Đặc biệt trong số này có hai nam diễn viên Ngọc Quỳnh và Thiện Tùng đều từng đóng cặp với Hồng Diễm. Ngọc Quỳnh vào vai người chồng vũ phu của Khuê (Hồng Diễm) trongHoa hồng trên ngực tráitrong khi Thiện Tùng vào vai người đàn ông yêu Dung (Hồng Diễm) trongCả một đời ân oán nhưng phút cuối đã từ bỏ việc kết hôn với Dung để nhường lại cô cho Đăng (Mạnh Trường).
Ngọc Quỳnh sinh năm 1980, từng theo học ĐH Sân khấu & Điện ảnh Hà Nội. Anh là diễn viên quen mặt trên truyền hình nhiều năm dù anh có biên chế tại Nhà hát Kịch Hà Nội. Năm 2001, Ngọc Quỳnh ghi dấu ấn với vai Tiến hiền lành trong phim Hoa cỏ may của đạo diễn Lưu Trọng Ninh. Sau đó anh đóng hàng loạt vai diễn trong: Chủ tịch tỉnh, Tình yêu không hẹn trước, Ghét thì yêu thôi...
Vài năm gần đây Ngọc Quỳnh liên tục đảm nhiệm vai phản diện ấn tượng trong các phim Mặt nạ gương, Hồ sơ cá sấu và đặc biệt là vai Thái - chồng Khuê trong Hoa hồng trên ngực trái.Vai diễn này đã mang về cho anh giải Cánh diều vàng 2020 Nam diễn viên chính xuất sắc nhất phim truyện truyền hìnhcũng như 1 đề cử giải VTV Awards 2020. Gần đây nhất, Ngọc Quỳnh vào vai công an trong phim cảnh sát hình sự Biệt dược đen.
Nói về việc diễn viên đóng vai phản diện bị khán giả chỉ trích, thậm chí chửi bới, Ngọc Quỳnh từng chia sẻ với VietNamNet: "Người đóng vai phản diện mà được khán giả chửi bới là một thành công. Nếu đóng phản diện mà lại được yêu quý thì thế nào nhỉ? Bản thân tôi thấy những lời chửi rủa nhân vật càng ác liệt thì tôi nghĩ đó là những lời khen tặng của khán giả đối với diễn viên".
Tháng 8/2021, Ngọc Quỳnh cùng với hai đồng nghiệp Hồng Đăng và Thanh Hương của Nhà hát Kịch Hà Nội gây xôn xao khi có tên trong danh sách các nghệ sĩ, đạo diễn, diễn viên giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV của Sở Văn hoá - Thể thao Hà Nội nhận gói hỗ trợ 3.710.000 đồng vì ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên sau đó nam diễn viên cho hay vì thấy mình chưa thật sự quá khó khăn so với nhiều nghệ sĩ khác nên nhường sự hỗ trợ này cho người khác.
Về đời tư, Ngọc Quỳnh có cuộc sống hạnh phúc viên mãn bên vợ và 2 con đủ nếp, tẻ. Tuy nhiên nam diễn viên ít chia sẻ về đời tư trên cả truyền thông lẫn mạng xã hội.
Ngọc Quỳnh và Hồng Diễm trong 'Hoa hồng trên ngực trái'
Thiện Tùng bằng tuổi Ngọc Quỳnh, cùng sinh năm 1980 và có nhiều năm công tác ở Nhà hát Kịch Hà Nội. Vẻ mặt hiền lành, dáng vẻ thư sinh giúp anh ghi tạo thương hiệu với những vai hiền lành, tử tế trên màn ảnh. Ngoài các vở diễn trên sân khấu, Thiện Tùng góp mặt trong nhiều dự án điện ảnh lẫn truyền hình.
