Ngoại Hạng Anh

Những tính năng đã và đang “giết chết” FIFA Online 3 nhưng bỏ đi thì lại… mất hay

字号+ 作者:NEWS 来源:Thời sự 2025-02-07 11:32:18 我要评论(0)

Sau khoảng 5 năm tồn tại trước khi phải ngừng phát hành đề nhường chỗ choFIFA Online 4,ữngtínhnăngđãcup fa anhcup fa anh、、

Sau khoảng 5 năm tồn tại trước khi phải ngừng phát hành đề nhường chỗ cho FIFA Online 4,ữngtínhnăngđãvàđanggiếtchếtFIFAOnlinenhưngbỏđithìlạimấcup fa anh FIFA Online 3 tuy là một trong những tựa game eSports phổ biến nhất Việt Nam nhưng lại tồn tại quá nhiều những khiếm khuyết, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới “tuổi thọ” của game.

Những khiếm khuyết, bất cập này đã được một bộ phận game thủ FIFA Online 3lợi dụng để trục lợi. Tuy nhiên, sẽ rất khó để NPH có thể chấn trỉnh kịp thời vì chỉ còn vài tháng nữa là phiên bản tiếp theo sẽ ra mắt. Bài viết này sẽ tổng hợp ra những tính năng được coi là hay ho, mang tính gắn kết giữa người chơi với nhau nhất nhưng lại trở thành khiếm khuyết, khiến FIFA Online 3“tàn” nhanh nhất.

1. Giao dịch VIP (giao dịch 3.0)

Thẻ VIP ra mắt kể từ ngày 10/10/2014, tùy theo thời gian của thẻ mà có 3 mức giá bán tương ứng bằng Cash. Người chơi mua thẻ VIP nhằm tới 2 mục đích chính là giảm giá thuế trên TTCN và nâng cao giá trị phần thưởng từ tính năng 3.0, bên cạnh các ưu đãi khác như được mượn cầu thủ, các phần thưởng online hằng ngày,… Khi kết hợp thẻ VIP với tính năng giao dịch 3.0 (ra mắt tháng 12/2016) thì người chơiFIFA Online 3sẽ có cơ hội nhận về nhiều phần thưởng ingame giá trị.

Bản chất của tính năng giao dịch 3.0 là đem một lượng cầu thủ này (có giới hạn định mức) để đổi lấy một thẻ cầu thủ khác, hoặc là một lượng EP, hoặc cũng có thể là cả 2 có giá trị hấp dẫn hơn. Những game thủ có mánh khóe thao túng giá thẻ cầu thủ đã nhanh chóng tận dụng tính năng này để “đổi” những thẻ cầu thủ “cùi” nhưng giá cực ảo để lấy về các phần thưởng hấp dẫn như EP, thẻ WB, WL,…

Hậu quả là nhiều người chơi chân chính khi nạp tiền mở thẻ sẽ ra những cái tên miền núi, thị trường “chợ đen” bán EP, lừa đảo bán EP (gian lận thẻ tín dụng) vào acc,… diễn ra quá phổ biến.

2. Giao dịch VVIP (được gọi vui là giao dịch 4.0)

Tương tự như giao dịch VIP, nhưng ưu đãi của VVIP cao hơn rất nhiều, giá trị tối đa của “nguyên liệu” để đem giao dịch 4.0 được nâng tối đa lên 2 tỷ EP, từ đó có thể mở ra cơ hội cho người chơi sở hữu nhiều thẻ WL tầm trung.

Những đối tượng thao túng giá thẻ cầu thủ lại càng làm ăn phát đạt nhờ tính năng VVIP vì lượng EP sản xuất ra mỗi ngày càng tăng, số tiền thuế bị trừ ngày càng ít đi hoặc thậm chí là không mất đồng nào.

Việc NPH càng ra nhiều event, bán càng nhiều vật phẩm giá trị trong Shop sẽ cung cấp các nhiều thẻ cầu thủ có giá trị. Nhưng thẻ càng nhiều thì giá càng giảm, xuống một mức nhất định sẽ nằm trong phạm vi thẻ mà tính năng giao dịch VVIP có thể “sản xuất” ra.

