Đèn pha là một bộ phận quan trọng của ô tô,ứcxúctàixếViệtbậtphachóimắtgieohọachocộngđồđội hình tottenham gặp fulham xe máy. Các nhà sản xuất xe đã thiết kế ra hai chế độ chiếu sáng phù hợp với từng điều kiện lái xe. Chế độ thứ nhất là bật đèn pha, tức chiếu xa với cường độ ánh sáng lớn, giúp tài xế nhìn rõ chướng ngại vật ở xa nhưng sẽ gây chói mắt cho xe ngược chiều. Chế độ thứ hai là bật cos, tức chiếu gần với cường độ ánh sáng vừa phải, chỉ phát hiện chướng ngại vật ở cự ly gần nhưng không ảnh hưởng tới xe ngược chiều. Tuy nhiên, văn hóa chiếu pha-cos ở nhiều tài xế Việt hiện nay đang rất tùy tiện. Rất nhiều câu chuyện bức xúc vì bị xe đi ngược chiều chiếu pha rọi thẳng vào mắt được phản ánh hàng ngày trên các diễn đàn, mạng xã hội. Chị Nguyễn Thị Yến (Phương Mai, Hà Nội) vẫn ức chế khi nhớ lại tai nạn nhỏ xảy ra với mình cách đây một tháng. Chị Yến kể: “Tối hôm đó, tôi đang đi xe máy chở theo cháu gái trên đường trục trung tâm khu đô thị mới Mê Linh thì chiếc ô tô ngược chiều bật đèn pha rất sáng, nhất là cụm đèn trên nóc xe gần như khiến tôi mù dở. Do mất khả năng quan sát, xe máy của tôi đi thụt vào một hố ga bị vênh nắp trên đường khiến cả dì lẫn cháu ngã ra đường, sây sát chân tay, còn xe thì hỏng nặng”. Cũng bị chiếu pha đến lóa cả mắt, người thân của anh Huân Giang (Tp Hòa Bình) còn sự cố nặng hơn. Xem clip xe ngược chiều bật pha khiến xảy ra tai nạn dồn toa tại Cầu Cứng, Tp Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình: Chia sẻ với PV Xe VietNamNet, anh Giang cho biết: “Đêm hôm 29/4 tại Cầu Cứng, Tp Hòa Bình, chiếc xe của em tôi hiệu Toyota lưu thông trên cầu thì gặp liên tiếp 2 xe ngược chiều bật pha chói lòa cả mắt. Xe thứ nhất bật pha, xe thứ hai không chỉ bật pha mà còn lấn làn tạt đầu. Hậu quả là do phải phanh gấp, hai chiếc Kia Morning đi cùng chiều phía trước xe của em tôi bị đâm nối đuôi nhau và tất yếu, xe em tôi đi sau cùng cũng đâm sầm vào đuôi xe taxi hiệu Kia Morning phía trước”. “Xe thứ nhất bị nát đuôi, xe thứ hai nát cả đầu và đuôi và xe thứ 3- xe em tôi bị nát đầu. Không có thương vong về người nhưng tổng thiệt hại về vật chất khá lớn, hơn 120 triệu đồng”, anh Giang cho biết. | Bật pha ngay cả khi đi trong phố, thói quen xấu của tài xế ô tô, xe máy |
Anh Đức Hậu (Sóc Sơn, Hà Nội), một người lái xe lâu năm than thở, chuyện bật pha thẳng vào xe ngược chiều gần như cung đường nào cũng có. Ngay cả những con đường nhỏ trong phố, nhiều xe vẫn sử dụng đèn pha chiếu sáng xa thay vì chỉ được sử dụng đèn cos, đặc biệt là xe máy”. “Khi xe mình nháy đèn báo hiệu để xe ngược chiều chuyển từ chế độ đèn pha sang đèn cos, nhiều trường hợp tài xế ngược chiều không rõ thiếu hiểu biết hay cố tình đã bỏ lơ, chẳng buồn tắt pha”, anh Hậu nhận xét. “Có lần tôi phải chặn một xe máy lại nhắc nhở phải tắt pha khi đi trong phố. Thế nhưng người lái là một phụ nữ luống cuống nói rằng không biết nút bật pha -cos ở đâu”, anh Hậu ngán ngẩm kể lại. Không chỉ sử dụng đèn pha sai cách, nhiều ô tô, xe máy còn vô tư lắp thêm các loại đèn trợ sang để độ xe hoành tráng. Hậu quả, người đi đường