.</p><table class=)
Xu hướng ứng dụng công nghệ số của các doanh nghiệp Việt Nam. (Số liệu: Báo cáo VCCI năm 2020)Đại dịch diễn ra đã thúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp. Chuyển đổi số giúp tối ưu chi phí vận hành, hỗ trợ người lãnh đạo đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ các hệ thống thông tin và báo cáo theo thời gian thực. Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ cải thiện được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và gia tăng tính cạnh tranh của tổ chức trên thị trường.
Theo ông Hà Trung Kiên - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn công nghệ G-Group, đa phần các doanh nghiệp quy mô lớn đều đã và đang chuyển đổi số. Đại dịch khiến các doanh nghiệp bắt đầu nghiêm túc chú trọng hơn vào việc làm sao tối ưu chi phí, do vậy sẽ có sự dịch chuyển từ việc sử dụng các nền tảng dịch vụ nước ngoài sang nền tảng Make in Vietnam.
Vị chuyên gia cho rằng, các nền tảng Make in Vietnam có lợi thế rõ rệt về việc hiểu rõ doanh nghiệp trong nước cần gì và có khả năng tuỳ chỉnh để thích ứng. Bên cạnh đó, đội ngũ hỗ trợ lúc nào cũng sẵn sàng và chi phí thấp hơn so với các nền tảng ngoại chính là lợi thế của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyển đổi số Việt.
 |
Ông Hà Trung Kiên - nhà sáng lập mạng xã hội Gapo. (Ảnh: Trọng Đạt) |
Tuy vậy theo ông Kiên, trong suy nghĩ, đâu đó người Việt vẫn còn có những nghi ngại nhất định đối với các sản phẩm trong nước. Nếu muốn giải quyết vấn đề này, cần có chính sách truyền thông phù hợp để người dân hiểu hơn về các sản phẩm Việt Nam. Quan trọng nhất vẫn là sản phẩm Việt phải tự mình giải được bài toán về nhu cầu của người dùng.
Nêu ra ví dụ cụ thể, ông Kiên viện chứng câu chuyện về một bài toán được đặt ra bởi rất nhiều doanh nghiệp, đó là mức độ gắn kết của nhân sự trong tổ chức, yếu tố đang ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh.
Theo nghiên cứu của Deloitte, 87%, doanh nghiệp gặp phải vấn đề về sự tương tác thiếu hiệu quả của nhân sự. Điều này tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh, tỷ lệ nghỉ việc và hiệu suất làm việc. Do đó, nếu vấn đề tương tác của các nhân viên trong một tổ chức, doanh nghiệp được giải quyết, nó sẽ ngay lập tức tạo ra tác động tích cực đến tình hình kinh doanh.
Dữ liệu của Gallup cho thấy, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có thể tăng 22% nếu công ty đó có tính gắn kết nội bộ cao, Khảo sát của University of Warwick cũng chỉ ra rằng, hiệu suất làm việc của người lao động có thể tăng 12% nếu họ cảm thấy hạnh phúc với công việc mình làm.
 |
Những lợi thế của các nền tảng chuyển đổi số Make in Vietnam so với các nền tảng ngoại. |
Để tăng hiệu suất làm việc của doanh nghiệp, ông Kiên cho rằng vấn đề tương tác của nhân viên trong tổ chức cần được giải quyết. Nhiều doanh nghiệp chủ yếu đang dùng các phần mềm giao tiếp phổ biến như Facebook, WhatsApp, Zalo, Viber,... Khi sử dụng những phần mềm này, họ phải đối mặt với vấn đề bảo mật thông tin và sự xao nhãng của nhân sự.
Nếu dùng các sản phẩm, dịch vụ riêng biệt, doanh nghiệp sẽ mất từ 3-8 USD/người/tháng. Với quy mô 5.000 người, một doanh nghiệp có thể phải trả số tiền lên đến 40.000 USD/tháng cho công cụ tương tác giữa các nhân viên.Trong khi đó, không phải doanh nghiệp Việt Nam nào cũng có khả năng chi trả một lượng chi phí lớn như vậy.
Nhà phát triển mạng xã hội Gapo đang cung cấp giải pháp Gapowork - một bộ công cụ Make in Vietnam nhằm đưa ra lời giải cho câu chuyện Việt Nam. Đây là giải pháp giúp các nhân sự trong một công ty, doanh nghiệp kết nối với nhau dễ dàng, gia tăng hiệu suất làm việc ở bất kỳ đâu với chi phí tiết kiệm.
Trong đại dịch Covid-19, nền tảng GapoWork đã được Mạng lưới thầy thuốc đồng hành sử dụng để kết nối hơn 10.000 y bác sĩ, tình nguyện viên, giúp chăm sóc cho hơn 373.000 bệnh nhân Covid-19, chiếm 40% số lượng F0 cả nước.
Khi nhiều địa phương phải giãn cách xã hội, các trường học, công sở phải đóng cửa, đã có 263.000 cuộc họp Zoom được tạo ra trên nền tảng GapoWork với hơn 12,5 triệu người tham gia. Đây là những minh chứng cho thấy các sản phẩm công nghệ số Việt có thể giải được bài toán của chính người Việt Nam.