Thiện Tùng theo học Đại học Sân khấu & Điện ảnh từ năm 2002. Ngay sau khi ra trường, anh đầu quân cho Nhà hát Kịch Hà Nội từ 2006 đến nay. Gương mặt thư sinh, dáng vẻ cao ráo khiến nam diễn viên gốc Hà Nội lọt mắt xanh của nhiều đạo diễn.
Nam diễn viên đã tham gia 6 phim điện ảnh, hơn 10 phim truyền hình và chục vở diễn sân khấu. Thành công với truyền hình nhưng sân khấu vẫn là sự nghiệp để đời của Thiện Tùng. Anh quan niệm tham gia dự án nào dù lớn hay nhỏ đều làm hết sức mình để mang tới những vai diễn hay, giàu cảm xúc cho khán giả.
Vào vai diễn có số phận lận đận trong Cả một đời ân oánnhưng ngoài đời Thiện Tùng lại có cuộc hôn nhân viên mãn với vợ là diễn viên Diễm Hương cùng công tác tại Nhà hát Kịch Hà Nội. Làm việc cùng cơ quan, họ yêu nhau 3 năm thì quyết định về chung 1 mái nhà. Thiện Tùng và vợ thường chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc ngọt ngào trên trang cá nhân. Con trai của họ hiện đang học lớp 1.
Thiện Tùng và Hồng Diễm trong 'Cả một đời ân oán'
Quỳnh An
Theo báo cáo sơ bộ của bệnh viện qua đường đây nóng, sự việc xảy ra ngày 23/8 và được phản ánh trên truyền thông ngày 7/9. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên khẩn trương xác minh nội dung thông tin nêu trên.
Bộ Y tế cũng yêu cầu Bệnh viện tổ chức họp Hội đồng chuyên môn, Ban An toàn người bệnh về sự cố y khoa theo đúng quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các hướng dẫn liên quan; Rà soát các quy trình chuyên môn kỹ thuật, quy trình chăm sóc; Tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn phẫu thuật.
Cùng đó, Cục Quản lý khám chữa bệnh yêu cầu bệnh viện quan tâm chăm sóc, thăm hỏi và bảo đảm quyền lợi cho người bệnh và người hành nghề theo các quy định hiện hành.
Trước đó, truyền thông đưa tin một bé trai 14 tuổi ở huyện Đại Từ, Thái Nguyên đến khoa Khám bệnh theo yêu cầu - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên để cắt bao quy đầu. Người nhà bệnh nhân cho biết, bác sĩ tại đây tư vấn cho bố mẹ cháu mua dao mổ 2,5 triệu đồng "để cắt cho nhanh liền và đỡ chảy máu". Tổng chi phí cho ca bệnh này là gần 10 triệu đồng.
Sau khi thực hiện thủ thuật, bệnh nhân được bác sĩ cho ra viện nhưng gia đình xin cho bé nằm qua đêm để theo dõi. "Không ngờ, sáng hôm sau, dương vật của bé sưng to, tím đen. Bác sĩ đến khám lại cũng có vẻ hơi sốc rồi dùng kim chọc để hút dịch, nhưng tình trạng sưng tím vẫn tiếp tục" - gia đình bệnh nhân phản ánh.
Sau 1 tuần điều trị nhưng tình trạng không thay đổi, bé trai đau đớn, không đi lại được, nên gia đình xin cho cháu về và chuyển viện.
Ngày 31/8, bệnh nhân nhập viện Trung tâm Nam học, Bệnh viện Việt Đức. Bác sĩ tại đây chẩn đoán bệnh nhân chảy máu sau cắt bao quy đầu bằng máy, chỉ định lấy máu tụ, cầm máu, tạo hình bao quy đầu.
Sau 7 ngày điều trị, bệnh nhi được xuất viện ngày 6/9, hẹn tái khám sau 1 tháng.