Từ đó khiến vật phẩm trong game ngày càng mất giá trị ghê gớm khiến nhiều người chơi nạp những khoản tiền lớn để có đội hình khủng càng thêm chán nản.

3. Hiến quà tặng vào khu phức hợp

Đây là tính năng cũng đã từng được game thủ có khả năng thao túng giá thẻ sử dụng để kiếm lợi. Cụ thể thì bằng việc hiến các vật phẩm là thẻ cầu thủ thì sẽ nhận về những phần quà tri ân câu lạc bộ, từ đó mở ra rất nhiều thẻ WC14, WB,…

Nhưng kiểu cày tiền như này đã bị NPH ngăn chặn. Ấy vậy mà game thủ lại nghĩ ngay ra nhiều kiểu cày mới như hiến 5 triệu EP rồi out team liên tục, hay sau này là hiến 300 triệu EP để nhận phần quà là vật phẩm giúp tăng tới 200 lần EXP,…

Về cơ bản thì việc hiến tặng tiền hoặc thẻ cầu thủ vào khu phức hợp chỉ khiến quá trình trải nghiệm game trở nên thụ động hơn mà thôi. Việc cày cấp độ lên quá nhanh và dễ dàng cũng là một trong những nguyên nhân khiến người chơi mất hứng để đăng nhập vào game hằng ngày.

Theo GameK

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Ngày càng nhiều giáo viên trung học Mỹ tận tình hướng dẫn học sinh cách thức vào đại học và chuẩn bị cho một tương lai xán lạn.

Tuy nhiên, thế hệ trẻ chỉ chạm đến đại học thôi là không đủ, theo quan điểm của Jay Mathews, Thạc sĩ nghiên cứu khu vực Đông Á đến từ ĐH Harvard (Mỹ), cây bút kỳ cựu thuộc chuyên mục giáo dục củaThe Washington Post.

Sinh vien My kho tim viec anh 1

Nhiều sinh viên Mỹ chưa được hướng dẫn kỹ năng cần thiết để vào đời. Ảnh: AJ Mast.

Theo kết quả nghiên cứu mới của Tổ chức phi lợi nhuận Strada Education Network, vì nhiều lý do đáng ngạc nhiên, những sinh viên có đủ động lực và trí tuệ để học tập tốt lại ít được hướng dẫn các kỹ năng cần thiết để thành công trong tương lai.

Trong khi đó, các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục, từ trung tâm học thêm đến trường đại học lớn, đều mong muốn duy trì thời gian học của sinh viên để họ đóng học phí càng lâu càng tốt.

Không nắm được yêu cầu của nhà tuyển dụng

Bài nghiên cứu có tên Bridge Builders: How Intermediaries Can Connect Education and Work in a Post Pandemic World, cung cấp ví dụ về một số chương trình đảm bảo các trường cao đẳng, đại học dạy sinh viên những kỹ năng mà nhà tuyển dụng muốn. Thế nhưng, những sáng kiến hữu ích đó không mấy phổ biến.

“Không phải người lao động không được đào tạo bài bản, mà là họ được đào tạo quá mức so với công việc của họ. Đó là một trong những vấn đề khó hiểu nhất nhưng lại ngày càng phổ biến trên thị trường nước Mỹ”, trích nội dung báo cáo.

Mọi người thường nghĩ rằng các giảng viên, nhà giáo dục cao đẳng hệ 2 năm và đại học hệ 4 năm sẽ giữ liên lạc chặt chẽ với các nhà tuyển dụng để bàn luận, xác định chính xác những kỹ năng cần thiết cho sinh viên. Nhưng thực tế thì ngược lại.

“Một số khoa trong trường đại học, cao đẳng ít khi bàn về những gì họ làm được khi nói đến chất lượng đầu ra. Họ dành nhiều thời gian để thiết lập nên chương trình học mới, trong khi thị trường lao động cần kết quả đào tạo hiệu quả ngay lập tức.

