờ sông và lượm đá. Sau khi lượm về, họ sẽ tiếp tục phân loại, đặt tên và trưng bày. Hầu như nhà nào ở Hà Gia Bá cũng chất đầy đá ở sân, chờ "người sành đá" đến thưởng thức và trao đổi.

Với những ai có tay nghề lượm đá lâu năm, họ sẽ dễ dàng nhận ra được viên đá nào có giá trị mua bán cao. Đá có hoa văn, màu sắc và hình dáng càng độc thì càng bán được nhiều tiền.

Theo như dân ở đây kể lại, từng có người dân trong làng bán được một viên đá với giá 140.000 NDT (khoảng gần 500 triệu đồng) và đây cũng là một kỷ lục cho tới nay chưa viên đá nào phá vỡ được.

Ngôi làng ẩn chứa báu vật ở đáy sông, chỉ cần nhặt đại một cục đá cuội đem bán cũng đủ tiền mua xe, sửa nhà - Ảnh 3.
Nhà nào ở Kỳ Thạch Trấn cũng có rất nhiều đá chất thành núi ở trong sân. (Ảnh: dituq).
Ngôi làng ẩn chứa báu vật ở đáy sông, chỉ cần nhặt đại một cục đá cuội đem bán cũng đủ tiền mua xe, sửa nhà - Ảnh 4.
Đá lượm về được phân loại, đặt tên, chờ người "sành đá" đến mua. (Ảnh: dituq).

Được biết nghề nhặt đá có thể mang lại thu nhập từ 180 - 250 triệu đồng mỗi năm. Ông Vương, một người trong làng cho hay: "Những người như tôi tuy không có lương hưu nhưng nhờ vào việc nhặt đá rồi bán cho những tay sưu tầm cũng đủ để có cuộc sống thoải mái".

Câu chuyện về nghề nhặt đá lạ kỳ ở làng Hà Gia Bá khiến nhiều cư dân mạng phải thốt lên: "Người dân ở đây quá may mắn! Chỉ cần ra bờ sông nhặt đại viên đá cũng có thể bán kiếm tiền".

Có người hài hước bày tỏ: "Đi bán đá lương còn còn nhiều hơn là đi làm thuê nữa".

Ngôi làng ẩn chứa báu vật ở đáy sông, chỉ cần nhặt đại một cục đá cuội đem bán cũng đủ tiền mua xe, sửa nhà - Ảnh 5.
Nghề nhặt đá có thể mang lại thu nhập từ 180 - 250 triệu đồng mỗi năm. (Ảnh: dituq).

Không ít ý kiến cho rằng giá trị của viên đá này cũng do truyền tai nhau rồi đẩy giá lên cao chứ thực chất viên đá chỉ dùng để trưng bày chứ không có gì quý hiếm, cũng không có bất cứ lợi ích nào khác.

Theo Gia đình và Xã hội

Ngôi làng kỳ lạ: Người dân không có tên, gọi nhau bằng tiếng huýt sáo

Ngôi làng kỳ lạ: Người dân không có tên, gọi nhau bằng tiếng huýt sáo

Thay vì gọi nhau bằng cái tên thông thường, người dân làng Kongthong gọi nhau bằng tiếng huýt sáo. Đáng nói, họ gọi hoàn toàn chính xác, không bao giờ nhầm người.

">

Ngôi làng chứa 'báu vật', bán một cục đá ở sông cũng đủ tiền xây nhà

Ca sĩ Hoàng Quyên.

Album A Diary of Melody vừa phát hành dưới dạng vật lý với chất liệu sơn mài giới hạn 100 bản và cũng được phát hành trên các nền tảng nhạc số. Đây là album phòng thu thứ 4 trong 10 năm hoạt động ca hát của Hoàng Quyên nhưng là album có ý nghĩa khởi đầu hành trình từ một giọng ca pop chuyển sang địa hạt singer-songwriter (nghệ sĩ tự hát sáng tác của mình).  

