游客发表
Ngon thôi chưa đủ
Thời gian gần đây,ónngonđãđủman utd đấu với bodø/glimt dân tình được dịp “dậy sóng” vì tin tức một chuỗi trà sữa đình đám đóng cửa tại Việt Nam. Từng khiến các tín đồ ăn uống xếp hàng dài trong trời mưa những ngày đầu ra mắt, sự ra đi của thương hiệu này tưởng chừng quá đột ngột.
Thế nhưng, nhìn nhận một cách thực tế, sự thất bại của thương hiệu là kết cục tất yếu của mô hình kinh doanh chưa thật sự hướng đến người dùng. Trước hàng loạt những cái tên như Gong Cha, The Alley,… có khả năng “chiều” theo mọi nhu cầu của khách hàng trẻ với menu được làm mới liên tục thì hương vị trà sữa đúng chuẩn Đài Loan cũng chưa đủ để giúp thương hiệu trụ vững trên thị trường.
Có thể nói, món ngon vẫn là điểm mạnh nhưng không còn là lợi thế tuyệt đối trong kinh doanh F&B hiện nay. Bởi F&B không chỉ là ngành bán đồ ăn, thức uống, mà bán luôn cả dịch vụ kèm trải nghiệm cho khách hàng. Không xuất phát từ đúng những gì khách hàng và thị trường đang cần, thất bại là chuyện sớm muộn.
Hiểu rõ “tính khí" khách hàng là chìa khoá để các doanh nghiệp kinh doanh ẩm thực hiệu quả |
Đơn cử, nhiều chủ quán, quản lý nhà hàng thường tự lên thực đơn theo cảm tính, kinh nghiệm cá nhân mà không căn cứ vào thị hiếu thực tế. Chưa kể, bản thân khái niệm “ngon” cũng không phải bất di bất dịch mà biến đổi không ngừng do khẩu vị, xu hướng thay đổi.
Sự thay đổi nhanh chóng trong khẩu vị, xu hướng đang làm khó không ít người mới bắt đầu sự nghiệp kinh doanh ẩm thực. Điển hình, trong cuộc thi Món ngon quán Việt - nơi hội tụ các đầu bếp chuyên nghiệp, nhiều đầu bếp chia sẻ về việc món ăn ngon nhưng không thu hút được lượng khách như mong đợi. “Có những món tôi rất đầu tư để biến tấu, kết hợp hương vị hài hoà nhưng thực khách không mấy hứng thú. Ngược lại, những món bình thường nhưng nếu bài trí, đặt tên hấp dẫn, lạ một chút lại hút khách hơn”, một đầu bếp tham gia cuộc thi nhận định.
Tận dụng nền tảng công nghệ để “đọc vị” nhu cầu khách hàng
Ngày nay, cơn bão công nghệ đã mang đến vô số tiện lợi, nâng cao đáng kể chất lượng cuộc sống (#TechforGood). Song song đó, công nghệ phát triển cũng kéo theo sự dịch chuyển trong thói quen ăn uống của người dùng. Nhà hàng, quán ăn buộc phải có sự linh động để phù hợp với xu hướng đó thay vì chỉ dựa vào món ăn ngon. Từ việc ăn tại chỗ chuyển thành giao mang về, từ việc phát tờ rơi quảng cáo đến liên kết với các hệ sinh thái ẩm thực để tăng đơn hàng…
Sự vào cuộc của những dịch vụ giao thức ăn như GrabFood, Now, Go-Food… đã tạo cú hích cho thị trường F&B. Hàng quán thi nhau hưởng lợi nhờ “bắt tay” với các “ông trùm” trong làng giao thức ăn.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接