Mặt khác, các nhà tuyển dụng gặp khó khăn trong việc mô tả chính xác những gì họ cần ở ứng viên hoặc tiếp cận đúng đối tượng”, báo cáo nêu ra.

Từ lâu, ông Mathews nghĩ rằng các chương trình dạy nghề hiệu quả nhất ở bậc trung học và đại học là những khóa do doanh nghiệp hoặc công đoàn đứng ra tổ chức.

Tuy nhiên, chúng rất khó được thực hiện bởi một phần các nhà giáo dục công lập không tin tưởng doanh nghiệp, công ty tư nhân.

Quá nhiều loại bằng cấp, chứng chỉ

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các cơ sở giáo dục cấp hơn 738.400 loại chứng chỉ khác nhau ở Mỹ.

Điều đó làm gia tăng sự hoang mang giữa các sinh viên về chương trình học nào sẽ phù hợp nhất cho công việc mơ ước của họ, cũng như khiến các công ty lại gặp khó khăn trong việc xác định loại bằng cấp cụ thể mà họ muốn.

Theo báo cáo, 35 triệu học sinh tốt nghiệp trung học Mỹ có kỹ năng phù hợp yêu cầu của nhà tuyển dụng, nhưng lại thiếu bằng cấp đại học 4 năm.

Trong khi đó, người sử dụng lao động nghĩ rằng tấm bằng cử nhân hoặc chứng chỉ giáo dục chính thức sẽ đơn giản hơn việc xem xét kỹ kinh nghiệm, kỹ năng của từng ứng viên. Vì vậy, nhiều người không có cơ hội được nhận công việc mà họ hoàn toàn có khả năng làm.

“Hơn 1/2 nhà tuyển dụng khẳng định sẽ bỏ qua những ứng viên không có bằng cử nhân đại học, ngay cả đối với những công việc chỉ cần kỹ năng trung bình hoặc từ trước đến nay vốn không yêu cầu bằng cấp”, trích báo cáo.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cho biết sinh viên đại học công lập “gặp bất lợi trong việc tìm hướng đi cho riêng mình, bao gồm việc có quá nhiều môn học và nhận được ít hướng dẫn, tư vấn cụ thể”.

Mặt khác, một số chương trình đào tạo ở các bang như Arizona, Texas… đã đạt được một số thành công nhất định.

Chính quyền bang Montana cung cấp dữ liệu hữu ích cho sinh viên tìm kiếm con đường tương lai đúng đắn. Trong đó, các nhà chức trách phát hiện rằng sinh viên ở một số ngành có thể kiếm được nhiều hơn sau 5 năm tốt nghiệp chỉ với bằng cấp hệ ngắn hạn và ít tốn kém.

Tại thành phố Mobile (bang Alabama), chính quyền không khuyến khích mọi người từ bỏ bằng cử nhân đại học. Tuy nhiên, họ cố gắng làm cho bằng cử nhân và các loại chứng chỉ khác phù hợp hơn với yêu cầu nghề nghiệp.

Sự nhầm lẫn và rườm rà trong thị trường việc làm Mỹ sẽ chỉ có xu hướng gia tăng trong thời điểm phục hồi sau đại dịch. Những thanh niên Mỹ xứng đáng nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình và chính xác hơn từ giảng viên, đồng thời các doanh nhân cũng có trách nhiệm dẫn dắt thế hệ trẻ đi đúng hướng.

Nên chọn thi TOEFL hay IELTS?

Nên chọn thi TOEFL hay IELTS?

Nếu đang có kế hoạch đi du học ở một quốc gia nói tiếng Anh để lấy bằng cử nhân hoặc thạc sĩ, bạn có thể sẽ phải nộp điểm IELTS hoặc TOEFL. Điều này khiến nhiều người học băn khoăn không biết nên chọn bài thi nào.