Hoàng Quyên và nhạc sĩ - nhà sản xuất âm nhạc Benjamin James. 

Album mở đầu với bài hát The Square- sáng tác đầu tiên của Hoàng Quyên. Chia sẻ về cảm hứng này, Hoàng Quyên nhớ lại: "Đó là một buổi chiều mưa tháng 7, khi tôi đi bộ trên quảng trường gần nhà. Xúc cảm tình yêu buồn như màn mưa thấm tan vào không gian và nỗi niềm, giai điệu cứ thế cất lên 'ngày mưa trời buồn, quảng trường rộng lắm, em trên lối một mình...'khắc họa hình ảnh cô gái mong manh, cô đơn, bước đi trên quảng trường của thực tại lẫn tâm tưởng".

Trong khoảng 1 tháng, Hoàng Quyên sáng tác liên tục, mỗi ngày một bài. AlbumA Diary of Melody chắt lọc 8 ca khúc - từ 30 bài cô sáng tác như cuốn nhật ký giãi bày tâm tư về vẻ đẹp của tình yêu, cuộc sống và chính những trải nghiệm của nữ ca sĩ.

Những bản nhạc được trưng bày tại buổi ra mắt album.

Cảm thức không gian rộng lớn từ bài hát mở đầu The Squarevà kết thúc “cuốn nhật ký” bằng dòng chảy thời gian với ca khúc Bốn mùa để yêuđầy hoan ca. Nghe trọn A Diary of Melody cảm nhận tiếng hát Hoàng Quyên như thứ rượu được chưng cất, ủ ướp lâu năm, nguyên sơ mà dịu ngọt, sóng sánh trong từng giọt giai điệu.

Không chỉ khai phá tài năng viết ca khúc, A Diary of Melodycòn là bước bứt phá của Hoàng Quyên trong vai trò sản xuất khi trực tiếp tham gia vào quá trình làm nhạc cùng cộng sự trong nước và quốc tế như: Thanh Bùi, Benjamin James (đặt hợp âm), Tim Vander (nhà sản xuất âm nhạc của Adele, Taylor Swift…).

Album này cũng có bước tiến về sản xuất khi được hợp tác với hãng thu âm hàng đầu thế giới Abbey Road London ở khâu mastering (bước cuối cùng của quá trình hậu kỳ âm thanh, cân bằng các yếu tố âm thanh và tối ưu hóa việc phát trên tất cả hệ thống đa phương tiện).

Sau nhiều năm không đi hát để tập trung cho giáo dục âm nhạc, đây là lần hiếm hoi Thanh Bùi trở lại với vai trò ca sĩ. Chính anh là người nhận ra Hoàng Quyên có tiềm năng viết ca khúc và đề nghị cô học thêm về sáng tác.

Không gian 'liên văn hóa' trưng bày các tác phẩm hội hoạ và âm nhạc. 

Tại không gian ra mắt album, Hoàng Quyên cũng giới thiệu với giới mộ điệu triển lãm bao gồm phần trình chiếu MV âm nhạc-hội họa của cô cùng họa sĩ Vũ Đình Tuấn mang tên Xin cho hôm nay trôi đi,trưng bày gần 40 tác phẩm tranh lụa, sơn dầu, sơn mài, nghệ thuật sắp đặt của các nghệ sĩ đã thành danh Vũ Đình Tuấn, Tào Linh, Nguyễn Trần Cường, Vũ Hiệp, Nguyễn Mạnh Thắng và Lê Đăng Ninh.

Hoàng Quyên cho hay đây là một dự án mới mẻ, một “bảo tàng chuyển động” thể hiện sự đồng điệu tâm hồn giữa các nghệ sĩ, mang tinh thần “liên văn hóa” khi giao thoa các loại hình nghệ thuật trong cùng không gian và thời gian.

