15 điểm đỗ sư phạm, 10 năm chất lượng vẫn kém
- Nhiều ý kiến cho rằng,điểmđỗsưphạmnămchấtlượngvẫnkésao viet thay vì đề xuất kéo dài thời gian đào tạo sinhviên Sư phạm lên 5 thì nên tăng chất lượng đầu vào sẽ nâng chất lượng nhanh hơn? Thí sinh thi đại học sư phạm tăng Nên tăng thời gian đào tạo Sư phạm lên 5 năm? Tăng điểm, giảm chỉ tiêu Trong khi đề xuất tăng thời gian đào tạo để nâng chất lượng giáo viên được cho là “thiếu thực tế” thì nhiều ý kiến khẳng định muốn cải thiện chất lượng chỉ còn cách chọn những người xuất sắc ngay từ đầu. 4 năm hay 5 năm đào tạo chỉ trang bị cho SV kỹ năng, nghiệp vụ, chứ không thể thay đổi được kiến thức chuyên môn. Một giảng viên tỏ ra lo ngại cho chất lượng đào tạo sinh viên sư phạm bây giờ: “Tôi thấy, chất lượng đào tạo của các trường sư phạm hiện nay quá kém. Đơn cử tôi hướng dẫn nhiều em SV sư phạm về trường tôi thực tập, nhận thấy kiến thức chuyên môn của các em quá yếu (sư phạm sử mà không biết rõ cả ngày thành lập Đảng), nghiệp vụ sư phạm thì hầu như không có gì. Buồn thay, nếu các em ấy ra trường và thành thầy, cô giáo!” Độc giả Đức Tuấn cho rằng nên nâng cao chất lượng đầu vào bằng cách giảm chỉ tiêu, “bởi tôi thấy có một một bộ phận sinh viên học sư phạm bởi vì họ không đậu ngành mà họ mong muốn, rồi nộp hồ sơ vào sư phạm như là một cơ hội vào ĐH”. “Tăng điểm đầu vào! Môn ngành giảng dạy phải trên 7 điểm đại học theo đề chung của Bộ” là ý kiến của bạn đọc Lisa Hoa. Độc giả Nguyễn Thế Hùng thẳng thắn nhận định: “Điểm đầu vào sư phạm chỉ bằng một nửa điểm các ngành y và kinh tế thì lấy đâu ra người giỏi. Cho nên Nhà nước cần thay đổi nhanh chóng nếu không thế hệ sau chúng ta có một lớp học sinh dốt mà thôi”. Chị Đào Quỳnh Trang tỏ ra bức xúc: “Chất lượng giáo dục ở đâu? Khi người thi vào sư phạm cấp cao đẳng, trung cấp mà một phương trình bậc 2 không biết giải...”. Anh Mạnh Khương khẳng định “chỉ cần đầu vào tốt và một môi trường đào tạo nghiêm túc thì chất lượng giáo viên sẽ cao”. Theo độc giả Khương, tiêu chí quan trọng trên hết của người thầy là năng lực chuyên môn. Thẳng thắn phản đối mức điểm đầu vào như hiện nay, độc giả Ngô Đăng Khoa than vãn: “13 điểm đậu sư phạm, trình độ GV không tồi mới là lạ. Với điểm đó không biết học có tiếp thu được gì không nữa là dạy người khác. Lương cao, điểm đầu vào 21 điểm trở lên, chất lượng lên ngay”. Giải bài toán đầu ra Đi đôi với cắt giảm chỉ tiêu, tăng điểm tuyển sinh thì vấn đề việc làm cho giáo viên cũng được độc giả quan tâm không kém. Theo bạn đọc Tuấn Anh, trước tiên phải giúp người giáo viên có một công việc ổn định, mức thu nhập đủ sống, “chứ đi dạy mà cái ăn còn không đủ thì phải làm thêm nghề tai trái. Vậy lấy thời gian đâu mà nghiên cứu nữa?” Là một người trong nghề, độc giả Anh Khoa cho rằng giải pháp tuyển