" alt="Loạn bằng cấp khiến sinh viên Mỹ hoang mang, khó tìm việc" width="90" height="59"/>

Loạn bằng cấp khiến sinh viên Mỹ hoang mang, khó tìm việc

Chị Thanh Hoa (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho hay khá thích thú khi thấy công văn "về việc nghỉ Tết không áp lực bài tập" của Sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được lan truyền trên mạng chiều qua (2/2).

Theo chị Hoa, đây là một văn bản phá cách, khi không phải là những câu chữ khô khan, cứng nhắc như thường thấy, mà trái lại thể hiện sự chia sẻ gần gũi với phụ huynh và học sinh.

Trong công văn này, Sở GD-ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu viết:  Trong những năm qua, không ít phụ huynh phàn nàn về số lượng bài tập mà thầy cô yêu cầu học sinh phải hoàn thành trong thời gian nghỉ Tết quá nhiều.

Vì vậy, để học sinh không suy nghĩ với số bài tập trong thời gian nghỉ Tết, Sở yêu cầu không giao bài tập cho học sinh trong thời gian nghỉ Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021.

Bài tập Tết: Chủ yếu là đối phó

Có con học lớp 3 và lớp 7, chị Hoa cho biết, sau buổi học cuối trước khi nghỉ Tết, hai con thường “báo cáo” bố mẹ về số lượng bài tập cô giáo giao về nhà.

Tùy theo mỗi cô mà số lượng bài được giao nhiều hay ít, nhưng không năm nào là không có.

Và thường thì hai vợ chồng chị thúc giục con làm hết chỗ bài tập trước ngày 30 âm lịch, “để ăn Tết cho ngon”.

“Có năm đứa đầu mới đi học, chúng tôi để bài tập đấy đến trước khi đi học mới kêu con làm. Nhưng sau mấy ngày nghỉ Tết, cả con lẫn bố mẹ đều ngại, mà dư âm ăn uống, đi chơi vẫn còn nên việc ngồi kèm con như cực hình cho cả bố mẹ lẫn con cái. Việc chia đều bài tập để làm rải rác trong cả kỳ nghỉ là… không tưởng, bởi… Tết mà” – chị Hoa chia sẻ.

Chuyện thúc giục con làm bài trước Tết cho xong cũng tương tự ở nhà chị Minh Anh (Quận 10, TP.HCM).

“Bài các cô cho không nhiều nhưng cũng không ít, nhưng ngay cả bản thân con cũng thường muốn làm cho xong rồi nghỉ”.

Vì vậy, chị Hoa cũng như chị Minh Anh đều cho rằng tác dụng ôn tập bài vở gần như không có.

“Tôi thấy các con chủ yếu làm đối phó là chính. Tốt nhất là để cho các con nghỉ hẳn hoi” – chị Minh Anh nói.

{keywords}
Nhiều phụ huynh muốn con mình không phải làm bài tập trong dịp Tết

Liệu có 'quên mất chữ' ?

Cô Cao Thị Dung, giáo viên chủ nhiệm lớp 3A3 Trường Tiểu học Lý Thái Tổ (Hà Nội) nhận xét rằng việc ra bài tập về nhà trong dịp Tết là do quan điểm của mỗi giáo viên, hoặc là theo chủ trương của mỗi trường. Còn tất nhiên với học sinh, thì không cháu nào muốn có bài tập cả.

“Như năm nay thì mình tạo bình chọn trong nhóm lớp, xin ý kiến bố mẹ. Kết quả là đa số bố mẹ nghiêng về không giao. Cũng có một số bố mẹ xin cô giao thêm nhưng chỉ rất ít”.

Vì vậy, cô Dung cho hay thường không giao bài tập về nhà trong dịp Tết.

Cô Dung cũng cho biết hình thức bài tập Tết bây giờ cũng thay đổi. Nhiều thầy cô ra những bài tập như dọn dẹp nhà, giúp mẹ chuẩn bị bữa cơm cuối năm và chụp ảnh lại gửi cô, hoặc đọc một cuốn sách...

