Kỳ nghỉ lễ đầu năm mới thường là khoảng thời gian trẻ được thoái mái vui chơi bên gia đình. Do đó với nhiều em,áchgiúptrẻlàmquenlạivớitrườnglớpsaukỳnghỉTếtNguyênĐálichtructiepbongda việc thích nghi lại với nề nếp trường lớp là rất khó khăn, đặc biệt với trẻ nhỏ.
Theo khảo sát, mối quan tâm của trẻ trong độ tuổi đi học nằm ở các kỳ thi (chiếm 27%), các vấn đề với giáo viên (chiếm 14%), không muốn đến trường (chiếm 13%). Một số cảm thấy bị cô lập và cô đơn.
Ở lứa tuổi thanh thiếu niên, lý ko khiến các em lo lắng khi quay lại trường sẽ phức tạp hơn. Hầu hết là sợ cảm giác phải đối phó với căng thẳng (chiếm 44,7%), gặp các vấn đề ở trường hoặc học tập (chiếm 34,4%), các vấn đề về sức khỏe tâm thần (chiếm 33,2%).
Do đó, đối với học sinh ở bất kỳ lứa tuổi nào, sự hỗ trợ từ phụ huynh là rất cần thiết nhằm giúp các em sớm làm quen với trường lớp sau kỳ nghỉ lễ.
Sau kỳ nghỉ lễ, việc thích nghi lại với nề nếp trường lớp là rất khó khăn, đặc biệt với trẻ nhỏ. (Ảnh minh họa)
Thiết lập lại thời gian biểu giống như khi đi học
Hãy bắt đầu bằng cách cho trẻ làm quen lại với thời gian biểu giống như khi đi học. Phụ huynh nên đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc, khoảng 9-11 tiếng với trẻ từ 5-13 tuổi và 8-10 tiếng với trẻ từ 14-17 tuổi. Thêm vào đó, việc đi ngủ sớm vào buổi tối và dậy đúng giờ vào buổi sáng cũng rất quan trọng. Ba mẹ cũng có thể kết hợp với cả các bài tập thể dục khoảng một giờ mỗi ngày, đồng thời tập vừa và mạnh khoảng ba lần mỗi tuần.
Hãy nói chuyện với con trẻ
Hầu hết học sinh đều có lý do riêng về việc sợ quay lại trường. Phụ huynh có thể ngồi xuống và nói chuyện với con về mối lo đó. Cha mẹ cũng có thể trấn an trẻ bằng cách cho chúng thấy bản thân không đơn độc; còn nhiều người có cùng sự lo âu đó với chúng. Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp sau đây:
Ở tuổi mầm non, cha mẹ có thể kể cho bé nghe những câu chuyện về các bạn nhỏ khác khi đi nhà trẻ hoặc các sinh hoạt như vui chơi tập thể, ăn uống tại trường.
Với trẻ ở bậc tiểu học, cha mẹ có thể giúp bé thiết lập mối quan hệ với bạn bè cùng trang lứa trong khu lân cận, để trẻ có thể cùng rủ nhau đến trường, cùng đi chơi sau khi tan học.
Ở lứa tuổi trung học phổ thông, cha mẹ nên khuyến khích trẻ chia sẻ những việc xảy ra ở trường và luôn luôn sẵn sàng lắng nghe các vấn đề của chúng.
Đồng hành cùng trẻ khi làm bài tập về nhà
Hơn một nửa số phụ huynh trong các cuộc khảo sát cho biết, bài tập về nhà là nguyên nhân gây căng thẳng nhiều nhất cho con cái của họ. Đồng hành và hỗ trợ trẻ làm các bài tập sau kỳ nghỉ lễ sẽ giúp con dễ dàng thích nghi lại với trường lớp hơn.
Phát hiện sớm những hành vi rối loạn lo âu ở trẻ
Bằng cách quan sát, cha mẹ sẽ phát hiện ra những biểu hiện của căng thẳng, rối loạn lo âu ở trẻ. Có thể kể tới như: hay đeo bám bố mẹ hơn bình thường, bồn chồn hoặc khóc lóc; muốn tránh các hoạt động tập thể, trốn học bằng đàm phán và thỏa thuận; thu mình lại, mút ngón tay cái (ở trẻ mẫu giáo), hoặc tăng cường gắn bó với đồ chơi mà mình yêu thích.
Với những biểu hiện này, trẻ đang phải trải qua những vấn đề ở trường phức tạp hơn mức thông thường, khiến chúng không còn muốn quay lại đó sau kỳ nghỉ lễ. Nguyên nhân có thể là do bị bắt nạt hay bạo lực học đường. Cho đó, cha mẹ cần liên hệ với giáo viên chủ nhiệm để tìm hiểu nguyên nhân và có phương án giải quyết triệt để.
Khiến trẻ tò mò về sự khác biệt của trường lớp trước và sau kỳ nghỉ
Cha mẹ có thể khuyến khích trẻ đặt những câu hỏi về điều gì sẽ xảy ra trong học kỳ tới; những người bạn thân lâu không gặp trong kỳ nghỉ sẽ như thế nào. Quan trọng nhất, bên cạnh việc học văn hóa, cha mẹ nên khiến trẻ hào hứng đến trường vì những mục tiêu khác nữa.
Thời Vũ(Theo SBS News)
Học sinh lớp 7-12 Hà Nội đến trường từ ngày 8/2
UBND TP.Hà Nội đồng ý cho học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 tại những khu vực cấp độ 1 và 2 đi học trở lại từ ngày 8/2, ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.