ít và tăng điểm là hợp lý. Song song với nó, thu nhập giáo viên cũng phải đủ nuôi bản thân và một đứa con để GV yên tâm công tác. Bạn Hải Thương đề xuất nhà nước phải có chính sách thực sự ưu đãi cho giáo viên, ví dụ như cấp nhà ở. Một độc giả khác cho rằng để hạn chế tình trạng sinh viên sư phạm ra trường thất nghiệp như hiện nay, chỉ nên cho phép các trường lấy chỉ tiêu theo nhu cầu của địa phương. Sau khi tốt nghiệp, cử nhân cần được phân công công tác rõ ràng nhằm tránh tiêu cực và lãng phí nhân lực. Thậm chí, độc giả Ngọc Ánh còn cho rằng SV sư phạm ra trường cần được tuyển thẳng vào công chức. “4 năm hay 5 năm điều đó hoàn toàn không quan trọng. Bộ GD-ĐT nên nâng cao chất lượng đầu vào của các trường Sư phạm, nâng cao các ưu đãi trong giáo dục sư phạm để thu hút được những học sinh có thành tích xuất sắc đăng kí dự thi. Sư phạm nếu chỉ dừng lại ở 15, 16 điểm đầu vào thì 5 năm hay lâu hơn nữa thì cũng có giải quyết được vấn đề hay không?” – bạn đọc Cao Thị Huyền bình luận.Các tin liên quan Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo FC Rapid 1923 vs Unirea Slobozia, 22h59 ngày 4/2: Tân binh trắng tay
-
Công ty Arup của Anh quốc thiệt hại 25 triệu USD do một nhân viên bị lừa bằng công nghệ deepfake. Ảnh: Tech Times Vào tháng 2, cảnh sát Hồng Kông cho biết, một nhân viên tài chính của một công ty bị lừa tham dự cuộc gọi video với những người mà anh ta tin là Giám đốc tài chính và các nhân viên khác, nhưng tất cả hóa ra đều là sản phẩm của deepfake. Khi đó, nhà chức trách không thông báo tên của công ty liên quan.
Theo cảnh sát, ban đầu, nhân viên nghi ngờ mình nhận phải email lừa đảo từ văn phòng Anh quốc vì nó nhắc đến việc cần thực hiện giao dịch bí mật. Tuy nhiên, người này dẹp mọi nghi ngờ sang một bên sau cuộc gọi video vì những người tham gia cuộc họp nhìn giống với các đồng nghiệp của mình.
Sau đó, anh đồng ý gửi tổng cộng 200 triệu HKD – tương đương 25,6 triệu USD – thông qua 15 giao dịch, đài truyền hình RTHK đưa tin.
Deepfake chỉ các video giả mạo, nhìn như thật do AI tạo ra. Đầu năm nay, hình ảnh khiêu dâm AI của nữ ca sĩ Taylor Swift lan tràn trên mạng đã cho thấy nguy cơ của công nghệ này như thế nào.
Các cuộc tấn công gia tăng nhanh chóng
Là một công ty tư vấn kỹ thuật hàng đầu, Arup tuyển dụng 18.500 tại 34 văn phòng khắp thế giới. Hãng chịu trách nhiệm cho những công trình nổi tiếng như Sân vận động tổ chim, nơi diễn ra Thế vận hội Bắc Kinh 2008 hay Nhà hát opera Sydney.
Giám đốc Thông tin Arup Rob Greig cho biết, giống với nhiều doanh nghiệp khác, họ là mục tiêu thường xuyên của các cuộc tấn công, bao gồm lừa đảo hóa đơn, gian lận, lừa đảo WhatsApp, deepfake. Công ty ghi nhận số vụ lẫn mức độ tinh vi của các vụ tấn công đang gia tăng nhanh chóng trong vài tháng gần đây.
