Người phụ nữ bất hạnh không chồng con khóc ngất bên căn nhà bị lửa thiêu rụi. Bà cố lao vào ngọn lửa đang cháy ngùn ngụt chỉ để mong cứu vớt được cỗ quan tài mà khi còn sống cha mẹ để lại. Thế nhưng bất lực, bà ngồi bệt xuống đất mà khóc. |
Bà Bình đau khổ sau khi bị cháy nhà |
Bà Lê Thị Bình (SN 1953 ở thôn Bình Minh, xã Hương Bình, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) có hoàn cảnh nghèo khó, người dân sống xung quanh ai cũng thương. Nay mọi người càng xót xa hơn khi căn nhà tồi tàn mà bà đang trú ngụ bị lửa thiêu rụi.
Sau cú sốc cháy nhà, bà Bình chỉ biết nằm khóc bởi từ nay, chốn lui về đã không còn. Không những vậy, cỗ quan tài là tài sản duy nhất mà cha mẹ để lại cho bà cũng bị lửa đốt thành than.
Lau nước mắt, bà Bình cho biết, 18 tuổi bà đi thanh niên xung phong ở ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc), vận chuyển lương thực cho bộ đội thời chiến. Thời bình trở về, bà đi làm thuê cuốc mướn kiếm tiền nuôi cha mẹ già yếu.
Sau khi cha mẹ mất, bà Bình sống một mình trong căn nhà tạm. Hằng ngày, bà ra đồng mò cua bắt ốc rồi mang ra chợ bán kiếm tiền.
|
Bà không còn chút tài sản nào ngoài đống lúa vừa mót ở ngoài ruộng |
“Tôi không lấy chồng, cũng không có con. Cha mẹ mất được gần chục năm, khi còn sống ông bà đã sắm sẵn cho tôi cỗ quan tài để sau khi chết, tôi còn có cái chôn cất. Thế nhưng, giờ quan tài cũng bị lửa đốt thành tro”, bà Bình lại trào nước mắt.
Sự việc xảy ra vào khoảng 18h chiều tối 30/4, khi mọi người đi du lịch nghỉ lễ thì người phụ nữ neo đơn ra cánh đồng gần nhà, cặm cụi mót những bông lúa của người dân gặt còn sót lại, mong kiếm ít gạo về nấu cơm. Trong lúc bà Bình đang cần mẫn nhặt lúa thì dân làng thông báo nhà của bà đang bốc cháy.
Nhận được hung tin, người phụ nữ bất hạnh vội quýnh quáng trở về. Trước mắt bà là cảnh tượng vô cùng đau xót, ngọn lửa ngùn ngụt bao trùm lên ngôi nhà. Nghĩ đến cỗ quan tài, bà Bình cố lao vào đám lửa để vớt vát đồ đạc nhưng được người dân kịp thời ngăn lại.
Bởi ngọn lửa quá lớn nên dù rất nỗ lực, người dân và chính quyền cũng không thể dập tắt ngay. Toàn bộ nhà và tài sản trong đó của bà Bình đều bị thiêu rụi. Bà khóc ngất, ngã khuỵu xuống, miệng vẫn không thôi cầu xin mọi người dập lửa cứu lấy ngôi nhà.
Chị Nguyễn Thị Hương, hàng xóm bà Bình cho hay: “Bà sống nghèo khổ, không chồng cũng không có con. Nay căn nhà nhỏ lại cháy nên bà không còn chỗ để bẩu víu và cũng không còn tiền để dựng lại ngôi nhà. Chúng tôi sống quanh chỉ biết động viên, giúp bà bát cháo lấy sức. Mong các nhà hảo tâm giúp đỡ”.
|
Dân làng dựng tạm rạp, chăm sóc bà sau đám cháy |
Ông Dương Thanh Hoan, thôn trưởng thôn Bình Minh cho biết, bà Bình thuộc diện hộ nghèo, sống côi cút một mình.
“Nay sức khỏe bà đã yếu, căn nhà do chập điện cháy nên giờ chỉ còn lại đống tro. Cuộc sống đã khó khăn rồi nay lại rơi vào cảnh như vậy khiến bà sốc về tinh thần. Giờ bà chỉ nằm khóc chứ không chịu ăn uống gì cả. Thôn chúng tôi cắt cử người đến động viên bà. Mong có nhiều tấm lòng hảo tâm giúp đỡ để có thể xây cho bà căn nhà nhỏ làm trú ngụ khi tuổi đã già”, ông Hoan nói.
|
Đống lúa ki cóp nhặt nhạnh bấy lấy cũng bị hóa thành tro |
Nhắc về nguyện vọng của mình, bà Bình ước: “Giờ nhà cháy rồi, tôi mong dựng tấm bạt che gió che mưa là được. Quần áo, ít gạo cũng biến thành than rồi. Điều tôi buồn nhất là cỗ quan tài bị cháy, sau này tôi chết biết lấy gì mà chôn cất”.
