Báo cáo tại cuộc làm việc với Tổ công tác, Bộ GD-ĐT cho biết, về công tác cải cách thủ tục hành chính, ngay từ đầu năm, Bộ đã ban hành kế hoạch kiểm soát.
Hiện, Bộ GD-ĐT đã đơn giản hóa đối với thủ tục xét, cấp học bổng chính sách cho học sinh, sinh viên, tiết kiệm được hơn 745 triệu đồng (tương đương 15,7%) chi phí tuân thủ thủ tục hành chính so với trước khi đơn giản hóa.
Ngoài ra, trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Bộ GD-ĐT còn đơn giản hóa và cắt giảm 3 thủ tục hành chính tại 2 nghị định và 4 thông tư. Như vậy, đến thời điểm này, Bộ GD-ĐT cắt giảm tổng số chi phí tuân thủ thủ tục hành chính được gần 26 tỷ đồng (tương đương khoảng 28,89%).
Ông Nguyễn Sơn Hải, Cục trưởng Công nghệ thông tin còn cho biết Bộ này cũng đang lên kế hoạch triển khai đăng ký thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học lên Cổng dịch vụ công quốc gia từ năm 2021.
Ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng. |
4 trường ĐH thí điểm thanh toán học phí trực tuyến
Tại cuộc làm việc, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm đánh giá trong năm 2020, Bộ GD-ĐT đã có nhiều công tác nổi bật, nỗ lực thực hiện phương thức học trực tuyến và bảo đảm chất lượng học tập; công tác cải cách hành chính đã xóa bỏ được nhiều thủ tục rườm rà, trực tiếp có lợi cho học sinh và phụ huynh.
Song, còn tồn tại một số vấn đề trong xây dựng Chính phủ điện tử, việc cung cấp dịch vụ công của Bộ còn hạn chế, thủ tục thanh toán trực tuyến học phí để hạn chế tối đa việc đi lại chưa được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia... Ông Liêm đề nghị Bộ GD-ĐT tiếp tục cải cách, đẩy mạnh thanh toán trực tuyến, bởi việc này sẽ góp phần giám sát thu, chi hiệu quả.
Về thanh toán học phí trực tuyến, Thứ trưởng Bộ Tài chính Hà Anh Tuấn cho rằng nếu làm theo phương thức "5 trường 5 cách” thì không thể thực hiện được mà cần một “bài toán mẫu”. Ông Tuấn cho rằng Văn phòng Chính phủ, Bộ TT&TT và các cơ quan liên quan cần xây dựng bài toán mẫu chung cho thanh toán trực tuyến học phí, đây là cả một vấn đề nhưng cần đi từng bước.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ báo cáo tại buổi làm việc |
Đối với công tác cải cách thủ tục hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử, ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng đề nghị Bộ GD-ĐT cần quan tâm đến một số vấn đề.
Thứ nhất là cấp chứng thư số, chữ ký số từ gửi văn bản của Bộ đến các Sở GD-ĐT, các trường ĐH để gửi nhận văn bản điện tử 2 chiều. Thứ hai là đề nghị Bộ quan tâm hơn đến các dịch vụ công, đề nghị tiếp cận theo hướng công nghệ thông tin là công cụ, phương tiện để cải cách thủ tục hành chính.
Thứ 3, đề nghị Bộ GD-ĐT chỉ định một số trường ĐH để thực hiện thí điểm gửi nhận văn bản điện tử, thanh toán học phí trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Văn phòng Chính phủ sẽ phối hợp trong các công tác này, từ các trường được thí điểm triển khai nhân rộng toàn ngành.
Ngay tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã cử 4 trường đại học gồm: Trường ĐH Luật TP.HCM; ĐH Vinh; Trường ĐH Ngoại Thương và Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội thực hiện thí điểm gửi nhận văn bản điện tử, thanh toán học phí trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Thanh Hùng
Liên quan đến vụ nữ sinh nghi tự tử, Bộ GD-ĐT yêu cầu Sở GD-ĐT An Giang và Trường THPT Vĩnh Xương giải quyết sự việc một cách thấu đáo, đúng pháp luật và tổ chức động viên để học sinh trở lại học tập bình thường.
" alt=""/>Đăng ký thi tốt nghiệp THPT trên Cổng dịch vụ công quốc gia từ 2021Tới đây, ngành giáo dục sẽ triển khai nhiều hoạt động bổi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại, thực hiện các chuẩn như chuẩn giáo viên, chuẩn hiệu trưởng, đặc biệt là thực hiện dân chủ trong nhà trường. Rất nhiều quy định cần rà soát lại, những gì không phù hợp, gây áp lực cho giáo viên sẽ cắt bỏ. Thậm chí, thi giáo viên giỏi cũng phải thực chất. Bộ đã chỉ đạo cắt giảm nhiều cuộc thi, hay số sách, đánh giá cũng phải giảm bớt".
Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ tại tọa đàm “Áp lực của giáo viên: Nguyên nhân và giải pháp” do Bộ GD-ĐT phối hợp với Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức ngày 14/12.