Nhà chức trách toàn cầu ngày càng lo ngại về mức độ tinh vi của công nghệ deepfake và những kịch bản phạm tội sử dụng công nghệ này. Trong thông báo nội bộ của Arup mà hãng tin CNN xem được, Chủ tịch khu vực Bắc Á Michael Kwok yêu cầu tất cả nhân viên nắm bắt thông tin để phát hiện các kỹ thuật khác nhau mà kẻ lừa đảo lợi dụng.
(Theo CNN)
" alt="Công ty đứng sau Nhà hát opera Sydney bị lừa 25 triệu USD do sập bẫy deepfake">Công ty đứng sau Nhà hát opera Sydney bị lừa 25 triệu USD do sập bẫy deepfake
-
Chưa có giáo sư, phó giáo sư gây khó khăn cho bồi dưỡng học sinh giỏi Thông tin Hòa Bình tính chi 1 tỷ đồng thu hút giáo sư, phó giáo sư về công tác tại trường chuyên của tỉnh đang gây ra quan điểm trái chiều.
Theo dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh Hòa Bình quy định một số chính sách đặc thù đối với Trường THPT chuyên..., giáo sư, phó giáo sư về trường chuyên, cam kết giảng dạy từ 10 năm trở lên sẽ được hỗ trợ 1 tỷ đồng/người; Giáo viên có trình độ tiến sĩ, cam kết giảng dạy từ 10 năm trở lên được hỗ trợ 300 triệu đồng...
Sở GD-ĐT Hòa Bình cho biết, hiện nay, các điều kiện để đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu trường THPT chuyên trở thành cơ sở giáo dục trọng điểm, chất lượng cao, ngang tầm khu vực và quốc tế; tạo điều kiện để nhà trường nâng cao chất lượng là chưa đảm bảo.
Hòa Bình cũng chưa có chính sách riêng thu hút cán bộ, giáo viên giỏi trong và ngoài tỉnh về công tác, làm việc tại trường chuyên.
Trong khi đó, tỉnh này xác định số giáo viên Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ có trình độ cao đáp ứng được việc dạy các môn chuyên và tham gia ôn luyện đội tuyển quốc gia còn hạn chế, một số chưa đáp ứng được nhu cầu nâng cao chất lượng mũi nhọn.
Bà Bùi Thị Kim Tuyến, Giám đốc Sở GD-ĐT Hòa Bình cho biết, đề xuất này được đưa ra dựa trên tình hình thực tế. Hiện nay, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ chưa có giáo viên có trình độ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và việc này gây nhiều khó khăn và hạn chế trong công tác bồi dưỡng mũi nhọn, bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi quốc gia, quốc tế và khu vực.
"Chúng tôi quan niệm có thầy giỏi mới có trò giỏi. Học sinh trường chuyên được tuyển chọn rất kỹ lưỡng. Trường chuyên là nơi hội tụ những học sinh có học lực tốt nhất. Vì vậy, môi trường này rất cần giáo viên có trình độ cao về chuyên môn, giúp các học sinh phát triển tối đa trí tuệ và năng lực sẵn có. Người có trình độ cao, ngoài giảng dạy, còn tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, hỗ trợ, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên toàn tỉnh", bà Tuyến nói.
Ảnh minh họa. 'Giáo sư chưa chắc đã hơn giáo viên phổ thông'
Trao đổi với VietNamNet, ông Cao Xuân Hùng, Giám đốc Sở GD-ĐT Nam Định cho rằng chính sách thu hút thì tùy thuộc vào nhu cầu, định hướng và điều kiện của từng địa phương.
“Ở những khía cạnh nhất định, tôi nghĩ tất nhiên thu hút được người tài, thầy giỏi thì vẫn hơn là không. Tuy nhiên, không phải cứ bỏ tiền ra là sẽ có kết quả như kỳ vọng”, ông Hùng nói.