Hoàng Quyên tiết lộ mối duyên đặc biệt với Thanh BùiĐây là dịp hiếm hoi công chúng yêu nhạc Việt Nam được có cơ hội tiếp cận tiếng hát của Thanh Bùi sau 10 năm, trong album 'A Diary of Melody - Cuốn nhật ký bằng giai điệu'.">

Ca sĩ Hoàng Quyên bắt tay với nhà sản xuất của Taylor Swift

Nhận định, soi kèo Melbourne Victory vs Sydney FC, 15h35 ngày 24/1: Cửa trên ‘tạch’

Bộ 5 quyền lực của "Vote for five".

Dàn huấn luyện viên Vote for fiveđược công bố chính thức là ca sĩ Đông Nhi, Isaac và Trúc Nhân.

Từng xây dựng thành công 2 nhóm nhạc Uni5 và LipB, Đông Nhi muốn truyền lại những gì mình có cho người trẻ. Với cô, đam mê là yếu tố quyết định bên cạnh tài năng hay ngoại hình. 

"Tôi ở đây để truyền đạt kinh nghiệm, sự tự tin lẫn lì lợm đến các thí sinh. Hi vọng các bạn sẽ xem đây là cơ hội cuối cùng để tỏa sáng", ca sĩ nói.

Isaac - trưởng nhóm 365 - đã chờ quá lâu một show sống còn đúng nghĩa dành cho nhóm nhạc thần tượng. Anh nói: "Để một nhóm nhạc tồn tại, ngoài tài năng, các bạn phải yêu thương nhau. Nhóm 365 yêu thương nhau như thế mà đi 6 năm vẫn chia tay. Các bạn phải giỏi và đi bền hơn bất cứ nhóm nhạc nào từng có ở Việt Nam".

Ca sĩ Đông Nhi.

Trong khi đó, Trúc Nhân "phá lệ" nhận lời mời làm huấn luyện viên vì đây là chương trình đầu tiên mà quyền loại thí sinh 100% thuộc về khán giả. "Tôi thực sự không thích làm huấn luyện viên phải loại thí sinh của mình", anh nói. 

Hai host của chương trình là Hari Won và Trịnh Thăng Bình. Bà xã Trấn Thành học rất nhiều điều hay tại cuộc thi. Cô và Trịnh Thăng Bình tự nhận dù không phải huấn luyện viên vẫn nói rất nhiều, thậm chí tham gia bảo vệ, khen, chê thí sinh. 

Chương trình truyền hình thực tế Vote for fivelà show sống còn nhằm tìm kiếm 5 ca sĩ để thành lập một nhóm nhạc thần tượng nam. Motif show sống còn phổ biến nhiều năm tại các thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc nhưng lần đầu ra mắt tại Việt Nam.  

Sau khi sơ tuyển, ban tổ chức tìm được 100 gương mặt phù hợp trong độ tuổi 18 - 28 để tiến hành đào tạo kỹ năng, luyện tập và biểu diễn theo các chủ đề hoặc thử thách âm nhạc. Theo đó, những chủ đề, thử thách này bảo đảm tính chuyên môn, xu hướng và giải trí. 

Điểm đặc biệt nhất của Vote for five, khán giả nắm 100% quyền "sinh sát" giữ/loại thí sinh, phần bình chọn được công khai minh bạch bằng công nghệ. 

Nguyễn Hà - Mỹ Loan

">

Đông Nhi truyền sự lì lợm, Hari Won 'nói nhiều' ở show sống còn

vo chong chung to 2.jpg
Vợ chồng anh Nghĩa, chị Thảo cùng là tiếp viên trên tàu SE05

“Tôi từng tự nhủ sau này không lấy gái đường sắt…”

Vợ chồng anh Nghĩa và chị Thảo đã hơn 10 năm cùng làm việc trên chuyến tàu đường sắt Bắc Nam nhưng khác tổ tiếp viên. Do đặc thù công việc, cả hai đều có những chuyến đi dài ngày theo tàu.

