Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Văn Công,ănbệnhphổbiếnkhiếnnhiềungườiđànôngcàngđicàngđauchâkq pháp Phó giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, cho hay ông Đ. (67 tuổi) đến khám trong tình trạng hai chân rất đau khiến ông chỉ đi được khoảng 20m. Khi nhập viện, hai chân của bệnh nhân teo nhỏ, lạnh và rất tái. Kết quả siêu âm, chụp CT, cho thấy ông bị tắc hoàn toàn động mạch chậu gốc hai bên, tắc mạn tính động mạch đùi chung, đùi nông hai bên đến động mạch khoeo.
Bác sĩ chẩn đoán ông bị bệnh thiếu máu mạn tính chi dướiphức tạp nhiều vị trí, đến viện khi tình trạng đã nặng dù chưa có dấu hiệu hoại tử ngón chân.
Thiếu máu mạn tính chi dưới (còn gọi là bệnh động mạch chi dưới mạn tính) là tình trạng động mạch chủ và các động mạch ở chi dưới bị hẹp hoặc tắc. Điều này gây cản trở lưu thông máu đến các cơ quan bộ phận chi dưới như cơ, dây thần kinh, da… ở phía hạ lưu dẫn đến, gây đau nhức chân khi vận động.
Dấu hiệu bệnh rõ nhưng dễ lầm tưởng với triệu chứng do xương khớp
Đây là bệnh lý mạch máu phổ biến, dấu hiệu bệnh rất rõ. Tuy nhiên, ít người, thậm chí nhân viên y tế tuyến cơ sở, biết đến tình trạng này. Tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), mỗi ngày, bác sĩ khám khoảng 10-15 bệnh nhân thiếu máu mạn tính chi dưới. Trung bình mỗi năm, cơ sở y tế này can thiệp cho khoảng 200-300 trường hợp.
Đáng nói, đa số bệnh nhân đến viện khi đã muộn, có biểu hiện đau liên tục, hoại tử chi, mưng mủ ngón chân... Không ít bệnh nhân chỉ đến viện khi cơn đau buốt lên tận thái dương, không ngủ được dù đã uống thuốc ngủ, thuốc giảm đau. Một trong những lý do là biểu hiện bệnh ban đầu khiến nhiều người lầm tưởng với các bệnh về xương khớp, tĩnh mạch, thần kinh cột sống.
Ở giai đoạn sớm, biểu hiện phổ biến là đau cách hồi, đau khi đi lại, dừng lại nghỉ sẽ đỡ đau và lại đau khi tiếp tục đi. Khoảng cách quãng đường khi xuất hiện đau càng ngắn lại, mức độ bệnh càng nặng. Lúc đầu, bệnh nhân đi 500m mới đau chân, càng về sau khoảng cách này càng giảm dần.
Giai đoạn muộn, bệnh nhân chỉ đi vài mét đã thấy đau, thậm chí có cảm giác đau nhức chi dưới liên tục ngay cả khi nghỉ ngơi. Cuối cùng, người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu thiếu máu cục bộ như loét da, hoại tử đen bàn ngón chân, phải cắt cụt chi hoặc nhiễm trùng huyết.
Động mạch chi dưới mạn tính ít gây tử vong nhưng có thể gây tàn phế do cắt cụt chi, bệnh nhân cũng sẽ phải điều trị suốt đời bằng thuốc, giảm chất lượng sống.
Bệnh thường gặp ở nam hơn nữ
Các yếu tố ảnh hưởng tới căn bệnh này đã được xác định như hút thuốc lá, thuốc lào, đái tháo đường, xơ vữa mạch máu... Trong đó, xơ vữa mạch máu làm giảm lưu lượng máu xuống chân, đặc biệt là đầu ngón chân. Tại Việt Nam, bệnh thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ vì tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao hơn.
Độ tuổi thường gặp là nam ngoài 60 tuổi, nhưng gần đây bệnh có xu hướng trẻ hóa, không ít người mới tuổi trung niên đã mắc bệnh. Với người hút thuốc lá, nguy cơ mắc bệnh tăng lên 2-6 lần, người bị tiểu đường nguy cơ mắc cũng tăng 2-4 lần.
Bốn loại ung thư ở nam giới có khả năng được chữa khỏi rất cao
Nhiều người coi mắc ung thư là "án tử", nhưng một số loại bệnh ung thư có tỉ lệ khỏi bệnh vượt quá 90% nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời.