当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Nhận định, soi kèo U19 nữ Tây Ban Nha vs U19 nữ Na Uy, 20h ngày 9/7 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Tuy vậy, thứ tự của 4 mẫu xe trong phân khúc sedan cỡ D tháng 10/2023 không có sự thay đổi so với tháng trước. Toyota Camry tiếp tục dẫn đầu tuyệt đối khi có doanh số áp đảo, gần bằng tổng cả 3 mẫu xe khác là KIA K5, Mazda6 và Honda Accord cộng lại.
Dưới đây là doanh số của các mẫu xe sedan cỡ D giá trên dưới 1 tỷ đồng trong tháng 10 vừa qua:
1. Toyota Camry: 152 chiếc
Doanh số của Toyota Camry trong tháng 10/2023 đã giảm 28 chiếc, tương đương với 15,5% so với tháng trước đó. Tuy vậy, con số này vẫn bỏ xa mẫu xe xếp thứ hai là KIA K5 tới 57 chiếc. Cộng dồn trong 10 tháng đầu năm 2023, có 2.051 chiếc được bán ra thị trường.
Hiện tại, Toyota Camry được nhập khẩu từ Thái Lan và phân phối với 4 phiên bản gồm 2.0G, 2.0Q, 2.5Q và phiên bản hybrid 2.5HV với giá bán dao động từ 1,105-1,495 tỷ đồng. Mẫu xe này đang được nhiều đại lý giảm giá sâu đến cả trăm triệu để đẩy hàng trước khi phiên bản mới Camry 2024 được cho là sẽ về Việt Nam vào đầu năm tới.
2. KIA K5: 95 chiếc
Khép lại tháng 10, KIA K5 bán ra được 95 chiếc, tăng 5 chiếc so với tháng trước. Đây là tháng thứ 3 liên tiếp mẫu xe của KIA vượt qua đối thủ Mazda6 để đứng ở vị trí thứ 2 phân khúc. Cộng dồn trong 10 tháng đầu năm 2023, KIA K5 đã bán ra được 827 xe.
Tại thị trường Việt Nam, KIA K5 được lắp ráp trong nước và phân phối với 3 phiên bản Luxury, Premium và GT-Line với 2 tùy chọn động cơ 2.0L và 2.5L. Giá bán của K5 hiện dao động từ 859-999 triệu đồng.
Là xe lắp ráp trong nước và đang được hưởng hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ, kết hợp với một số khuyến mại từ các đại lý giúp mẫu xe của KIA đang có thêm lợi thế cạnh tranh với các đối thủ khác trong thời điểm cuối năm.
3. Mazda6: 82 chiếc
Dù có doanh số tăng nhẹ 7 chiếc so với tháng trước nhưng chừng đó vẫn chưa đủ để giúp mẫu xe của Mazda đòi lại vị trí thứ hai từ tay KIA K5. Tuy vậy, doanh số cộng dồn của mẫu xe này có được trong 10 tháng của năm 2023 là 921 chiếc, vẫn cao hơn đối thủ KIA K5.
Mazda6 đang được THACO bán với 3 phiên bản gồm 2.0 Premium, 2.0 Premium GTCCC và 2.5 Premium GTCCC cùng mức giá 779-914 triệu đồng, "mềm" nhất trong phân khúc. Giống như KIA K5, mẫu xe của thương hiệu Mazda cũng đang được giảm 50% lệ phí trước bạ dành cho ô tô lắp ráp trong nước.
4. Honda Accord: 7 chiếc
Vị trí cuối trong phân khúc xe sedan cỡ D vẫn là cái tên quen thuộc Honda Accord. Tháng 10 vừa qua, mẫu xe này bán ra được 7 chiếc, tăng 4 chiếc so với tháng trước nhưng vẫn nằm trong top 10 xe bán chậm nhất thị trường. Doanh số tích lũy của Honda Accord kể từ đầu năm đến nay mới chỉ đạt 41 chiếc.