Giám đốc Sở GD-ĐT Nam Định cũng cho rằng, không nên quá lo ngại chuyện giáo sư chưa chắc đã dạy tốt được bậc phổ thông.
“Đúng là không phải cứ giáo sư là dạy giỏi hơn giáo viên phổ thông. Giáo sư, phó giáo sư đôi khi nghiệp vụ sư phạm không bằng giáo viên dạy chuyên. Kể cả cùng bộ môn, cũng chưa chắc đã hơn. Nhưng quan trọng là địa phương khi ra chính sách cũng phải có tiêu chí, chọn lọc để tuyển được đúng người, đúng môn, đúng những điều cần đáp ứng. Trong tuyển chọn các ứng viên phải đưa ra các điều khoản theo công việc, vị trí,… Tôi nghĩ các địa phương ra các chính sách như vậy cũng phải tuyển những người mà phù hợp với những điều họ cần”, ông Hùng nói.
Còn thầy Nguyễn Thành Công, giáo viên Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm nhận định, chính sách này có thể tạo ra một luồng gió mới khi học sinh được tiếp cận những phong cách giáo dục mới, từ đó có thể thúc đẩy quá trình học tập. Ngoài ra, có thể góp phần thúc đẩy quá trình rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ tại đơn vị.
Tuy nhiên, theo thầy Công, việc này là không phù hợp và khó đạt được kết quả như kỳ vọng, giống như “dùng dao mổ trâu để thịt gà”.
“Giáo sư, phó giáo sư thường là những người được đào tạo chuyên sâu và phát triển kiến thức sâu ở một lĩnh vực nào đó, và thường giảng dạy và nghiên cứu ở một cơ sở giáo dục đại học, sau đại học, viện nghiên cứu hơn là giảng dạy tại trường phổ thông.
Họ có thể rất chuyên sâu ở một lĩnh vực chuyên ngành hẹp, nhưng những kiến thức ở một số lĩnh vực khác của môn học hoặc thậm chí lĩnh vực gần, chưa chắc họ đã quan tâm đến.
Chưa kể, để được công nhận là giáo sư, phó giáo sư, thường cũng phải là những người đã có tuổi, họ đã dùng cả tuổi trẻ để phấn đấu theo đuổi lĩnh vực nghiên cứu thì dễ gì có thể từ bỏ để trở thành giáo viên phổ thông thuần túy”, thầy Công nói.
Cũng theo thầy giáo này, giáo dục chuyên ngày nay là sự mở rộng của giáo dục chuyên sâu, giáo dục phổ thông và giáo dục kĩ năng để các học sinh chuyên thực sự không chỉ giỏi về kiến thức mà còn tốt về kĩ năng. Do đó "đầu tư chỉ riêng cho một khía cạnh tôi e là chưa đủ”.
Thầy Công cho rằng với kinh phí đó, nên kêu gọi người trẻ tài năng đi học ở các trường tốt, chọn lọc để về trường chuyên.
“Phân công đúng người, đào tạo bài bản, chế độ đãi ngộ tốt với những thành tích đạt được để thầy cô trẻ duy trì được tâm huyết với nghề, sống được với nghề, hy sinh thời gian và công sức để lăn lộn cùng với học sinh không chỉ trong mảng đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi mà còn các mảng khác như giáo dục kĩ năng,… Số tiền còn lại, có thể mời các giáo sư đầu ngành thỉnh giảng cho những học sinh thuộc tốp trên, nâng cao kết quả đào tạo mũi nhọn và góp phần nâng cao vị thế của trường chuyên để các học sinh khác cũng được hưởng lợi, thay vì tuyển cứng giáo sư về làm giáo viên”.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng Nhiều vấn đề đặt ra nếu giáo sư về trường chuyên
TS Lê Công Lợi, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) nói có thể hiểu ý tưởng của những người xây dựng chính sách rất muốn thu hút các chuyên gia đầu ngành về trường chuyên cũng như địa phương. Song việc thu hút phải đồng bộ nhiều vấn đề khác.