Nếu để con ở lại nhà trọ trên thành phố thì phải thuê người đưa đón và chăm sóc con. Thu nhập của vợ chồng chị Thảo không đủ để chi trả cho người giúp việc. Vì thế, cặp vợ chồng sinh năm 1986 phải gửi 2 con về quê nhờ ông bà ngoại chăm sóc.

Anh Nghĩa chị Thảo cũng nhiều lần bỏ lỡ các dịp đồng hành cùng con như khai giảng, đi tham quan, họp phụ huynh… Dù rất thương con nhưng họ không thể tham gia được. Rất may gia đình và mọi người đều hiểu, thông cảm cho đặc thù công việc của tiếp viên đường sắt.

 Chị Thảo tâm sự: "Trước đây chúng tôi đi khác mác (số hiệu tàu - pv) thì còn được ở nhà nghỉ cùng nhau 1-2 ngày giữa mỗi lần lên ban (đi làm trên chuyến tàu khứ hồi - pv).Giờ đây, chúng tôi cùng làm trên 1 mác tàu, nếu đi lệch ban thì khi tổ này về ga, tổ còn lại sẽ lên đường. Chồng về thì vợ đi nên chúng tôi chỉ được 1-2 lần nhìn qua cửa sổ quan sát người kia rời ga trên chuyến tàu ngược chiều".

vo chong tiep vien duong sat 1.jpg
Tâm niệm sẽ không yêu và cưới vợ cùng ngành, nhưng duyên số lại kết nối anh Lưu và chị Vân An thành đôi. Không những thế, sau nhiều năm công tác, cả hai lại cùng chung 1 tổ tàu, cùng là tiếp viên phục vụ trên chuyến tàu Bắc Nam có số hiệu SE05.

“Bố tôi là nhân viên ngành đường sắt. Tuổi thơ tôi lớn lên, gắn liền với nhà ga Cầu Yên (Hoa Lư, Ninh Bình). Vì thế, tôi quá am hiểu về những thiệt thòi mà nhân viên ngành đường sắt gặp phải. Tôi luôn tâm niệm không lấy gái đường sắt làm vợ, vậy mà không hiểu duyên số thế nào vẫn có cô vợ là tiếp viên đường sắt”, anh Đinh Như Lưu - trưởng tàu an toàn tàu khách SE05 cười nói.

Vợ anh, chị Vân An là tiếp viên phục vụ ăn uống cho hành khách trên đoàn tàu Thống Nhất.

Anh Lưu sinh năm 1977 hơn chị An 5 tuổi. Hai anh chị học cùng khóa tại trường đào tạo nghề đường sắt, cùng chơi chung với một nhóm bạn và bây giờ lại cùng nhau làm việc trên mỗi chuyến tàu. 

Chị An tâm sự với phóng viên VietNamNet: "Hai vợ chồng tôi cùng làm trên 1 chuyến tàu có nhiều cái hay nhưng cũng có cái thiệt thòi. Khi con còn nhỏ, 2 vợ chồng tôi muốn đi khác tổ nhau để có người ở nhà chăm con. Nhưng sau này, do thời gian xoay vòng giữa các ca của chúng tôi lệch nhau không nhiều, lại do hoàn cảnh chúng tôi đành xin được làm cùng tổ cùng ca từ năm 2017".

vo chong tiep vien duong sat 2.jpg
Anh Lưu đang đảm nhận vị trí trưởng tàu an toàn - đảm bảo an toàn trên mỗi hành trình của đoàn tàu SE05

“Vợ tôi bị tai nạn giao thông nên không thể đi xe máy được. Vì thế, tôi xin làm cùng tổ để 2 vợ chồng thuận tiện hơn trong lúc làm việc cũng như ở nhà. Tôi lại làm xe ôm không công cho bà xã, thế là được đồng hành cùng vợ trên mỗi chặng đường, mỗi chuyến đi”, anh Lưu tiếp lời vợ.