Điều khiến gia đình bệnh nhân bức xúc là khi bệnh nhân bị tai biến, đau đớn và hoảng sợ, phải đưa đi Bệnh viện Việt Đức mổ lại, nhưng một tuần liền bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Việt Đức, bác sĩ thực hiện thủ thuật cho bé ở Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên không hỏi thăm xem nguyên nhân tai biến và tình hình bệnh nhân.
Cuối giờ chiều 7/9, đại diện Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cho biết đã tiếp nhận thông tin, đang tiến hành họp và yêu cầu Khoa báo cáo, làm rõ thông tin phản ảnh của gia đình người bệnh 14 tuổi. Sau khi làm rõ, bệnh viện sẽ có báo cáo chi tiết.
Vị này cũng cho biết, sau khi thực hiện vi phẫu, bệnh nhân 14 tuổi đang được điều trị nội khoa, song gia đình lo lắng đã xin chuyển lên bệnh viện khác.
Trao đổi với VietNamNet, gia đình bệnh nhân cho hay trưa nay, lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã liên lạc và xin lỗi gia đình trước sự cố y khoa này. Lãnh đạo cũng cho biết đã tiến hành họp, yêu cầu bác sĩ mổ tường trình, rút kinh nghiệm.
Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên là bệnh viện hạng Đặc biệt, trực thuộc Bộ Y tế.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức, cắt bao quy đầu là cuộc tiểu phẫu, thời gian tiến hành chỉ 30 phút, bệnh nhân được gây tê tại chỗ. Khi hết thuốc tê, người bệnh sẽ có cảm giác hơi đau do đó có thể sử dụng thuốc giảm đau cho đến khi các triệu chứng đau giảm dần. Là tiểu phẫu nên bệnh nhân chảy máu ít, vết thương mau lành, có thể ra viện sau 4 - 6 giờ nằm theo dõi.
" alt=""/>Xác minh khẩn vụ bé trai mất 10 triệu cắt bao quy đầu bị tai biến nặngĐọc bài viết Câu chuyện chiếc phong bì khi đi viện 7 năm trước của độc giả N.V.L đăng trên diễn đàn VietNamNet ngày 27/9 tôi không khỏi chạnh lòng. Tôi biết việc làm khó người bệnh – những người đang cảnh đau ốm, hoạn nạn, việc thu tiền trên nỗi sợ của người khác là tàn nhẫn.
Vào bệnh viện, tôi cũng chứng kiến cảnh người nhà bệnh nhân rỉ tai nhau các câu hỏi: "Đi phong bì bác sĩ bao nhiêu? Nên đưa phong bì trước, trong lúc điều trị hay đưa sau?".
Tôi cũng nghe chuyện người nhà chạy theo bác sĩ hỏi tình trạng bệnh nhân nhưng bác sĩ trả lời nhát gừng, thái độ khó chịu. Khi về phòng, người nhà kể lại, ngay lập tức vài ba người trong phòng bệnh hỏi ngay: “Phong bì cho bác sĩ chưa? Chưa à, biết ngay mà”.
Người ta quan niệm “Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” hay "cái gì không mua được bằng tiền thì mua bằng... nhiều tiền”. Quan trọng hơn nghe cái cách người ta nói về việc bác sĩ nhận phong bì tôi không khỏi xót xa. Người ta cho rằng đó là sự tất yếu khi vào viện. Ai không làm theo “tất yếu” đó sẽ nơm nớp, lo lắng liệu có được điều trị sớm? Có được chăm sóc tốt?
Nhưng tôi tin đó chỉ là con sâu làm rầu nồi canh. Niềm tin của tôi bắt đầu bằng lần bà tôi phải nhập viện. Bà tôi 74 tuổi, sức khỏe hoàn toàn bình thường. Vậy mà lần đó bà phải nhập viện để phẫu thuật khối u. Trước ca mổ, người nhà tôi cũng chu đáo chuẩn bị phong bì.