{keywords}
 Học sinh cuối cấp thường vẫn có bài tập về nhà. Ảnh minh họa: Thúy Nga

Còn cô Nguyễn Thị Thùy Mia, giáo viên Trường THCS Cát Linh (Hà Nội), thì bày tỏ từ rất lâu rồi, cả với tư cách là phụ huynh và giáo viên, cô đồng tình với quan điểm không giao bài tập về nhà, bởi Tết là để học sinh có khoảng thời gian sum họp bên gia đình, vui chơi, nghỉ ngơi thoải mái, và trải nghiệm, tìm hiểu các phong tục đẹp, truyền thống…

“Thời gian nghỉ Tết rất ngắn, chỉ có vài ngày, không khí Tết cả tuần trước khi nghỉ khiến đầu óc như trên mây rồi. Học chính khoá còn khó tiếp thu, bài tập Tết nếu phải làm sẽ thường là đối phó” – cô Mia nhận xét.

Vì vậy, với các khối lớp 6,7,8, cô Mia không giao bài tập Tết. Riêng khối 9 đặc thù phải thi vào 10 nên sẽ có 3 đề bài (mỗi đề 90 phút), làm vào ngày mùng 5 Tết để chuẩn bị cho mùng 6 đi học trở lại.

Trước băn khoăn của một số phụ huynh về việc các con nghỉ Tết lâu quá sẽ “quên mất chữ”, cô Dung cho biết để ổn định lại hoàn toàn việc học tập của lớp thường mất khoảng một tuần đầu, với học sinh lớp 1, lớp 2 sẽ lâu hơn một chút, “nhưng không sao”.

"Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán là khoảng thời gian để học sinh có cơ hội trải nghiệm, tìm hiểu các phong tục đẹp, truyền thống trong ngày Tết. Hãy để các em có khoảng thời gian nghỉ Tết được sum họp bên gia đình, vui chơi, nghỉ ngơi thoải mái, đảm bảo sức khỏe.

Giáo viên dặn dò học sinh và phối hợp với phụ huynh đến khi chuẩn bị hết kỳ nghỉ Tết (còn khoảng 1-2 ngày) hãy cùng con ôn lại công thức, quy tắc trong sách giáo khoa và chuẩn bị bài kỹ trước khi đến lớp".

Trích công văn của Sở GD-ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu

Ngân Anh

Xúc động hình ảnh trẻ 4 tuổi mặc áo mưa đi cách ly tập trung

Xúc động hình ảnh trẻ 4 tuổi mặc áo mưa đi cách ly tập trung

Những đứa trẻ 4 tuổi còn được bố mẹ ẵm bồng ở thị xã Kinh Môn, Hải Dương, phải đi cách ly tập trung xuyên Tết vì bạn cùng lớp dương tính với SARS-CoV-2.

" alt="Vì sao 'nghỉ Tết không áp lực bài tập' khiến phụ huynh xôn xao?" width="90" height="59"/>

Vì sao 'nghỉ Tết không áp lực bài tập' khiến phụ huynh xôn xao?

Lich su cua Co khi anh 1

Trải qua gần 80 năm, ngành cơ khí đã vươn mình mạnh mẽ, đóng góp cho sự phát triển của quốc gia, giữ vai trò then chốt để đưa đất nước trở thành nước phát triển.

Khi người Pháp xâm lược Việt Nam, cơ khí ở dạng công nghiệp bắt đầu xuất hiện trong việc xây dựng các công trình giao thông, truyền tải điện. Tuy vậy, ngành công nghiệp cơ khí chỉ thực sự bắt đầu khi Nhà máy Cơ khí Trần Hưng Đạo được thành lập năm 1947 tại Chiêm Hóa, Tuyên Quang.

Nền móng của công nghiệp cơ khí Việt Nam bắt đầu từ việc sản xuất vũ khí đúc vỏ mìn, vỏ lựu đạn; làm dụng cụ công binh, sản xuất máy khoan, máy tiện cho quân giới; sản xuất máy xay xát gạo, máy in phục vụ in giấy bạc, in ấn tài liệu tuyên truyền, sản xuất cân treo, dao phát rừng phục vụ dân sinh...