Một ngày của nữ tiếp viên đường sắt

Trước khi tàu lăn bánh, tiếp viên hàng ăn như chị An phải nhận đồ giải khát, tự bê vác từ kho lên toa và sắp xếp gọn gàng. Công việc mỗi ngày của chị An là kéo xe hàng ăn đẩy đi các toa, phục vụ nước uống, đồ ăn cho khách đi tàu. 

“Mình phải tự làm hết những việc đó dù bị đau lưng, thoát vị đĩa đệm. Vất vả nhất là khi di chuyển xe hàng ăn qua các đầu đấm (khấc nối giữa 2 toa tàu - pv) rất nặng. Nhưng vẫn phải cố gắng làm vì các thành viên trong tổ tàu ai cũng có công việc riêng, không thể giúp đỡ”, chị An kể lại. 

vo chong tiep vien duong sat 3.jpg
Chị An chốt sổ sách sau mỗi phiên làm việc trên tàu

Chị Đoàn Thảo làm việc trên tàu SE từ năm 2009 tới nay. Công việc quen thuộc của chị mỗi khi đi tàu cũng giống như bao đồng nghiệp khác. Chỉ có điều, do sống ở quê cùng bố mẹ và con cái, nên mỗi khi đi làm chị Thảo phải đi rất sớm. Chị rời nhà từ lúc 5h30 sáng để kịp lên cơ quan nhận kế hoạch chuẩn bị tác nghiệp và nhận chăn ga gối từ kho giặt là. 

Tiếp đến, nữ tiếp viên thay chăn ga gối, dọn vệ sinh toa tàu mình phụ trách và 14h chuẩn bị đón khách lên tàu. 15h30 tàu lăn bánh từ Hà Nội đi TP.HCM cũng chính là thời gian chị bắt đầu lên ban.

“Tôi thích làm giáo viên nhưng dòng đời xô đẩy, nhân duyên lại trở thành tiếp viên đường sắt. Khi mới vào nghề, tôi đi tuyến Hà Nội - Lào Cai. Lúc tàu đi qua nhà dân thấy họ đang quây quần xem tivi mà nhớ nhà vô cùng. Tôi còn bị say tàu, về nhà rồi mà người vẫn lâng lâng chòng chành như đang trên tàu vậy. Bây giờ đi nhiều thành quen, tôi lại thấy yêu nghề”, chị Thảo nhớ lại. 

Tự hào và quyết tâm bám trụ với nghề tiếp viên đường sắt

Chị An kể, bình quân, thu nhập mỗi tháng của chị chỉ từ 5-6 triệu đồng. Sau 21 năm làm nghề tiếp viên, lần đầu tiên và duy nhất chị đạt mức lương 10 triệu đồng là vào tháng 1/2023 vì tháng đó đi tăng cường 6 chuyến liên tiếp, gần như cả tháng ở trên tàu.

"Lương ngành chúng tôi không được cao như các ngành khác, cũng phải yêu nghề thì chúng tôi mới gắn bó với nghề lâu như vậy. Được cái, chúng tôi sống ở quê cùng ông bà, tự cung tự cấp chăn nuôi cấy hái nên không phải lo tiền ăn uống. Tôi tranh thủ bán hàng online khi đi tàu. Khi được nghỉ 4 ngày thì đi gặt hái, cấy lúa, nuôi gà cho bố mẹ", chị Thảo nói.

Con trai anh Lưu, chị An từ bé đã quen với việc "đi ké" tàu của bố mẹ, tự xuống ga Ninh Bình rồi về quê ăn Tết cùng ông bà nội vì bố mẹ bận phục vụ hành khách trong các dịp cao điểm Tết

Vì tính chất công việc phục vụ trên tàu rất vất vả, bê vác hoặc trượt chân ngã nguy hiểm nên những nữ tiếp viên có thai sẽ không được đi làm. Cách đây 18 năm, khi chị Vân An mang thai con đầu lòng, do cơ thể gọn gàng nên chị giấu lãnh đạo, vẫn đi phục vụ ăn uống cho hành khách bình thường.

Tới tận tháng thứ 8, bụng đã to, chị mới đành phải nghỉ ở nhà. "Nói mình yêu ngành yêu nghề thì hơi lý thuyết. Nhưng thực sự nghề đảm bảo cuộc sống cho mình, gắn bó hơn 20 năm thì mình phải yêu và gắn bó thôi”, chị cười nói.

“Tuy cuộc sống của nhân viên đường sắt vẫn còn nhiều thiếu thốn nhưng bù lại được đi đây đi đó gọi là du lịch qua ô cửa sổ con tàu miễn phí. Nhiều người bạn sẵn sàng giúp đỡ tôi tìm việc khác thu nhập cao hơn, phát triển kinh tế gia đình hơn nhưng vợ chồng tôi bằng lòng với những gì mình đang có. Tôi rất tự hào và hãnh diện vì công việc của mình", anh Lưu nói.

Xem video: Cảnh đẹp Việt Nam được anh Lưu quay từ tàu hoả

vo chong tiep vien duong sat 11.jpg
Những bài thơ dạt dào cảm xúc của anh Lưu thể hiện sự lạc quan yêu đời, yêu nghề

Có người từng nghĩ, nghề lái tàu, tiếp viên đường sắt là những công việc nhàn hạ, ổn định, lại được rong ruổi qua nhiều vùng đất. Thực tế, đó là những công việc vô cùng gian nan, vất vả và có không ít hiểm nguy. Tuy nhiên, như các nghề khác, nghề lái tàu hay làm tiếp viên đường sắt cũng có những nốt trầm, nốt thăng, có vui, có buồn, có nụ cười và cả những giọt nước mắt.

Trong quá trình thực hiện loạt bài về nghề lái tàu, nghề tiếp viên đường sắt này, phóng viên VietNamNet đã có những cuộc trò chuyện thân tình, đầy ý nghĩa với những anh, chị có thâm niên trong nghề. Từ những chia sẻ chân thực, thẳng thắn của những người lái tàu, tiếp viên đường sắt “lão luyện” ấy có thể thấy được phần nào bức tranh về công việc của họ với nhiều cung bậc cảm xúc. 

">

Cặp đôi tiếp viên thoáng nhìn nhau rời ga trên chuyến tàu ngược chiều

Đoạn video trên đã được câu lạc bộ ô tô Tesla Owners of Silicon Valley đăng tải lên mạng xã hội và sau đó chính tay Elon Musk chia sẻ lại với lời giải thích nửa đùa nửa thật: "Chúng tôi đã trút toàn bộ băng đạn của một khẩu súng Tommy vào cửa tài xế theo phong cách Al Capone”. (Al Capone là một trùm gangster người Mỹ nổi tiếng trong thập niên 20 của thế kỷ trước, với khẩu súng tiểu liên Thompson/Tommy yêu thích).

Ngay sau khi ông chủ của Tesla lên tiếng, mạng xã hội đã "dậy sóng" và chia làm 2 chiến tuyến. Những người hâm mộ Tesla coi đoạn clip này là một ví dụ "tuyệt vời không thể tin được" về sự đổi mới của nhà sản xuất ô tô Mỹ, ngược lại, nhiều người khác lại không bị thuyết phục về độ an toàn của chiếc xe hay tính xác thực trong những tuyên bố của Musk về đoạn clip.

Đáng chú ý, đoạn clip xuất hiện và lan truyền sau khi Elon Musk lên tiếng thừa nhận "đã tự đào mồ chôn mình với mẫu Cybertruck". CEO của Tesla cho biết sẽ bắt đầu bàn giao lô xe đầu tiên đến tay khách hàng vào ngày 30/11, nhưng thừa nhận việc sản xuất Cybertruck cực kỳ khó. Bán tải chạy điện Tesla Cybertruck đã phải trì hoãn việc bán hàng suốt 4 năm qua.

">

Elon Musk lại 'nổ' về khả năng chống đạn của bán tải chạy điện Tesla Cybertruck?

友情链接