Nhà sáng lập mạng xã hội Gapo cho rằng, nếu xác định các doanh nghiệp công nghệ số là nền tảng cho sự phát triển quốc gia, người dùng nên chăng cần có sự cân nhắc khi chọn sử dụng nền tảng của doanh nghiệp nước ngoài, trong khi các doanh nghiệp Việt cũng có thể cung cấp những sản phẩm với chất lượng tương tự.
Trọng Đạt

'Dùng bản đồ số của nước ngoài dữ liệu người sẽ Việt không an toàn'
Ông Vũ Minh Trí, Phó Chủ tịch công ty IoT Link cho rằng, nếu sử dụng bản đồ số của các công ty nước ngoài có nghĩa là dữ liệu và hành vi của người dùng Việt sẽ nằm trong tay các công ty nước ngoài.
" alt="Người Việt vẫn chưa thực sự tin tưởng vào sản phẩm công nghệ Việt Nam"/>
Người Việt vẫn chưa thực sự tin tưởng vào sản phẩm công nghệ Việt Nam
Chị Hồng Nhung từng gây xôn xao dư luận với bộ sưu tập túi hiệu tiền tỷ.Mới chỉ 27 tuổi nhưng bà mẹ 2 con Nguyễn Thị Hồng Nhung đã sở hữu một chuỗi thương hiệu làm đẹp, giải trí và du lịch ở Thanh Hóa khiến nhiều chị em phụ nữ không khỏi ngưỡng mộ.
Bộ sưu tập đồ hiệu xa xỉ của chị Hồng Nhung với đủ mọi loại thương hiệu danh tiếng hàng đầu trên thế giới như: Hermes, Chanel, Docle&Gabbana, Louis Vuitton, Gucci, Versace, Moschino. Trong đó phải kể đến chiếc túi xách Hermes Birkin da đà điểu có giá hơn 700 triệu đồng hay đồng hồ Rolex trị giá hơn 800 triệu, đồng hồ Hublot 600 triệu... từng gây xôn xao cộng đồng mạng.
Nhiều người gọi tên nữ đại gia 8x này là “Yêu nữ hàng hiệu” của Thanh Hoá. Tuy nhiên ít ai biết, khi bỏ lại thương trường phía sau, trong cuộc sống hàng ngày, chị Hồng Nhung lại là một người phụ nữ của gia đình, toàn tâm toàn ý nuôi dạy con cái.
Chị từng gây xôn xao với danh tiếng nữ đại gia thích sưu tập hàng hiệu. Giờ sở thích ấy vẫn còn chứ?
Nhiều người tự đặt cho tôi cái danh đó, nhưng tôi nghĩ cũng có căn nguyên của nó. Thực ra theo tôi, ai chẳng muốn sưu tầm, sở hữu những món đồ hàng hiệu, đặc biệt lại là phái đẹp nữa. Tôi luôn quan niệm, đã là phụ nữ phải có trách nhiệm "đẹp" để thành công, “đẹp” để giữ hạnh phúc. Và để làm đẹp cho mình, tôi luôn tin vào cái gì đã được xã hội công nhận. Như khi bạn dùng hàng hiệu, dựa vào chất lượng của dòng hàng hiệu đó, ít ra nó tạo niềm tin ban đầu cho đối tác lần đầu tiếp xúc với tôi chẳng hạn.
Dĩ nhiên là đến giờ tôi vẫn còn đam mê hàng hiệu và dường như cũng khá tham vọng khi mà muốn ôm trọn cả một hãng đồ hiệu gì đấy (cười). Nói đùa vui như vậy nhưng quả thật, sưu tập hàng hiệu là sở thích của tôi, sở thích ấy lại được ông xã ủng hộ nên cho đến tận bây giờ tôi vẫn giữ niềm đam mê ấy của mình.
Nhiều người nói chị là mẫu phụ nữ vừa biết làm lại vừa biết hưởng, chị thấy sao?
Tôi nghĩ, đã làm rồi thì cũng phải ăn. Chứ biết đến lúc nào đủ rồi mà bù đắp cho bản thân, cho gia đình? Tôi coi việc hưởng thụ là thành quả sau những cố gắng và là tiền đề để có những bước thành công tiếp theo.
Vậy nhưng phụ nữ quá thành công trong kinh doanh liệu có là nhược điểm trong gia đình? Chị có còn thời gian cho con và cho chồng?
Từ khi còn bé tôi đã rất yêu nghề làm đẹp, mặc dù gia đình cũng ít người ủng hộ. Sau này lớn lên tôi học trường báo chí, bản thân cũng nghĩ mình sẽ phải từ bỏ ước mơ. Vậy nhưng rồi tôi gặp chồng mình – như một duyên số. Nhờ anh và tình yêu với anh, cuộc đời tôi thay đổi hoàn toàn. Anh giúp tôi kinh doanh, cùng tôi xây dựng gia đình, đôi khi chu toàn cả việc nội trợ. Do đó đối với tôi, hạnh phúc gia đình luôn là điều quan trọng nhất.