Tháng 9 vừa qua, Honda tiếp tục đã đưa ra những chính sách ưu đãi dành cho mẫu xe cỡ D của mình như giảm 50% phí trước bạ và tặng 1 năm bảo hiểm, tuy nhiên lượng khách quan tâm đến mẫu xe này gần như không có. Hiện tại, Honda Accord chỉ có duy nhất 1 phiên bản nhập khẩu từ Thái Lan với giá bán 1,319 tỷ đồng.
Bạn có bình luận thế nào về các mẫu xe cỡ D tiền tỷ nói trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Top xe sedan giá rẻ bán chạy tháng 10: Toyota Vios suýt bắt kịp Hyundai AccentTrong top xe sedan giá rẻ (cỡ B-C) bán chạy nhất tháng 10, Toyota Vios đã suýt vươn lên soán ngôi của Hyundai Accent khi chỉ kém đối thủ đúng 11 chiếc." alt="Top xe sedan giá 1 tỷ bán chạy tháng 10: Duy nhất Toyota Camry giảm doanh số"/>Top xe sedan giá 1 tỷ bán chạy tháng 10: Duy nhất Toyota Camry giảm doanh số
Dấu hiệu bệnh
Ước tính có khoảng 63% người lớn ở Anh bị béo phì. Trong số đó, cứ 3 người thì có 1 người mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) đánh giá, tình trạng đó thường liên quan đến các bệnh khác như tiểu đường, huyết áp cao và bệnh thận.
Triệu chứng ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng. Sau đó, bệnh nhân có thể bị to gan, luôn cảm thấy mệt mỏi, đau ở vùng bụng trên bên phải.
Các dấu hiệu khác bao gồm bụng sưng hoặc đầy hơi, giãn mạch máu dưới da, ngực to ở nam giới, lòng bàn tay đỏ, vàng da và mắt.
Hiện không có phương pháp đặc trị nhưng lựa chọn lối sống lành mạnh có thể cải thiện tình hình.
Hướng dẫn của NHS nêu rõ: "Các bệnh nhân trong tình trạng liên quan (huyết áp cao, tiểu đường và cholesterol) hoặc các biến chứng sẽ được khuyến nghị điều trị. Bạn nên đi bệnh viện thường xuyên để kiểm tra chức năng gan và tìm kiếm các dấu hiệu của bất kỳ vấn đề mới nào”.
Việt Nam đã thực hiện quyết liệt, đồng bộ, kịp thời, hiệu quả "mục tiêu kép": Vừa quyết liệt phòng chống dịch vừa tập trung phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy vậy, Phó Thủ tướng cho rằng những thách thức trước mắt là không hề dễ dàng vượt qua. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 không đạt kế hoạch đề ra; số doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng. Khả năng chống chịu của nền kinh tế chưa thật vững chắc; năng lực cạnh tranh và tính tự chủ còn hạn chế.
Mức độ chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư của nước ta còn thấp. Thể chế, chính sách còn nhiều hạn chế và bất cập.
Trong bối cảnh đó, Phó Thủ tướng yêu cầu tiếp tục đổi mới tư duy phát triển, hành động quyết liệt hơn, hiệu quả hơn, vượt qua khó khăn, biến thách thức thành cơ hội.
“Cần tận dụng tốt các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số, để đưa đất nước vươn lên mạnh mẽ, thu hẹp khoảng cách phát triển, tạo nền tảng vững chắc cho việc thực hiện các mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển đất nước trong 5 năm, 10 năm tới và xa hơn”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Tiến vào kỷ nguyên số nhanh, mạnh mẽ hơn
Phó Thủ tướng cho biết, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang mở ra một thời kỳ phát triển hoàn toàn mới cho nhân loại - đó là kỷ nguyên số.
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) dự báo đến năm 2022, kinh tế số sẽ chiếm 60% GDP của thế giới.
Các kiều bào tham gia góp ý kiến tại hội nghị |
Việt Nam có cơ hội tận dụng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để bứt phá, từ một quốc gia có thu nhập trung bình trở thành một quốc gia có thu nhập cao, bằng cách chuyển đổi mô hình tăng trưởng: từ tăng trưởng dựa trên năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) sang tăng trưởng dựa vào tri thức.