lãnh đủ, ánh sáng chói lòa và không theo chuẩn, gây nguy hiểm đến tính mạng cho người tham gia giao thong. Hành vi nguy hiểm nhưng xử phạt khó khăn Chia sẻ với PV Xe VietNamNet, anh Nguyễn Hồng Vinh, trưởng nhóm Redline chuyên đào tạo hướng dẫn lái xe đánh giá, hành vi rọi pha vào phương tiện, người phía trước không chỉ phản cảm mà còn hết sức nguy hiểm. Anh Vinh kể thường xuyên đi tỉnh và nhận thấy tình trạng lắp vô tội vạ đèn LED, trợ sáng trên xe khách, xe tải đang ngày một nhiều hơn. “Ánh sáng từ những loại đèn này rất chói. Khi gặp ánh sáng chói, đồng tử ở mắt người thu hẹp hết cỡ nên tài xế bị chiếu pha sẽ nhìn không rõ đường. Còn khi xe chiếu pha đi qua, hết vùng ánh sáng chói, tốc độ mở đồng tử luôn chậm sẽ gây ra thời điểm mù tạm thời. Điều này sẽ khiến tài xế bị chiếu pha đối mặt với nguy cơ tai nạn rất cao”, anh Vinh phân tích. | Một chiếc xe bán tải lắp “Full” đèn trợ sáng |
Trao đổi với phóng viên Xe VietNamNet, Thượng tá Nguyễn Văn Quỹ, nguyên tổ trưởng tổ xử lý vi phạm, Đội CSGT số 1 (Hà Nội) cho rằng, mặc dù Chính phủ đã có Nghị định quy định các mức xử phạt hành chính cho hành vi vi phạm khi sử dụng đèn chiếu xa (đèn pha), cụ thể như hành vi bật pha sai quy định ở thành phố, khu đông dân cư nhưng nhiều tài xế vẫn không tuân thủ. “Bật đèn pha vào xe ngược chiều, hay không bật đèn xi-nhan khi rẽ là những hành vi thường được người vi phạm cố tình chống chế khi bị CSGT thổi còi. Chỉ một cái gạt tay là họ có thể chối lỗi nếu như không có biện pháp ghi lại bằng chứng. Do đó việc kiểm tra thường rất khó hiệu quả”, Thượng tá Quỹ nhận xét. Anh Phạm Thành Lê, admin diễn đàn Otofun cho rằng câu chuyện bật pha vào xe đối diện, dù vô ý hay cố ý thì hiện nó đã trở thành một vấn đề nóng trong văn hóa lái xe. Anh Lê nói: “Để giải quyết tận gốc thì phải áp dụng triệt để các biện pháp xử lý theo luật có sẵn, cần sự tích cực của cảnh sát giao thông trên đường, cơ quan đăng kiểm kiên quyết từ chối xe gắn sai đèn. Nếu nhìn nhận ở góc độ văn hóa lái xe, cần tuyên truyền nhiều hơn, đánh vào sự tự giác của tài xế như phong trào kêu gọi lái xe không uống rượu bia”. Theo quy tắc giao thông, đèn pha không sử dụng trong phố và thường được sử dụng ở cung đường rất tối, vắng để tăng khoảng cách quan sát rõ nét cho lái xe. Khi gặp xe ngược chiều, tài xế phải chuyển chế độ đèn từ pha sang cos, chờ xe ngược chiều đi qua mới bật trở lại đèn pha. Hoặc khi vượt xe cùng chiều, tài xế cũng cần chuyển từ pha sang cos để không ảnh hưởng nguy hiểm cho xe còn lại. Trường hợp xe ngược chiều hay cùng chiều có tín hiệu bật đèn pha theo cách nháy đèn, các tài xế cần xem xét lại chế độ đèn để điều chỉnh cho phù hợp. Tháng 10/2018, Cục Đăng Kiểm Việt Nam đã gửi công văn yêu cầu các Trung tâm Đăng Kiểm kiên quyết từ chối với các trường hợp gắn thêm đèn sai thiết kế cả trước và sau xe. Còn theo quy định tại Điều 5 và Điều 6, Nghị định 46/2016, việc sử dụng đèn chiếu xa trong khu đông dân cư có thể bị xử phạt tiền từ 600.000 - 800.000 đồng đối với ôtô; từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với môtô, xe máy. |