"Chức danh giáo sư, phó giáo sư thường phù hợp hơn với việc giảng dạy tại các trường đại học và thiên hướng nghiên cứu khoa học. Mô hình Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên có thể coi là một trường hợp đặc biệt, bởi là một đơn vị trong trường đại học. Với các trường THPT chuyên thuộc/nằm trong các trường đại học, thì những thầy cô quản lý, giảng dạy có học hàm, học vị cũng là điều bình thường.
Còn ở các tỉnh, thường trường chuyên không thuộc trường đại học. Trong trường hợp này, tôi nghĩ nó sẽ không phù hợp với thực tế hiện nay. Bởi đơn giản nhiệm vụ, nhu cầu phát triển của trường chuyên cũng không “gần” với nhiệm vụ của một giáo sư, phó giáo sư, trừ khi định hướng, mục tiêu của trường chuyên ở Hòa Bình khác phần còn lại”, ông Lợi nói.
Thực tế ở chuyên Khoa học Tự nhiên, có nhiều giáo sư, phó giáo sư tham gia giảng dạy. Tuy nhiên, theo thầy Lợi, phần lớn là giáo viên thỉnh giảng, chỉ ở một số chuyên đề, nội dung kiến thức sâu, chứ không phải nhiệm vụ chính là dạy cho các học sinh trường chuyên.
"Ở những chuyên đề đó, nhà trường mời các thầy cô này dạy chứ họ không phải là giáo viên cơ hữu. Tất nhiên, cũng có một số thầy cô cơ hữu là phó giáo sư, nhưng số đó không nhiều và họ cũng không chỉ nhiệm vụ dạy học sinh trường chuyên mà vẫn kiêm nhiệm làm các công tác đào tạo và sau đại học ở các khoa của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên”.
Ông Lợi cũng cho rằng, không phải giáo sư, phó giáo sư nào khi về dạy ở trường chuyên là cũng hơn giáo viên phổ thông.
“Tôi nghĩ cần phân tích một cách kỹ càng, chứ không phải cứ nghĩ học hàm giáo sư, phó giáo sư như một thứ bằng cấp. Một hình thức nào đó kiêm nhiệm là khả thi nhất, chứ khả năng để các trường phổ thông tuyển được giáo sư, phó giáo sư về làm giáo viên dạy toàn phần là rất khó”.
Chưa kể, các giáo sư, phó giáo sư về trường chuyên thì vị trí việc làm sẽ được xác định ra sao.
“Với những yêu cầu để trở thành giáo viên hiện nay thì những gì họ có cũng chưa phù hợp. Rồi ngạch lương của họ được tính ra sao? Các giáo sư, phó giáo sư thường ở ngạch giảng viên cao cấp/chuyên viên cao cấp, nhưng giáo viên phổ thông thì làm sao có những ngạch đó”, ông Lợi nói nếu thực tế diễn ra thì sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề khác.
Trước đó, giáo sư đứng đầu một trường ĐH ở TP.HCM, phân tích, Thông tư số 20/2020/TT-BGDĐT ngày 27/07/2020 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định chế độ làm việc của giảng viên cơ sở giáo dục đại học. Tại Điều 2 nêu rõ nhiệm vụ của giảng viên giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học, trong đó 5 nhiệm vụ của giáo sư và phó giáo sư, không có nhiệm vụ nào là “giảng dạy THPT”.
Thanh Hùng
'Chi 1 tỷ lại bắt Giáo sư làm 10 năm thì không ai về'
Theo các nhà giáo dục, thu hút giáo viên giỏi về trường chuyên là cần thiết nhưng không nhất thiết phải là giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ. Cốt lõi của vấn đề cũng không phải là tiền.