Mọi người luôn cho rằng một người phụ nữ thành đạt thì kiểu gì họ cũng kém chu toàn hoặc thiếu thời gian cho gia đình. Tôi thì hoàn toàn khác. Tôi đã xác định mọi thứ mình có được là do gia đình nên với tôi, gia đình cũng là tất cả. Hầu hết những lúc rảnh rỗi là tôi lại vào bếp hoặc lên ý tưởng đi du lịch cùng gia đình ngay. Theo tôi phụ nữ thành đạt là lợi thế chứ không phải là nhược điểm. Đó là suy nghĩ của riêng cá nhân tôi.
Trên thương trường chị mạnh mẽ và quyết đoán. Vậy khi trong gia đình, với vai trò làm mẹ, chị thấy mình là một người mẹ thế nào? Nghiêm khắc hay chiều con?
Bạn nói chính xác. Đúng là trong kinh doanh luôn phải mạnh mẽ, quyết đoán. Nhưng chỉ thế vẫn chưa đủ, đôi khi lại phải "mềm nắn rắn buông" mới có thể thành công.
Về vai trò người mẹ, theo tôi thực ra làm mẹ, đã mang nặng đẻ đau thì tình cảm dành cho các con lúc nào cũng rất lớn. Và cũng vì điều này mà nhiều bà mẹ hay chiều con dẫn tới nhiều trường hợp không hay, đó cũng là điều dễ lý giải. Tôi thì luôn dành tất cả cho hai bé cưng của mình nhưng không có nghĩa là chiều và đáp ứng tất cả mà thưởng ra thưởng, phạt ra phạt. Tôi nghĩ nghiêm khắc với con thì cũng chỉ nên vừa phải, có mức độ. Chứ cứng quá thì gãy, đó là quan điểm của tôi.
Chị có cho con mình dùng hàng hiệu, đồ chơi đắt tiền?
Việc mua sắm cho con những món hàng hiệu đối với tôi cũng là không thể thiếu. Bởi tôi yên tâm khi lựa chọn cho gia đình những thương hiệu hàng đầu. Nhưng có đôi khi tôi cũng cho con dân dã một chút để thay đổi.
Những nhà có điều kiện thường sợ con biết nhà khá giả lại đòi hỏi, yêu sách, chị có sợ điều đấy?
Tôi cũng như bao bà mẹ khác, cũng rất lo con mình sẽ có các biểu hiện yêu sách. Nhưng may mắn hai bé nhà tôi lại rất ngoan và không đòi hỏi mẹ bao giờ.
Trong khi nhiều gia đình ở mức trung bình khá và khá giả ngày nay tại các thành phố lớn đều có giúp việc, trẻ con dường như hiếm phải “động tay động chân”, chị làm thế nào để các bé vẫn có ý thức tự lập?
Hai vợ chồng có quan điểm, đôi khi phải để cho con tự lực để học hỏi. Nếu có ai muốn thăm quan gia đình tôi, tôi rất sẵn lòng vì đó cũng là một chia sẻ tốt. Tôi và ông xã rất cẩn thận trong việc dạy con tự lập, hai bé thường tự lo hết những việc đơn giản như vệ sinh cá nhân. Ngay cả việc thiết kế nhà cửa, tôi đều sắp xếp để mỗi bé đều có một không gian riêng. Nhưng vì các con cũng còn nhỏ nên tôi và ông xã luôn ở bên để có thể trực tiếp chỉ dạy.
Hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang rất được quan tâm. Nhiều người thắc mắc, các con của một “đại gia” sẽ được mẹ cho ăn uống và lựa chọn thực phẩm ở đâu, như thế nào để đảm bảo sức khoẻ, chị có thể chia sẻ?
Thực sự theo tôi, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện đang trở thành vấn nạn của toàn xã hội. Tôi cũng như bao người vợ, người mẹ khác thôi. Điều đầu tiên là phải lựa chọn mua thực phẩm sạch những địa điểm tin cậy. Ngoài ra để đảm bảo an toàn, tôi cũng dành một khoảng không gian khá rộng ở ngay trong nhà để tự trồng rau sạch, kết hợp nuôi thêm ít gà với lợn.
Nhiều người cho rằng tôi “tào tháo”, đa nghi nhưng theo tôi, không phải tôi không tin thực phẩm ngoài chợ mà là khi tôi có khả năng thì sao tôi không tận dụng để tự sản xuất thực phẩm sạch cho gia đình?
Trước đây, tôi có thời gian sống ở bên Thuỵ Điển khá lâu, tôi nhận thấy người Tây biết tận dụng lắm, mặc dù họ có nhưng họ vẫn làm. Tôi cũng học hỏi được một chút về cách nuôi trồng của họ nên quyết định tự trồng rau nuôi gà, vừa là để thư giãn, thêm không gian mới, đồng thời lại cải thiện được bữa ăn với những thực phẩm do chính mình tạo ra – những món ăn mà tôi vẫn đùa là nhắm mắt ăn cũng thấy yên tâm. (cười)
(Theo Khám phá)
" alt="Mẹ đại gia vẫn tự trồng rau cho con ăn"/>
Mẹ đại gia vẫn tự trồng rau cho con ăn