Em trai bà, ông Lê Xuân Thọ cũng đang ra sức giúp đỡ chị, thế nhưng với gia cảnh của ông không khá hơn là bao thì cũng chỉ mang tính chất động viên.
Hoàn cảnh của bà Bình đang rất cần sự giúp đỡ của những tấm lòng thảo thơm, chung tay xây dựng nhà cho người phụ nữ bất hạnh.
Thiện Lương
Mọi đóng góp xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: : Bà Lê Thị Bình, thôn Bình Minh, xã Hương Bình, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. (Bà Bình không có số điện thoại nên có thể liên lạc qua em trai Lê Xuân Thọ hoặc người cháu ruột Lê Xuân Trí: 0978841889). 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.091 (bà Lê Thị Bình) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
|
Cậu bé u não mơ trở thành cầu thủ bóng đá giỏi như Quang Hải
Dù mệt mỏi sau những đợt điều trị, Thái vẫn lạc quan, luôn cháy bỏng mơ ước được trở thành một cầu thủ bóng đá.
" alt=""/>Cháy nhà, người phụ nữ nghèo neo đơn khóc thảm
|
|
|
Để đảm bảo tốt công tác phòng chống dịch Covid-19, các trường đã thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Bộ GD-ĐT và ngành y. |
|
Trường Mầm non Hàm Rồng (TP Thanh Hóa) hướng dẫn học sinh giữ khoảng cách khi vào lớp |
Cô Vũ Thu Thủy, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hàm Rồng (TP Thanh Hóa), cho biết nhà trường đã thực hiện tốt các công tác chuẩn bị. Đặc biệt, nhà trường còn vẽ các hình tròn khoảng cách 2m để các em đến trường xếp hàng đo thân nhiệt, đồng thời có hướng dẫn khoảng cách khi vào lớp.
Tại Quảng Nam, hơn 344.000 học sinh các cấp học trong toàn tỉnh, cùng hàng nghìn sinh viên, học viên các trường ĐH, CĐ… trên địa bàn tỉnh đi học trở lại.
|
Sáng nay, hơn 344.000 học sinh các cấp học trong toàn tỉnh Quảng Nam đi học trở lại |
Thầy Phạm Văn Diệu, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (TP Tam Kỳ) cho hay, nhà trường tổ chức cho thân nhiệt cho học sinh, giáo viên trước khi vào trường. Ngoài ra, nhà trường chuẩn bị nguồn nước, xà phòng rửa tay, nước sát khuẩn tại các cổng ra vào, ở các lớp học cho giáo viên và học sinh.
“Nhà trường thực hiện giãn cách tối đa nhất có thể, bố trí ghế ngồi học trên lớp cũng đảm bảo khoảng cách. Việc chào cờ đầu tuần thực hiện tại lớp chứ không tập trung toàn trường”, thầy Diệu thông tin.
Cũng theo thầy Diệu, nhà trường tổ chức dạy học buổi sáng rồi cho học sinh trở về nhà. Thay vì phải dạy học cả ngày, học sinh ở lại trường như trước kia.
Hơn 523.000 học sinh các trường mầm non và tiểu học của Nghệ An đi học trở lại trong ngày hôm nay. Để đảm bảo an toàn, các trường học đã khử khuẩn, thực hiện giãn cách và xây dựng nội quy phòng chống dịch.
Thầy Lê Đình Nho – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nghi Đức (TP Vinh), cho biết trong 2 ngày cuối tuần, các thầy cô giáo đã vệ sinh, tẩy trùng trường lớp, bố trí nước sát khuẩn, xà phòng tại các hành lang để học sinh rửa tay.
Ngoài ra, nhà trường cũng kê thêm bàn ghế trong lớp học để học sinh ngồi cách nhau 1m. Học sinh đi học được chia làm 2 ca sáng - chiều, lớp cách lớp nhằm đảm bảo giãn cách.
|
Giáo viên Trường Tiểu học Hồng Sơn (TP Vinh) kê thêm bàn ghế cho học sinh, đảm bảo giãn cách 1m. Học sinh cũng thực hiện đeo khẩu trang trong suốt giờ học |
Để đảm bảo an toàn, nhà trường không tổ chức chào cờ đầu tuần như mọi khi. Thay vào đó, cô giáo sẽ dành 15 phút hướng dẫn học sinh đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn đúng cách trước khi vào học và sau giờ ra chơi.