" alt="Tiền tỷ mời giáo sư về trường chuyên, giám đốc Sở và hiệu trưởng trường chuyên nói gì?">Tiền tỷ mời giáo sư về trường chuyên, giám đốc Sở và hiệu trưởng trường chuyên nói gì?
-
Sau sự việc phụ huynh Trường Quốc tế Việt Úc phản ánh dù tiền ăn lên tới hàng trăm ngìn/ngày nhưng suất ăn rất ít cho thấy tiền ăn ở các trường quốc tế không hề nhỏ. Nhiều người ví von rằng học trường quốc tế thì ăn cũng có giá quốc tế. Vậy chi phí thực cho ăn uống ở những trường này như thế nào? Tại Trường Quốc tế Việt Úc (VAS) nơi vừa bị phụ huynh tố suất sơm chỉ vài miếng thức ăn nhỏ bé có chi phí ăn mỗi năm cho học sinh mầm non và tiểu học là 26,46 triệu đồng/năm Đối với học sinh từ lớp 6 tới lớp 11 là 32,3 triệu đồng/ năm. Học sinh lớp 12 là 38,3 triệu đồng/năm. Như vậy con số này tương đương tiền ăn mỗi tuần là 700.000 - 855.000 đồng tức khoảng 120.000 - 140.000/ngày.
Trường Song ngữ Quốc tế Horizon (Quận 2) có tiền ăn (bao gồm ăn sáng, ăn nhẹ và ăn trưa) cho bậc mầm non là 20 triệu/năm, tuy nhiên nếu đóng theo học kỳ thì phụ huynh phải đóng lên tới 21,2 triệu). Bậc tiểu học là 22,4 triệu/năm và nếu đóng theo kỳ là 23,7 triệu/năm.
Trong khi đó ở bậc THCS và THPT tiền ăn sáng là 6,5 triệu/năm nhưng nếu đóng chia thành 2 đợt là 6,9 triệu/năm, còn ăn trưa là là 13,3 triệu/năm và nếu đóng chia 2 đợt là 14 triệu/năm. Như vậy tiền ăn sáng và ăn trưa ở hai bậc học này là 19,8 triệu/năm và nếu chia là 2 lần đóng thì phải nộp 20,9 triệu/năm.
Trường Tiểu học, THCS, THPT Quốc tế Canada (Quận 7) cũng có phí ăn tương đối cao. Cụ thể, phí ăn cho hệ quốc tế nếu thanh toán nguyên năm từ 23,4 đến 25,1 triệu/học sinh. Trong khi đó phí ăn cho hệ song ngữ là 26 triệu/học sinh. Đối với học sinh ở nội trú sẽ đóng 152 triệu/năm trong đó đã bao gồm chỗ ở, suất ăn (sáng, trưa, tối và bữa phụ), xe đưa rước, dịch vụ giặt ủi và chi phí sinh hoạt cuối tuần.
Thực đơn ở 1 trường quốc tế tại TP.HCM Phụ huynh Trường Quốc tế Mỹ (Quốc tế TAS) (Quận 2) nếu đóng nguyên năm và ăn nguyên ngày cho con sẽ ở mức 18,8 triệu. Tuy nhiên, nếu đóng theo kỳ thì số tiền lên tới 20,8 triệu. Phụ huynh cũng có thể chọn cho con ăn nửa ngày và đóng 15,8 triệu (nếu chia kỳ đóng 18,8 triệu) hoặc ăn trưa là 11,9 triệu (nếu chia kỳ đóng 12,8 triệu). Trường này tính ra tiền ăn tiền ăn 1 ngày là 116.500 đồng (ăn sáng, ăn nhẹ và ăn trưa), nửa ngày là 105.000 đồng còn nếu chỉ ăn trưa thì phần ăn sẽ có trị giá là 77.000 đồng.