Sau liên tiếp các vụ việc tiêu cực liên quan đến giáo viên xảy ra, tọa đàm nhằm phần nào tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
Không thể đổ lỗi cho áp lực nghề nghiệp
"Nếu không nhìn nhận một cách thẳng thắn trên tinh thần xây dựng thì không chủ động đưa ra giải pháp. Không chủ động giải quyết vấn đề, sẽ bị cuốn theo. Ai cũng biết giáo dục đào tạo phải ổn định nhưng ổn định trong sự thay đổi, bởi thế giới đang đổi thay rất mạnh. Nhưng thay đổi như thế nào cho phù hợp để không tạo ra cú sốc, để đội ngũ giáo viên hưởng ứng một cách thật sự, tạo được động lực cho giáo viên là việc cần được quan tâm" - ông Nhạ nói.
Bộ trưởng Giáo dục cho rằng nhu cầu chính đáng của mọi người là ai muốn yêu nghề và cống hiến thì công việc phải ổn định và có thu nhập đủ sống. Giáo viên được xem là "nghề cao quý" và "chính sự kỳ vọng này đôi khi tạo ra áp lực cho thầy cô”.
Áp lực của người thầy đến từ chính bản thân họ, môi trường, cơ chế chính sách cho đến vị trí việc làm, thu nhập, đãi ngộ phụ cấp,...chưa kể đến môi trường xã hội, phụ huynh và thậm chí là học sinh. “Hiện nay, mỗi gia đình thường có 1-2 cháu nên đều tạo điều kiện rất tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những vấn đề ngược chiều”.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Thanh Hùng |
Theo bộ trưởng, nghề nào cũng sẽ có những áp lực riêng, nhưng không phải vì thế mà có những biểu hiện đi ngược lại phẩm chất và chuẩn mực.
“Những việc làm không đúng là không thể chấp nhận được. Không thể đổ cho áp lực. Thầy cô vin vào áp lực và có những hành vi đi ngược lại với thuần phong mỹ tục, chuẩn mực giáo dục thì chúng ta không chấp nhận. Nhưng không phải vì một số cá biệt ấy mà khái quát lên làm cho phần lớn các thầy cô rất đau lòng, lo lắng. Trách nhiệm của chúng ta là chưa đúng thì sửa sai, không sửa được thì phải loại ra khỏi ngành. Những thầy cô làm tốt cần được động viên, khích lệ”.
Giáo viên phải kiên nhẫn, yêu nghề, mến trẻ
Bộ trưởng cho biết, trước hết, tới đây sẽ tập trung vào chính sách tuyển sinh các trường sư phạm để nhà trường tuyển sinh được các giáo sinh phù hợp. “Phù hợp ở đây không phải chỉ là điểm cao. Bởi điểm cao là một điều kiện nhưng nghề giáo cần những phẩm chất riêng. Giáo viên phải có phẩm chất kiên nhẫn, yêu nghề, mến trẻ".
Người đứng đầu ngành giáo dục cũng chia sẻ những ý kiến tư vấn phù hợp, Bộ trưởng sẽ cố gắng làm sao chuyển thành chính sách sớm để hỗ trợ các giáo viên yên tâm, cống hiến cho ngành giáo dục.
Thanh Hùng
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh yêu cầu Sở GD&ĐT báo cáo lại việc biệt phái giáo viên, vì qua thông tin tỉnh nắm được thì việc biệt phái vừa qua có "vấn đề".
" alt=""/>Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Kỳ vọng nghề cao quý tạo áp lực cho giáo viênTheo CNN, năm nay, sau 17 năm ngủ đông, hàng triệu con ve sầu sẽ trồi lên khỏi mặt đất, khoảng 1,5 triệu con trên 0,4 hecta.
Những khu vực mà ve sầu hay xuất hiện như tây nam Virginia, một số vùng ở bắc Carolina và tây Virginia sẽ được chứng kiến hiện tượng độc nhất vô nhị này.
Tuy nhiên, có một điều may mắn là ve sầu không gây hại cho người dù âm thanh mà nó phát ra có thể khiến nhiều người cảm thấy bực mình. Âm thanh mà chúng ta nghe thấy chính là lời mời gọi giao phối của các con ve đực đang quyến rũ ve cái.
Con vật này là mối nguy hiểm với hoa lan, cây nho cũng như nhiều loại cây khác do thói quen đẻ trứng của nó.
Ve sầu sẽ hiện diện từ 4-6 tuần, chúng giao phối, tạo ra thế hệ mới theo chu kỳ rồi chết dần.
Loài ve sầu ở vùng duyên hải phía đông nước Mỹ được xem là loài côn trùng ngủ lâu nhất trong các loài, với mỗi giấc ngủ kéo dài gần hai thập niên.
Việc ve sầu định kỳ trồi lên mặt đất, sau 13 hoặc 17 năm ở Mỹ hiện vẫn là điều bí ẩn. Theo các mô hình nghiên cứu và tính toán, các con ve sầu ngủ đông lâu tới vậy có lẽ để tránh các loài ăn mồi sống.
Hoài Linh
" alt=""/>Sau giấc ngủ 17 năm, hàng triệu con ve sầu trồi lên mặt đất