Vừa qua,ĐHBáchkhoaHàNộitrảlờithắcmắcphổbiếncủathísinhvềtuyểnsinhcủatrườngnăxep hang bong da anh đại diện Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã trả lời một số thắc mắc của thí sinh xoay quanh vấn đề tuyển sinh vào trường cũng như về kỳ thi đánh giá tư duy năm 2021.
Phỏng vấn thí sinh theo hình thức trực tuyến vào ngày 16/5
PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, chủ trương của nhà trường trong những năm qua là đa dạng hóa phương thức tuyển sinh, giúp thí sinh có nhiều cơ hội hơn trong việc xét tuyển vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Vì vậy năm nay, nhà trường đã sử dụng 3 phương thức xét tuyển là xét tuyển tài năng (chiếm 10-20%); xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT (chiếm 50-60%); xét tuyển theo điểm bài thi kiểm tra tư duy (chiếm 30-40%).
Các phương thức xét tuyển của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2021.
Đến thời điểm hiện tại, phương thức xét tuyển tài năng theo hồ sơ năng lực, phỏng vấn, xét tuyển thẳng đã kết thúc giai đoạn nhận hồ sơ.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đang trong giai đoạn đánh giá hồ sơ và chuẩn bị cho kỳ phỏng vấn.
Trong điều kiện ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội quyết định sẽ tổ chức phỏng vấn thí sinh theo hình thức trực tuyến vào ngày 16/5 tới đây.
Xét tuyển bằng bài kiểm tra tư duy cùng đợt với các khối truyền thống
Kỳ thi kiểm tra tư duy sẽ được tiến hành sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT. PGS.TS Nguyễn Phong Điền thông tin, kỳ thi này sẽ diễn ra nhanh gọn trong vòng 1 ngày với 180 phút, hình thức thi trên giấy để học sinh không bỡ ngỡ và cảm thấy áp lực.
Hệ thống đăng ký thi kiểm tra tư duy đã bắt đầu mở từ ngày 20/4. Tính đến ngày 9/5, đã có hơn 4.600 thí sinh đăng ký dự thi.
Để tạo điều kiện cho thí sinh và đơn giản hóa việc đăng ký xét tuyển, ông Điền cho biết, kết quả của bài kiểm tra tư duy sẽ được nhập lên hệ thống dữ liệu điểm thi của Bộ GD-ĐT và được xét tuyển chung một đợt với kết quả thi tốt nghiệp THPT.
“Do đó, thí sinh chỉ cần đăng ký 1 lần và quy trình điều chỉnh nguyện vọng, các nguyên tắc cộng điểm ưu tiên của đối tượng, khu vực vẫn thực hiện giống như trong quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT”, PGS Điền nói.
Bên cạnh đó, ông Điền cũng lưu ý, các mã xét tuyển và tổ hợp xét tuyển của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã được tích hợp vào hệ thống của Bộ GD-ĐT. Vì vậy, thí sinh cần lưu ý trong trường hợp muốn sử dụng tổ hợp BK1, BK2, BK3 để xét tuyển, các em cần phải đăng ký trên hệ thống của Bộ GD-ĐT.
Trong trường hợp thí sinh chưa kịp đăng ký trên hệ thống của Bộ GD-ĐT nhưng đã đăng ký dự thi đánh giá tư duy thì các em có thể điều chỉnh trong đợt điều chỉnh nguyện vọng vào ngày 7 – 17/8.
Có nên thi cả hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và kiểm tra tư duy?
PGS.TS Trần Trung Kiên, Trưởng phòng Tuyển sinh Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, đây là câu hỏi thí sinh thường xuyên gửi về cho ban tuyển sinh của trường.
Ông Kiên cho hay, nếu như trước đây khi chưa có kỳ thi kiểm tra tư duy, lượng chỉ tiêu nhà trường dành cho phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT chiếm khoảng 80 – 90%, thì khi có kỳ thi này, chỉ tiêu liên quan đến điểm thi tốt nghiệp THPT đã giảm đi, chỉ còn 40 – 45%. Do đó, nếu đăng ký tham dự cả 2 kỳ thi, thí sinh sẽ có đầy đủ cơ hội như những năm trước.
Về đề thi đánh giá năng lực của Bách khoa, ông Kiên cho biết, nội dung câu hỏi chủ yếu nằm trong kiến thức phổ thông, không mang tính chất cao siêu mà dựa trên bài toán thực tế, yêu cầu mức độ thông hiểu, vận dụng và vận dụng sáng tạo. Vì thế, thí sinh không cần lo lắng việc đề thi sẽ hỏi những kiến thức bên ngoài.
Bên cạnh đó, đề thi cũng có một số câu hỏi cần đến sự suy luận, tư duy sâu mới có thể giải quyết được.
“Những yêu cầu này nhằm đảm bảo đánh giá đúng năng lực học tập của học sinh, tìm ra những nhân tố có thể đáp ứng được chương trình tương đối nặng của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội”.
Ông Kiên cũng nhấn mạnh, đề thi tránh việc đi sâu vào kỹ thuật, mẹo mực làm bài, gây ra việc học thêm tràn lan. Vì thế, thí sinh phải hiểu biết thực sự và có cách vận dụng sáng tạo mới đạt kết quả cao.
“Nhà trường không tổ chức luyện thi cho bài kiểm tra tư duy. Và với khối kiến thức, đề cương ôn tập như nhà trường đã công bố, chúng tôi đảm bảo không có trung tâm nào có thể ôn luyện trúng cho các em các dạng đề được”, ông Kiên nhấn mạnh.
Đặt ngành yêu thích lên trên cùng
PGS.TS Nguyễn Phong Điền cũng đưa ra lưu ý, thí sinh cần sắp xếp thứ tự nguyện vọng một cách thông minh để tăng tỉ lệ trúng tuyển. Theo đó, những nguyện vọng mong muốn và yêu thích nhất nên được sắp xếp lên đầu thay vì ưu tiên ngành có khả năng đỗ cao.
“Hệ thống sẽ xét tuyển bằng phần mềm, khi trúng tuyển vào nguyện vọng nào thì sẽ không xét các nguyện vọng phía dưới nữa. Do đó, các thí sinh cần lưu ý khi sắp xếp nguyện vọng.
Sau đó, khi có điểm thi tốt nghiệp THPT, căn cứ vào số điểm đạt được và các chỉ số nhà trường cung cấp, các em cần có sự điều chỉnh một lần nữa cho phù hợp”, ông Điền gợi ý.
Sẽ lùi lịch kiểm tra tư duy ở địa phương bùng phát dịch
Năm 2021, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ tổ chức thi ở 3 địa phương là Hà Nội, Hải Phòng và Nghệ An. Kỳ thi dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 15/7.
PGS.TS Nguyễn Phong Điền cho biết, nhà trường sẽ tạo mọi điểu kiện cho thí sinh có thể tham dự kỳ thi tại 3 địa điểm nói trên.
Tuy nhiên, trong trường hợp ngay sau khi tổ chức xong kỳ thi tốt nghiệp THPT, dịch Covid-19 tiếp tục bùng phát ở một số địa phương, tùy theo tình hình thực tiễn, nhà trường sẽ cân nhắc lùi thời gian thi trong một hạn mức nhất định để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.
Thúy Nga
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội công bố đề cương ôn tập bài kiểm tra tư duy
Ngày 20/4, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội bắt đầu mở hệ thống đăng ký sơ tuyển tham gia bài thi kiểm tra tư duy. Nhà trường cũng công bố đề cương ôn tập với các ví dụ minh họa cụ thể.