Sau khi tìm hiểu, trước khi bà mổ, bác tôi tranh thủ nhét vội chiếc phong bì vào túi áo bác sĩ. Vị bác sĩ trẻ vội lấy ra và đưa lại cho bác tôi. Thấy bác tôi lo lắng, bác sĩ trấn an: “Người nhà cứ yên tâm”.
Bác tôi về phòng kể chuyện đó, một người bệnh ở giường bên cạnh cũng nói: “Bác ấy không nhận phong bì đâu. Nhà tôi đưa cũng bị trả lại”.
Gia đình tôi rất ngạc nhiên và nể phục bác sĩ. Khi bà tôi xuất viện, bác tôi tất tả gom được mấy chục trứng gà quê mang làm quà cảm ơn nhưng cũng bị bác sĩ từ chối. Hành động của bác sĩ khiến tôi có cách nhìn bao dung hơn với nhân viên y tế. Nói qua cũng phải nói lại, việc bác sĩ nhận phong bì cũng không thể không có một phần lỗi của chúng ta.
Nếu chúng ta không dùng nó để xin đặc ân như chăm sóc tốt hơn, chăm sóc và điều trị trước những bệnh nhân khác… nói cách khác là không đưa phong bì, bác sĩ lấy gì mà nhận? Lâu dần việc chúng ta cứ đưa phong bì, xã hội coi đó là điều hiển nhiên, trở thành một tiền lệ xấu. Đọc những lời chỉ trích bác sĩ trên mạng xã hội, tôi thấy người Việt cũng thật nhanh quên. Mới trước đó mấy tháng, bạn vừa ca ngợi những nhân viên áo trắng như người hùng, nay đã vội chỉ trích họ một cách tàn nhẫn.
Dẫn chứng là đợt dịch Covid-19 vừa qua, nhiều câu chuyện về sự lăn xả, cống hiến của nhân viên y tế trên mạng xã hội, phương tiện truyền thông đã làm chúng ta phải rơi nước mắt. Gia đình tôi cũng nhận được sự trợ giúp đáng quý đó. Khi Hà Nội ở đỉnh dịch, nhà tôi có 7 người mắc Covid-19, chúng tôi vô cùng lo lắng. Những ngày tháng đó, chiếc phao cứu sinh của chúng tôi là một bác sĩ quen qua mạng xã hội. Không đợi chúng tôi báo cáo tình hình, khi biết gia đình có người cao tuổi, anh thường xuyên nhắn tin hỏi han.
Tôi nhắn tin nhờ tư vấn về sức khỏe bất cứ giờ nào, anh đều trả lời nhẹ nhàng. Có vài lần tôi gọi video call thấy anh vừa ăn cơm vừa nói chuyện. Anh bảo tranh thủ thời gian để giúp được thêm ai thì giúp. Khi ông nội tôi có bệnh nền, SpO2 xuống thấp, anh giúp gia đình gọi xe cứu thương đưa ông đến viện. Tôi biết không chỉ tôi, nhiều gia đình đã nhận được sự trợ giúp như vậy trong đại dịch vừa qua. Vậy sao chúng ta đã vội quên?
Đừng vội phủi hết công lao của bác sĩ như vậy. Không chỉ ngành y, ngành nghề nào cũng có tiêu cực. Thay vì mỉa mai, chỉ trích, chúng ta ngồi lại để có phương án loại trừ, câu chuyện phong bì cho bác sĩ sẽ chỉ là chuyện của quá khứ!
Độc giả Bình Nam(Hà Nội)
Ban Sức khoẻ - Báo VietNamNet mở diễn đàn "Phong bì bệnh viện - có phải thầy thuốc và bệnh nhân làm hư nhau?".
Bạn đọc có ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ bansuckhoe@vietnamnet.vn. Các bài viết phù hợp sẽ được đăng tải theo quy định của tòa soạn.
Xin chân thành cảm ơn.
" alt=""/>Đừng vì chiếc phong bì mà phủi sạch công lao của y bác sĩ!