Theo đó, Việt Nam coi chuyển đổi số là một giải pháp quan trọng để phát triển nhanh hơn, bền vững hơn.
Theo ông Phạm Bình Minh, cùng với hơn 100 triệu người Việt Nam ở trong nước và với sự đồng hành của 5,3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó 500.000 trí thức, chuyên gia ở nhiều lĩnh vực mũi nhọn như tin học, viễn thông, điện tử, vật liệu mới, chế tạo máy, sinh học..., chúng ta hoàn toàn có thể biến “nguy” thành “cơ” và hiện thực hóa các mục tiêu, khát vọng phát triển của dân tộc.
Từ đó, Phó Thủ tướng đề nghị các chuyên gia, trí thức, doanh nhân kiều bào cùng với đại diện các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp…chung tay để thực hiện mục tiêu kép, vừa khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế - xã hội nước nhà, trong đó quan tâm, tập trung thảo luận vào 4 vấn đề sau:
Thứ nhất, đề xuất giải pháp để thúc đẩy chuyển đổi nhận thức, tư duy của toàn xã hội về sứ mệnh, sự cần thiết, tính cấp bách của chuyển đổi số. Nếu đi chậm, đi sau, khi chuyển đổi số đã trở thành xu hướng phổ biến thì nguồn lực trở nên khan hiếm, cơ hội sẽ ít đi, sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển.
Thứ hai, thể chế là động lực của chuyển đổi số. Thể chế cần phải đi trước một bước khi có thể. Kiến tạo thể chế theo hướng khuyến khích, sẵn sàng chấp nhận giải pháp, dịch vụ, mô hình kinh doanh số, thúc đẩy phương thức quản lý mới đối với những mối quan hệ mới phát sinh.
Thứ ba, chuẩn bị nguồn nhân lực để phát triển nền kinh tế số, xã hội số.
Theo dự báo, để phục vụ nhu cầu chuyển đổi số, Việt Nam hiện còn thiếu ít nhất 400.000 nhân lực công nghệ thông tin, trong khi đó, các chương trình đào tạo trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.
“Tôi đề nghị các trí thức kiều bào cùng chung tay đưa ra giải pháp và trực tiếp đào tạo, hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu chủ động tham gia Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát triển nhanh và bền vững của đất nước”, ông Minh đề nghị.
Thứ tư, TP.HCM phải đi đầu trong thực hiện mô hình tăng trưởng mới dựa trên tri thức, tận dụng các cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát triển mạnh kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn.
Đây là một trong những quan điểm và phương hướng phát triển mang tính đột phá của TP.HCM đã được thông qua tại Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI vừa qua.
Theo Phó Thủ tướng, từ năm 2018, TP đã triển khai Đề án xây dựng Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông, hướng tới trở thành TP Thủ Đức, để hình thành trung tâm động lực tăng trưởng mới trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
“Tôi tin tưởng rằng, với sự góp sức của kiều bào, TP.HCM và cả nước sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tận dụng tốt thời cơ để vươn lên mạnh mẽ và phát triển phồn vinh”, Phó Thủ tướng khẳng định.
Tân Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên hứa trước Đảng bộ, Nhân dân TP sẽ đưa TP.HCM phát triển hơn nữa trong giai đoạn mới, tiếp tục giữ vững vai trò đầu tàu.
" alt="Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Đi chậm trong kỷ nguyên số sẽ mất cơ hội"/>Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Đi chậm trong kỷ nguyên số sẽ mất cơ hội
Nhận định, soi kèo Al Shorta vs Naft Misan, 21h00 ngày 14/1: Kịch bản quen thuộc
Số ca mắc Covid-19 5 ngày qua tại Việt Nam giảm mạnh
Dự kiến trong hôm nay sẽ có thêm 2 bệnh nhân đang điều trị tại BV Covid-19 Cần Giờ được ra viện.