Trải qua gần 80 năm, công nghiệp cơ khí đã vươn lên trở thành một trong những ngành then chốt của nền kinh tế, đóng góp hàng tỷ USD, tạo ra hàng triệu việc làm. Trong tiến trình vươn lên trở thành một nước phát triển, ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam lại càng đóng vai trò quan trọng với thị trường hơn 100 triệu dân, vươn tầm trở thành mũi nhọn của nền kinh tế.

Cách đây 20 năm, vào ngày 17/10/2003, Bộ Chính trị ban hành Kết luận 25 về chiến lược phát triển ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam với những quan điểm cụ thể, “xác định cơ khí là một ngành công nghiệp nền tảng, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội”. Bộ Chính trị cũng yêu cầu “phải xây dựng ngành cơ khí để đủ sức cạnh tranh vươn lên trong cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế”.

Lich su cua Co khi anh 2

Sau đó, Chính phủ đã ban hành chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới năm 2020 với các chính sách ưu tiên phát triển một số chuyên ngành và sản phẩm cơ khí trọng điểm.

Chính phủ xác định ngành cơ khí là ngành công nghiệp then chốt, là cơ sở, nền tảng, động lực cho sự phát triển công nghiệp của bất cứ quốc gia nào, đặc biệt với đất nước đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá như Việt Nam.

Công nghiệp cơ khí chế tạo là động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp và kinh tế khác phát triển, qua đó trực tiếp và gián tiếp tạo việc làm cho hàng triệu lao động, góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao năng suất lao động quốc gia.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, ngành cơ khí trong nước đã có bước phát triển rất quan trọng. Hiện có khoảng 30.000 doanh nghiệp cơ khí, chiếm gần 30% tổng số doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo; tạo việc làm cho gần 16% tổng số lao động trong các doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo.

Lich su cua Co khi anh 3

Quy mô, năng lực các doanh nghiệp cơ khí được nâng cao ở hầu hết ngành cơ khí, từ chế tạo thiết bị toàn bộ, sản xuất, lắp ráp ôtô, sản xuất xe máy, chế tạo thiết bị thủy công, cho đến chế tạo thiết bị cho nhà máy nhiệt điện, thiết bị cho ngành xi măng và vật liệu xây dựng, thiết bị y tế, thiết bị điện, cơ khí nông nghiệp.

Hiện nay, trong nước có khoảng gần 40 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô, với tổng công suất lắp ráp thiết kế khoảng hơn 680.000 xe/năm. Tỷ lệ nội địa hoá các loại xe gắn máy đạt khoảng 85-95%.

Tại một số địa phương, vùng kinh tế đã hình thành mô hình cụm ngành về cơ khí chế tạo. Điển hình Khu phức hợp cơ khí Thaco - Chu Lai tại Quảng Nam đã hình thành một trung tâm công nghiệp cơ khí hàng đầu, mang tầm cỡ Đông Nam Á. Mỗi năm, tại đây xuất xưởng hàng trăm nghìn xe các loại, tỷ lệ nội địa hóa khoảng 20-40%. Nơi đây cũng hình thành những chuỗi giá trị, công nghiệp hỗ trợ của ngành sản xuất ôtô, cơ khí công nghiệp, dân dụng...

Lich su cua Co khi anh 4

Sau nhiều năm phát triển, ngành công nghiệp cơ khí đã hình thành những doanh nghiệp lớn như Tổng công ty TNHH MTV Cơ khí Quang Trung, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam Lilama, Tổng công ty Máy động lực và nông nghiệp Việt Nam, Tập đoàn Thaco Industries, Tập đoàn Thành Công...

