- Tôi và chồng đã ly hôn xong xuôi. Nay anh ta quay lại đưa bằng chứng tôi ngoại tình để kiện đòi quyền nuôi con.
24h,ônxongchồngcũmuốnkiệntôingoạitìcom.vnTIN BÀI KHÁC
24h,com.vnChưa đăng ký kết hôn nhưng đã tổ chức đám cưới- Tôi và chồng đã ly hôn xong xuôi. Nay anh ta quay lại đưa bằng chứng tôi ngoại tình để kiện đòi quyền nuôi con.
24h,ônxongchồngcũmuốnkiệntôingoạitìcom.vnTIN BÀI KHÁC
24h,com.vnChưa đăng ký kết hôn nhưng đã tổ chức đám cướiNói về chuyện chọn ăn Tết nhà nội hay nhà ngoại, độc giả Thichcommentchia sẻ quan điểm:
"Nghe nhiều bạn trai trẻ tuổi bày tỏ suy nghĩ rằng 'phụ nữ lấy chồng thì phải theo chồng, ăn tết bên nhà nội, vun vén cho gia đình chồng', mà tôi thấy thật buồn cười. Những tư tưởng như vậy là rất lạc hậu, cổ hủ, thậm chí hơn cả bố mẹ chồng gần 70 tuổi của tôi.
Nhà chồng tôi xưa nay chỉ đến ngày rằm thì bố mẹ chồng mới hỏi con dâu hôm nào về ngoại ăn Tết để còn chuẩn bị quà gửi về cho nhà thông gia. Mẹ chồng còn tự tay gói bánh, làm nem... để tôi mang về ngoại ăn Tết. Đến hôm về, bà còn dúi thêm cho tôi ít tiền, bảo về đến đấy mua thêm mấy thùng bia hay nước ngọt hộ bà để biếu nhà ngoại, chứ mua ở đây tội con cái bê vác nặng về mệt mỏi.
Nhà ngoại cách nhà nội 70 km. Mười mấy năm lấy chồng, tôi chỉ ăn Tết nhà chồng đúng năm đầu tiên, còn lại chúng tôi đều ăn Tết bên ngoại. Có năm, vợ chồng tôi còn về từ 22-23 tháng Chạp đến tận Rằm tháng Giêng mới quay lại nhà chồng. Bố mẹ chồng tôi bảo: 'Nhà nào cũng mong con về ăn Tết, nhưng vợ chồng con ở đây cả năm rồi, bố mẹ cả năm có con, có cháu ở cùng rồi, nên Tết có mấy ngày chẳng lẽ lại tranh con, tranh cháu với bên ngoại'.
>> 'Bảy năm lấy chồng thèm một lần về ăn Tết nhà ngoại'
Có người cho rằng, theo phong tục truyền thống của người Việt, con trai phải có nghĩa vụ thờ cúng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ già. Bù lại người con trai sẽ được phần nhiều tài sản thừa kế hơn như đất đai, nhà cửa... Thế nên, không thể đòi hỏi công bằng tuyệt đối mọi thứ, kể cả việc ăn Tết nội - Tết ngoại. Cá nhân tôi không đồng tình với quan điểm này vì nhiều nhà chồng còn chẳng có gì cho con nhưng vẫn đòi hỏi con cái phải ăn Tết nhà nội.
Lắm ông chồng say xỉn cả Tết, thậm chí còn đánh vợ, mắng con cả ngày. Có người còn nợ nần ngập mặt. Bố mẹ chồng lại đau ốm quanh năm, bắt con dâu phải phục dịch. Mà có nhà con trai họ không cờ bạc, rượu chè, họ không ốm đau, nhưng có mảnh đất lại chỉ chăm chăm cho con trai, cho cháu nội, chứ cũng chưa đến lượt con dâu được nhận đồng nào. Tư tưởng 'trọng nam khinh nữ' như vậy đã ăn sâu vào tiềm thức nhiều người.
Tóm lại, với không ít người, phụ nữ đến làm dâu thì phải chịu thiệt suốt đời, nhà chồng coi con dâu như là tài sản của riêng mình, cho rằng con dâu hưởng phúc nhà chồng nên phải ăn Tết nhà chồng. Thực ra, con dâu chẳng có gì, chỉ được ở nhờ trên đất nhà chồng chứ không được quyền làm gì khác.
Tôi luôn cho rằng, vợ là người đi cùng chồng suốt cuộc đời, cùng trải qua mọi vui buồn, khó khăn, sinh cho chồng và gia đình chồng những đứa con. Thế nên, nếu người vợ có mong muốn được về nhà ngoại ăn Tết thì đó cũng là nhu cầu chính đáng, đâu có trái với luân thường đạo lý. Thế nên, chồng và nhà chồng chẳng việc gì phải khó khăn, ngăn cản hay so đo tính toán với con dâu. Nếu làm chồng mà có mỗi việc cho vợ về quê ăn Tết cũng không làm được thì có lẽ người đàn ông nên xem lại chính mình".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt=""/>'Hơn chục năm lấy chồng toàn ăn Tết nhà ngoại'