Đáng mừng hơn, trong những ngày qua, số ca nghi ngờ nhiễm Covid-19 cũng giảm xuống còn hơn 2.500 người, số người bị cách ly tại bệnh viện cũng giảm một nửa còn 642 người, số người cách ly tập trung tại các cơ sở giảm hơn 3.000 người xuống còn gần 28.000 người, ngoài ra hơn 48.000 người khác đang cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
Như vậy đây là ngày thứ 6 liên tiếp, Việt Nam ghi nhận số ca mắc Covid-19 giảm mạnh, trung bình từ 1-4 ca/ngày.
Hôm nay là ngày thứ 8 Việt Nam thực hiện giãn cách xã hội. Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19 tiếp tục khuyến cáo người dân không nên ra đường nếu không có việc thực sự cần thiết.
Chính phủ đã giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các Bộ, cơ quan liên quan, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tập trung chỉ đạo cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh các hành vi không khai báo y tế hoặc khai báo không trung thực, kịp thời; từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly; không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân cũng như các biện pháp khác về phòng, chống bệnh dịch truyền nhiễm.
Bộ Công an, Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chỉ đạo cơ quan, người có thẩm quyền tập trung phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh các hành vi đưa tin không đúng sự thật về dịch bệnh, người nhiễm dịch bệnh, gây hoang mang dư luận, mất ổn định xã hội.
Trong quá trình xem xét, xử lý các hành vi vi phạm, nếu phát hiện có dấu hiệu của tội phạm hình sự, các cơ quan nêu tại các mục 1,2,3 trên đây phải chuyển ngay cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của Bộ luật hình sự.
Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền khẩn trương xác minh, điều tra, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống dịch Covid-19 có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, nhất là các hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi (như đầu cơ, buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng hóa là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thiết bị, vật tư y tế cần thiết cho việc phòng, chống dịch bệnh…); trao đổi, phối hợp chặt chẽ với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc áp dụng quy định của Bộ luật hình sự trong quá trình xử lý các hành vi phạm tội.
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Y tế và các Bộ, cơ quan liên quan, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tăng cường kiểm tra, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh các hành vi găm hàng, tăng giá, gây bất ổn thị trường; sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu như trang thiết bị vật tư y tế và nhu yếu phẩm cần thiết cho phòng, chống dịch bệnh.
Bộ Tư pháp tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến rộng rãi quy định của pháp luật về xử lý các hành vi vi phạm về phòng, chống dịch Covid-19 và các hành vi khác có liên quan; đồng thời chủ động phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao xây dựng, ban hành kịp thời văn bản hướng dẫn việc áp dụng quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về một số tội phạm có liên quan, tạo cơ sở cho việc áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
Thúy Hạnh
Craig Farley-Jones kể lại câu chuyện không phải để mọi người hoảng sợ. Điều ông muốn là tất cả hãy tuân thủ nghiêm túc yêu cầu giãn cách xã hội, trước khi mọi chuyện tồi tệ hơn.
" alt="24 giờ Việt Nam không có ca Covid"/>Tuy nhiên, sau khoảng vài ngày sử dụng, cơ thể chị xuất hiện các nốt ban nhỏ, lấm tấm… Người bán hàng giải thích, tình trạng này chứng tỏ sản phẩm đang phát huy tác dụng thải độc tố, như vậy mới tốt cho cơ thể.
Chị H. tiếp tục uống các loại thực phẩm chức năng trên. Nhưng đến ngày thứ 18, trong miệng chị nổi nhiều mụn nước, cơ thể mệt mỏi, sốt li bì, xuất hiện nhiều vết trợt ngoài da… Dù uống thuốc hạ sốt nhưng tình trạng không cải thiện, các vết trợt da lớn dần, nổi thành từng bọc nước.
“Khi đó tôi rất hoảng sợ và gọi cho người bán nhưng họ vẫn nói không sao. Họ giải thích là cơ thể đang thải độc tố, nhiều người bị bệnh ung thư, bệnh máu trắng cũng hết bệnh nhờ uống các loại này”.
Tuy nhiên, ngày hôm sau, cơ thể chị H. đau nhức, cảm giác đau từng lỗ chân lông, từng sợi tóc. Người nhà đưa chị đi cấp cứu tại TP.HCM.
Tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM, bác sĩ Nguyễn Trúc Quỳnh, Khoa Lâm sàng 1 cho biết, bệnh nhân H. bị hoại tử thượng bì nhiễm độc (hội chứng Lyell) do sử dụng thực phẩm chức năng.
Hoại tử thượng bì nhiễm độc là một phản ứng dị ứng thuốc nặng. Nguyên nhân là do sự đáp ứng miễn dịch bất thường của cơ thể với một vài loại thuốc hoặc chất chuyển hóa trong thuốc. Những người mắc hội chứng này có nguy cơ tử vong khoảng 30%-50%.
“Trường hợp này tiên lượng tỷ lệ tử vong lên tới 50%, các vết trợt da, tổn thương chiếm hơn 60% diện tích cơ thể, niêm mạc mắt, miệng, mũi… Nguyên nhân là do thời gian sử dụng thực phẩm chức năng kéo dài đến 20 ngày, bệnh nhân nhập viện trễ”, bác sĩ Quỳnh cho biết.
Chị H. sau đó được chăm sóc tích cực, điều trị corticoid liều cao, kháng sinh mạnh, bù điện giải, bù dinh dưỡng… Đồng thời, các bác sĩ chuyên khoa mắt, tai mũi họng, chuyên khoa bỏng cũng hỗ trợ chăm sóc tại chỗ. Sau hơn 5 tuần điều trị tích cực, thương tổn da lành tốt, tình trạng ổn định, bệnh nhân H. đã được xuất viện.
Cũng theo bác sĩ Trúc Quỳnh, nếu bệnh nhân nghe lời người bán tiếp tục uống các sản phẩm trên, nguy cơ tử vong là rất cao. Đáng nói, chị H. không phải trường hợp duy nhất bị dị ứng thuốc và thực phẩm chức năng mức độ nặng tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM.
Theo bác sĩ Quỳnh, bản thân các dược thảo, chế phẩm bắt nguồn từ thực phẩm có trong thực phẩm chức năng không gây dị ứng. Tuy nhiên, các tá dược hay chất bảo quản có trong thực phẩm chức năng đều có nguy cơ gây dị ứng, thậm chí gây dị ứng rất nặng.
Nặng nhất trong đó là sốc phản vệ, hoại tử thượng bì nhiễm độc… có thể gây chết người. Mức độ nhẹ hơn sẽ biểu hiện trên da như nổi mề đay, mẩn ngứa; trên hệ hô hấp như khó thở, hen suyễn; trên hệ tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy; trên mắt bị viêm đỏ kết mạc...
Bác sĩ khuyến cáo, người dân không tùy tiện sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng. Thuốc chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Thực phẩm chức năng chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết và luôn cảnh giác với nguy cơ dị ứng.
Trong quá trình sử dụng, nếu xảy ra hiện tượng như ngứa, phát ban, nổi mề đay, khó thở, hoặc cảm thấy rất khó chịu, người bệnh phải ngưng ngay thuốc, đến bệnh viện thăm khám.
Khi đã bị dị ứng, tuyệt đối không dùng loại thuốc hay thực phẩm chức năng đó. Đồng thời, phải thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết tiền sử dị ứng và những loại thuốc đang dùng.
Hội chứng Lyell hay còn gọi là hoại tử thượng bì nhiễm độc, là một phản ứng nặng của da và niêm mạc, có khả năng đe dọa tính mạng. Bệnh thường xảy ra ở những bệnh nhân có tiền sử sử dụng thuốc trước đó khoảng1-4 tuần.
Bệnh khởi phát đột ngột với triệu chứng sốt cao, nhức đầu, cơ thể nhức mỏi. Sau đó, xuất hiện những dát đỏ trên mặt, cổ, thân, lan rộng ra phần còn lại của cơ thể.
Khi bệnh tiến triển, những dát đỏ trở nên sẫm màu, hình thành mụn nước, bóng nước, vết trợt da trên diện rộng, giống như bị bỏng… Tổn thương da gây đau rất nhiều.