Trường Quốc tế Mỹ (huyện Nhà Bè) lại chia cụ thể phí cho từng giờ và từng bậc học. Ở bậc khám phá và dự bị tiểu học tiền ăn sáng 27.000 đồng/phần, ăn sáng nhẹ 25.000 đồng/phần, ăn trưa 48.000 đồng/phần. Như vậy, tiền ăn cho bậc này gồm ăn sáng, ăn nhẹ và ăn trưa là 100.000 đồng/ngày.
Bậc tiểu học, THCS và THPT giá áp dụng cho ăn sáng với một phần xôi mặn là 22.000 đồng, xôi ngọt 17.000 đồng, bánh mì Việt Nam là 30.000 đồng, Sandwich nhân mặn cho tiểu học là 45.000 đồng và THCS, THPT là 50.000 đồng, hộp xà lách 45.000 đồng. Học sinh có thể lựa chọn phần ăn theo đơn giá đã công bố.
Với ăn trưa, nếu học sinh chọn món nước (bún mọc, hủ tiếu bò kho, bánh hỏi heo quay, mì hoành thánh xá xíu) sẽ có giá 45.000 đồng/phần cho học sinh tiểu học và 50.000 đồng/phần cho học sinh THCS-THPT.
Học sinh cũng có thể chọn phần ăn trưa với món Á, hoặc Âu, ăn chay hoặc ăn mì và các loại rau củ quả và giá cho học sinh tiểu học là 58.000 đồng/phần, THCS, THPT là 60.000 đồng/phần.
Riêng phần ăn xế sẽ có giá 25.000 đồng cho học sinh tiểu học và 28.000 đồng cho học sinh THCS- THPT.
Như vậy nếu nhẩm tính tiền ăn một ngày cho bậc tiểu học giao động từ 100.000 đồng tới 130.000 đồng/ngày. Bậc THCS-THPT sẽ giao động khoảng 140.000 đồng/ngày.
Tại Trường Quốc tế APU (Quận 11) chi phí ăn (ăn sáng, ăn trưa và ăn xế) cho bậc tiểu học nếu đóng 1 lần là 25 triệu/năm/học sinh. Nếu đóng từng kỳ thì tổng phải đóng là 27,6 triệu/năm/học sinh.
Còn ở Trường Quốc tế Khai Sáng (Quận 7) học sinh có thể tùy chọn đồ ăn Việt, Hàn Quốc, Tây, các món chay và chế biến sẵn. Giá tiền ăn uống cho bậc THPT có sẵn theo ngày là 62.000 đồng. Học sinh cũng có thể dùng suất ăn tự chọn như mì xào, mì Ý và salad, thức ăn nhanh có giá từ 30,000 tới 65,000 đồng. Trường này công bố thức ăn không có xương trong thịt và cá, không sử dụng các loại hạt, bột ngọt trong bữa ăn và nêm muối vừa đủ. Nếu học sinh có nhu cầu ăn chay cần được đặt trước 1 ngày để chuẩn bị.
Lê Huyền
Phụ huynh Trường Quốc tế Việt Úc đòi lập Hội đồng phụ huynh, kiểm soát bếp ăn
- Sau bữa cơm trăm nghìn nhưng rất ít ỏi một số phụ huynh Trường Quốc tế Việt Úc (VAS) kiến nghị thành lập Hội đồng phụ huynh và ban kiểm soát bếp ăn.
" alt="Những trường học có tiền ăn lên tới hàng trăm nghìn trong ngày">Những trường học có tiền ăn lên tới hàng trăm nghìn trong ngày
-
Nhận định, soi kèo Sagaing United vs Yadanarbon FC, 16h30 ngày 3/2: Điểm tựa sân nhà
-
Ai nên đọc cuốn sách này?
- Những người tò mò về lý do tại sao loài người – Homo sapiens – lại thống trị thế giới.
- Những người muốn biết tại sao con người lại đang sống trong một cộng đồng thế giới tư bản chủ nghĩa.
Sách viết về cái gì?
