Ảnh: The Standard Theo báo Standard, ngày 4/2/2004, Mark Zuckerberg ra mắt trang "thefacebook.com" từ ký túc xá tại đại học Harvard. Hai thập niên sau, nhiều người dùng internet cố gắng nhớ lại khoảng thời gian họ không lướt qua nguồn cung cấp tin của Facebook hoặc người anh em mạng xã hội của nó là Instagram.
Mặc dù Facebook cho phép chúng ta tìm kiếm bạn bè hoặc người thân đã thất lạc từ lâu, cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ nhưng lịch sử 20 năm của công ty vẫn đầy rẫy tranh cãi, từ vụ bê bối Cambridge Analytica và các cáo buộc can thiệp bầu cử cho đến việc thiếu các biện pháp bảo vệ chống lại nội dung có hại.
Dưới đây là những thời khắc chủ chốt trong suốt 20 năm qua của mạng xã hội này
Ra đời vào năm 2004
Facebook ra mắt lần đầu tiên vào 4/2/2024 như một mạng xã hội với tên gọi là TheFacebook. Ban đầu, mạng xã hội này nhắm tới sinh viên tại Đại học Harvard rồi sau đó nó dần mở rộng sang các trường đại học khác trên khắp nước Mỹ.
Năm 2005, chữ "The" bị loại khỏi tên gọi ban đầu, mở đường cho Facebook.com và đến tháng 9/2006, trang này mở với bất cứ ai trên 13 tuổi.
Các cáo buộc đánh cắp ý tưởng
Người sáng lập Facebook, Mark Zuckerberg bị buộc tội ăn cắp ý tưởng của các sinh viên Harvard khác là Cameron Winklevoss, Tyler Winklevoss và Divya Narendra. Những người này tuyên bố, Mark Zuckerberg lúc đầu có ý định giúp họ xây dựng một mạng xã hội mang tên HarvardConnection.
Mark Zuckerberg bị kiện và tới 2008 rắc rối này đã được dàn xếp xong xuôi. Vụ việc đã được dựng thành bộ phim The Social Network.
Phát hành cổ phiếu
Tháng 5/2012, Facebook niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán Nasdaq. Trong thương vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), công ty này phát hành hơn 421 triệu cổ phiếu với giá 38 USD/cổ phiếu, định giá của công ty ở mức 104 tỷ USD.
Mua lại Instagram
Facebook đã mua thành công mạng xã hội đối thủ Instagram vào tháng 4/2012 với giá 1 tỷ USD, củng cố sự hiện diện của mạng xã hội này.
Instagram phần lớn vẫn giữ được sự độc lập song một số phần của nó đã được tích hợp với Facebook, ví dụ khả năng chia sẻ ảnh trên Facebook cũng như Stories.
Mua lại WhatsApp
Năm 2014, Facebook tiếp tục cuộc thu mua và ứng dụng nhắn tin WhatsApp đã được mua lại với giá 19 tỷ USD. Giống như Instagram, ứng dụng này vẫn tách biệt với Facebook, chỉ có một số phần có thể liên kết với mạng xã hội chính Facebook.
Đạt 1 tỷ người dùng
Vào tháng 8/ 2015, Facebook thông báo rằng đã đạt được một cột mốc mới, với một tỷ người dùng truy cập dịch vụ này chỉ trong một ngày.
Vụ bê bối Cambridge Analytica
Đây là một trong những vụ việc gây tranh cãi lớn nhất liên quan tới Facebook. Facebook đã cho phép công ty Cambridge Analytica khai thác trên quy mô lớn dữ liệu của hàng chục triệu người dùng. Facebook đã cho phép công ty tư vấn chính trị này khai thác tên, các nội dung "like" và nhiều dữ liệu khác trên mạng xã hội này mà chưa được sự đồng ý của người dùng.
Bê bối Cambridge Analytica đã ảnh hưởng tới hơn 87 triệu người dùng, bắt đầu từ năm 2014.
Tin giả
Giống như nhiều nền tảng trực tuyến, Facebook cũng gặp phải vấn đề về tin tức giả mạo. Mạng xã hội này bị chỉ trích vì truyền bá thông tin sai lệch, trong đó những kẻ xấu dùng Facebook để phát tán thông điệp chính trị, đặc biệt là xung quanh các cuộc bầu cử quan trọng.
Lấy lại sức mạnh tài chính
Trong những năm gần đây, dù gặp nhiều vấn đề, Facebook đã có sự khởi đầu mới. Công ty có được kết quả tài chính mạnh mẽ nhất trong 3 tháng cuối năm 2023. So với cùng kỳ năm 2022, doanh thu tăng 25%, thu nhập ròng tăng gấp 3, doanh số quảng cáo phục hồi.
Hơn 40 bang của Mỹ định kiện FacebookHơn 40 bang của Mỹ, đứng đầu là bang New York đang điều tra Facebook với cáo buộc vi phạm chống độc quyền và có thể kiện gã khổng lồ ở Thung lũng Silicon vào tuần tới.
" alt="Facebook 20 tuổi: Từ ký túc xá tới công ty nghìn tỷ đô" width="90" height="59"/>