Ngoài ra, bệnh nhân còn bị tổn thương mắt nguy cơ gây viêm dính kết mạc, loét giác mạc, nặng hơn có thể gây mù lòa; tổn thương niêm mạc môi, miệng, họng gây khó khăn trong việc ăn uống, dẫn đến cơ thể suy kiệt; tổn thương niêm mạc sinh dục…
Bệnh nhân thường tử vong do các biến chứng như nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn phổi, rối loạn nước- điện giải, xuất huyết tiêu hóa, dinh dưỡng kém…
" alt="Uống thực phẩm chức năng để thải độc, một phụ nữ nhiễm độc suýt tử vong"/>Uống thực phẩm chức năng để thải độc, một phụ nữ nhiễm độc suýt tử vong
CMCN 4.0: Có dám “máu lửa” hay không?
Cuộc CMCN lần thứ 4, mà chủ yếu là công nghệ số và chuyển đổi số (CĐS), mở ra cơ hội cái mới thay cái cũ, đại học mới thay thế đại học cũ. Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp sẽ tạo ra cơ hội chỉ cho một vài nước bứt phá vươn lên thành nước phát triển, tạo ra cơ hội cho một số đại học bứt phá vươn lên thành đại học hàng đầu. Số ít đó là các nước, các đại học dám đi đầu, và đi nhanh thần tốc.
SV Trường ĐH Mở Hà Nội tham gia nhiều hoạt động học trực tuyến |
Ba cuộc CMCN trước đây, cơ khí hoá, điện khí hoá và tự động hoá, thì thay đổi công cụ là chính, nó giải phóng lao động chân tay. Còn cuộc CMCN lần thứ 4 này - có thể gọi là thông minh hoá - thì thay đổi phương thức, mô hình là chính. Công nghệ số nếu tính chi phí trên đầu người thì rất rẻ, càng nhiều người dùng thì cảng rẻ, gần như bằng không. Bởi vậy, câu chuyện chính của cuộc CMCN 4.0, của CĐS, là chúng ta có muốn hay không, có dám hay không, có “máu lửa” hay không, chứ không phải là chúng ta có khả năng hay không.
Đột phá trong giáo dục đại học: Làm ngược
Nếu nói đến đột phá trong việc học đại học thì chung qui về một chữ là LÀM NGƯỢC.
Cuộc CMCN lần thứ 4 mở ra một cơ hội về sự làm ngược nhưng mang lại kết quả và hiệu quả bất ngờ, mở ra cơ hội của các đột phá. Cơ hội cho những người đi sau, nhưng không phải cho những người đi sau đi theo cách của người đi trước. Vì đi theo cách này thì sẽ mãi mãi là người đi sau. Các công nghệ 4.0 chủ yếu hỗ trợ cho sự làm khác, làm ngược, và bằng cách này, chúng ta sẽ đi trước một cách vượt trội các đại học đi trước.
CMCN lần thứ 4 đi liền với từ DISRUPTIVE, tức là phá huỷ các mô hình cũ. Sự phá huỷ mang tính sáng tạo. Người có quá nhiều quá khứ hoành tráng sẽ không có đủ can đảm để phá huỷ và không có nhu cầu thay đổi đang no ấm trong cái cũ.
Những ai không có gì hay có rất ít thứ trong tay, đang đói khát và khó khăn, thì cơ hội lại nhiều hơn, sự thúc đẩy lại mạnh mẽ hơn. CMCN 4.0 và CĐS tạo ra cơ hội cho các nước đi sau, các nước nghèo, các nước đang phát triển như Việt Nam. Nhưng để tận dụng được cơ hội này thì lãnh đạo phải có quyết tâm chiến lược.
Trước đây, đầu vào là quan trọng, cách học là quan trọng, dạy học là quan trọng. Bây giờ, chuẩn đầu ra là quan trọng, việc học thế nào thì sinh viên có thể tự lo. Có vẻ như là dạy bằng cách không dạy, mà định hướng và làm chặt tiêu chuẩn đầu ra. Và vì thế, việc dạy và việc học có thể dễ đi.