Trong quá trình học tập, nếu học sinh, giáo viên nào có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải thông tin ngay cho nhà trường, đồng thời đến cơ sở y tế để thăm khám.
Thầy Nho khuyến cáo các phụ huynh nên chuận bị khẩu trang, bình nước và lọ dung dịch sát khuẩn để con mang đến trường. Đưa đón con đúng giờ, đậu xe cách cổng trường 10 mét và không vào trường khi không có việc cần thiết.
|
Học sinh Trường Mầm non Hồng Sơn ngồi cách xa nhau, đeo khẩu trang trong lớp học |
Theo kế hoạch, các trường học ở Nghệ An sẽ hoàn thành thời gian học vào 3/7. Từ đó đến ngày 15/7 sẽ học tiếp các nội dung chưa hoàn thành (nếu có), đồng thời ôn tập, hệ thống kiến thức đã học từ đầu năm.
Các trường sẽ phối hợp với phụ huynh, học sinh áp dụng các hình thức dạy học khác như giao phiếu bài tập, trao đổi nhóm Zalo, Facebook, dạy học trực tuyến... một số nội dung bài học, môn học chưa hoàn thành trên lớp khi cần thiết.
|
Học sinh tiểu học ở Đăk Nông cũng đã trở lại trường |
Hàng chục nghìn học sinh các cấp tại Tây Nguyên đi học trở lại. Do nghỉ học thời gian dài nên các học sinh bậc mầm non đặc biệt được chú trọng. Trước ngày đi học trở lại, giáo viên đã chủ động liên hệ với phụ huynh nắm tình hình các em để có sự chuẩn bị hợp lý.
Anh T.Q.T (phụ huynh có con học tại Trường Mầm non 10/3, TP Buôn Ma Thuột), cho biết khá lo lắng khi cho con đi học trở lai, dù dịch đã được kiểm soát.
“Gia đình thường xuyên dặn dò con đi học phải rửa tay sạch sẽ, nghe theo cô giáo chỉ dẫn để phòng dịch. Tuy có lo lắng nhưng khi đưa con đến trường, thấy công tác phòng dịch của các giáo viên rất tốt nên tôi cũng an tâm hơn” - anh T. chia sẻ.
Bà Mai Thị Hồng Hà, Trưởng Phòng GD-ĐT TP Buôn Ma Thuột cho biết, trước khi học sinh đi học trở lại, đơn vị đã chủ động mời hiệu trưởng các trường để triển khai một số nội dung mang tính chất định hướng về chương trình đi học lại, cập nhật những văn bản của Bộ GD-ĐT trong việc giảm tải phân bổ thời khóa biểu và bố trí giáo viên cho phù hợp và khoa học.
|
Học sinh trường mầm non cũng được bố trí ngồi giãn cách |
“Công tác chuẩn bị đón học sinh đi học trở lại được các trường triển khai theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế, đặc biệt chú trọng ở các cấp học nhỏ như Mầm non, Tiểu học. Các giáo viên và đội ngũ y tế nhà trường phải chủ động trong việc cùng ngành thực hiện phòng chống dịch bệnh cho học sinh”, bà Hà cho hay.
Cũng theo bà Hà, để đảm bảo phòng dịch cho học sinh, các trường bố trí không quá 30 em/lớp, chia đôi lớp học để học lệch buổi, các trường bán trú tạm dừng một tuần để có kế hoạch triển khai phù hợp.
|
Cô giáo hướng dẫn các bé cách phòng chống dịch trong buổi đầu trở lại trường |
Bên cạnh đó, việc thiếu nhiều giáo viên ở các bậc học cũng là một trong những khó khăn khi áp dụng chia đôi lớp học. Phòng GD-ĐT cũng lưu ý các giáo viên không làm việc quá 6 tiết/ngày ảnh hưởng sức khỏe và sẽ sớm có điều chỉnh phù hợp.
Lê Dương - Lê Bằng - Duy Tuấn - Trùng Dương
Lần đầu tiên thầy cô đón học sinh đến trường vào tháng 5
"Hôm nay là ngày đặc biệt với giáo viên chúng tôi. Mọi năm, thời gian này là tâm trạng chia xa, năm nay lại là đón chờ".
" alt=""/>Bé mầm non, tiểu học ngồi giãn cách phòng dịch Covid