Sapiens (2015) tường thuật quá trình tiến hóa của loài người – bắt nguồn từ tổ tiên xa xưa nhất cho tới thế giới hiện tại – thời đại công nghệ. Và làm thế nào mà một loài không có đuôi, không có lông lại có thể trở thành loài thống trị hành tinh này? Người đọc sẽ được tóm lược về sự phát triển và các xu hướng giúp loài người trở thành kẻ thống trị.
Tác giả là ai?
Yuval Noah Harari là giáo sư ĐH Hebrew, Jerusalem. Ông chuyên nghiên cứu về thế giới và lịch sử quân sự. Sapiens là cuốn sách quốc tế đầu tiên của ông, đã được dịch sang 26 thứ tiếng.
- Nguyễn Thảo(Theo Business Insider)
Cuốn sách cả Bill Gates, Mark Zuckerberg và Barack Obama đều khuyên đọc viết về cái gì?
- 最近发表
-
- Siêu máy tính dự đoán Arsenal vs Man City, 23h30 ngày 2/2
- GS Nguyễn Thiện Nhân: Để sinh 2 con cần dạy môn Hạnh phúc học cho người Việt
- Việt Nam có vắc xin phế cầu mới, tiêm đầu tiên tại VNVC
- Người phụ nữ đi cấp cứu sau tai nạn hy hữu khi đi làm sáng sớm
- Nhận định, soi kèo Al
- Hình thành văn hóa bảo mật để tăng khả năng phòng vệ trước tấn công ransomware
- Kinh ngạc trước xe điện bơm hơi nhét được trong balô
- Cảnh báo lỗ hổng giúp hacker đánh gục máy tính người dùng Telegram
- Nhận định, soi kèo Guadalajara vs Queretaro, 6h05 ngày 2/2: Khách gặp khó
- Tình cũ của bạn trai thách thức giới hạn chịu đựng trong tôi
- 随机阅读
-
- Nhận định, soi kèo Al Karma vs Al Kahrabaa, 21h00 ngày 3/2: Khó cho ‘lính mới’
- Mẹ chồng rủ bạn về nhà mở nhạc tập nhảy suốt ngày
- Lý do bàn ngồi họp giữa ông Putin và Macron có chiều dài quá khổ
- Tức giận vì con không hiểu bài, mẹ uống thuốc ngủ quá liều
- Nhận định, soi kèo Radnicki 1923 vs OFK Beograd, 22h59 ngày 3/2: Xây chắc top 8
- 34 học bổng toàn phần tại Mỹ
- Trợ lý Thủ tướng Anh từ chức trong nước mắt vì một câu nói đùa
- Nghi ngờ chồng ngoại tình, vợ tôi đòi bán nhà gấp
- Nhận định, soi kèo Guadalajara vs Queretaro, 6h05 ngày 2/2: Khách gặp khó
- Gay cấn những pha đối kháng Vovinam của sinh viên toàn miền Bắc
- Một trường ở Thanh Hóa cho 16 học sinh tạm nghỉ để phòng tránh dịch Covid
- Ưu tiên nguồn lực giám sát 24/7 các hệ thống thông tin dịp nghỉ lễ 30/4
- Nhận định, soi kèo Al Hudod vs Zakho, 18h30 ngày 4/2: Chủ nhà thất thế
- Thực hư thông tin Bangkok đổi tên
- Sao Việt 17/2/2024: Cát Tường mặt mộc kém sắc, Trang Nhung thích hát phòng trà
- Dự án chung cư Đại Thanh: Thanh tra Chính phủ kiến nghị xử lý hình sự
- Nhận định, soi kèo Arsenal vs Man City, 23h30 ngày 2/2: Pháo nổ rộn ràng
- Thót tim lao công lau kính tầng 10 chung cư không dùng đồ bảo hộ
- Tàu chở gần 4.000 xe sang bốc cháy, trôi dạt giữa biển
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với báo Quân đội nhân dân
- 搜索
-
- 友情链接
-