Hiện nay, cơ khí Việt Nam có thế mạnh tập trung ở 3 phân ngành gồm xe máy và phụ tùng linh kiện xe máy, cơ khí gia dụng và dụng cụ, ôtô và phụ tùng ôtô. Số liệu thống kê cho thấy, 3 phân ngành này chiếm gần 70% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cơ khí cả nước.

Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đã xác định đến năm 2030, Việt Nam cơ bản đạt được các tiêu chí của nước công nghiệp, là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đời sống của nhân dân được nâng cao. Ngoài ra, cần xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh với năng lực sản xuất mới, tự chủ, khả năng thích ứng, chống chịu cao, từng bước làm chủ công nghệ lõi, công nghệ nền của các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn.

Lich su cua Co khi anh 5

Khi đó, Việt Nam thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực ASEAN về công nghiệp, trong đó một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại, thu nhập bình quân đầu người ở mức cao.

Theo các chuyên gia, để hoàn thành mục tiêu Đại hội Đảng XIII đề ra thì việc nâng cao năng suất lao động, đẩy mạnh phát triển những ngành công nghiệp mang tính then chốt, ứng dụng công nghệ hiện đại sẽ là bước đi mang tính quyết định.

Bài toán hiện tại là phải tập trung đầu tư và đẩy mạnh một số ngành công nghiệp quan trọng mang tính nền tảng, trong đó có công nghiệp cơ khí. Để làm được điều đó, cần khắc phục những tồn tại, hạn chế của ngành như: quy mô nhỏ phổ biến, có năng lực cạnh tranh thấp. Hiện tại, mới chỉ đáp ứng 32% nhu cầu sản phẩm cơ khí trong nước.

Ngoài ra, theo đánh giá, chất lượng sản phẩm cơ khí của doanh nghiệp nội địa nói chung còn thấp, giá thành sản xuất cao, thiếu sức cạnh tranh. Còn thiếu nhiều doanh nghiệp cơ khí lớn, mang tầm cỡ quốc tế, đóng vai trò dẫn dắt ngành cơ khí. Trình độ cơ khí chế tạo, là trụ cột của sản xuất công nghiệp, đặc biệt là cơ khí chính xác còn lạc hậu so với nhiều nước…

Tuy vậy, nhiều thế hệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước cho rằng để phát triển ngành cơ khí Việt Nam vươn lên thì trước hết phải có khát vọng, tâm huyết với phát triển kinh tế Việt Nam, với ngành cơ khí Việt Nam để gia tăng sức cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Ngoài ra, Việt Nam cần "biết mình, biết người" để xác định phân khúc nào có thế mạnh, ưu tiên thị trường trong nước, từ đó có các chính sách vĩ mô kèm theo, đặc biệt là chính sách thuế và lãi suất cho ngành cơ khí rõ hơn. Với việc áp dụng công nghệ mới, cần có chính sách “đi tắt đón đầu”.

Để tạo dựng thị trường cho các doanh nghiệp cơ khí phát triển, Nhà nước phải đóng vai trò “bà đỡ” cho doanh nghiệp, thúc đẩy đội ngũ doanh nghiệp cơ khí. Một số chuyên gia cho rằng cần đẩy mạnh việc đặt hàng doanh nghiệp nội địa, ưu tiên tham gia vào các công trình, dự án trong nước. Cần có quy định đấu thầu nhằm nâng cao tỷ lệ sử dụng vật tư, hàng sản xuất trong nước để có thể tạo thị trường cho doanh nghiệp trong nước phát triển phù hợp với quy định hiện hành và thông lệ quốc tế.

Một trong những bài học mà các nước đi trước đã áp dụng là xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao; cổ vũ và kiến tạo để phát triển các doanh nghiệp cơ khí mạnh, thúc đẩy thế hệ doanh nhân có bản lĩnh, mang khát vọng phát triển ngành cơ khí Việt Nam và phát triển kinh tế đất nước.

" alt="Việt Nam đã phát triển ngành cơ khí thế nào?" width="90" height="59"/>

Việt Nam đã phát triển ngành cơ khí thế nào?