Trước đây, đại học so với chính mình. Bây giờ, đại học phải so với các đại học khác. Và vì thế, việc ban hành bộ tiêu chí và đo đạc, so sánh, đánh giá và công bố là quan trọng. Cái gì không đo được thì không quản lý được và không thúc đẩy được.
Trước đây, học cái đã có trong sách, giáo trình. Bây giờ, học cả cái chưa có trong sách. Và vì thế, đại học huy động được nhiều hơn những người không phải giáo viên chính thức vào giảng dạy.
Trước đây, giáo viên là thầy. Bây giờ, giáo viên là huấn luyện viên, sinh viên làm là chính. Và kết quả là trò giỏi hơn thầy.
Trước đây, học cách giải quyết vấn đề là chính. Bây giờ, học cách tìm ra vấn đề là chính. Và vì thế, việc dạy và việc học cũng thú vị hơn, hữu ích nhiều hơn cho cả người học và người dạy.
Bây giờ là Reskill, là Upskill, là học cả đời thì việc học trong trường có thể rút ngắn đi.
Con đường nhanh nhất tạo ra đột phá cho giáo dục
Những thay đổi trên và nhiều thay đổi khác nữa có thể thực hiện rất nhanh thông qua CĐS giáo dục. Chương trình CĐS quốc gia mà TTg CP vừa ban hành đã đặt CĐS giáo dục lên vị trí ưu tiên cao nhất. CĐS giáo dục và đào tạo, nhất là đại học và dạy nghề, có lẽ là con đường đúng nhất và nhanh nhất để tạo ra sự đột phá cho ngành.
Tiểu ban Phát triển nhân lực thuộc Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực họp sáng ngày 3/12/2020, với sự tham gia của gần 50 đại biểu là các nhà chuyên môn và quản lý hàng đầu trong và ngoài nước của Việt Nam, đã bàn bạc kỹ, thống nhất cao và đề xuất chọn CĐS là khâu đột phá ngành giáo dục và đào tạo, nhất là đại học và dạy nghề, để ngành giáo dục và đào tạo Việt Nam bứt phá vươn lên, thay đổi thứ hạng, vào nhóm hàng đầu, sánh vai cường quốc năm châu về giáo dục và đào tạo.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ và Bộ Thông tin-Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trao đổi tại hội thảo chuyển đổi số giáo dục |
Ngành cần có một nghị quyết của Ban cán sự Bộ và một đề án của Bộ trưởng về CĐS giáo dục và đào tạo. Tiếp theo là sự thay đổi một số thể chế về phương thức và mô hình dạy và học. Công cụ để thực hiện chuyển đổi số là các nền tảng – platforms – điều mà các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có thể làm được.
Chuyển đổi trường đại học thành quốc gia số thu nhỏ
Mục tiêu của CĐS đại học là nâng cao chất lượng đào tạo, giảm tải cho giáo viên, đổi mới mô hình dạy và học, hỗ trợ các công cụ giảng dạy mới.
CĐS đại học là tập trung vào thay đổi mô hình đào tạo thông qua việc áp dụng công nghệ số. Đại học đầu tư xây dựng các nền tảng số để nội dung giảng dạy được để trên nền tảng, giáo viên sẽ tập trung vào việc tạo giá trị tăng thêm trên nền tảng này, giáo viên đứng trên nền tảng này để giảng dạy.
Đây là nền tảng mở, hội tụ tinh hoa, không chỉ là nội dung mà còn cả cách thức giảng dạy, cách học, cách thức thi kiểm tra… Làm xong nền tảng này thì mặt bằng đại học sẽ ngay lập tức được nâng lên một mức đáng kể.
Việc đầu tiên cần làm là chuyển đổi toàn bộ trường đại học thành một “quốc gia số” thu nhỏ. Toàn bộ hoạt động của đại học, của giáo viên, của sinh viên sẽ chuyển lên môi trường số. Mỗi người trong đại học sẽ có một định danh số. Muốn đào tạo nhân lực thời CĐS thì hãy cho sinh viên sống, học tập và làm việc trong môi trường số, đây cũng là cách đào tạo kỹ năng số tốt nhất.
CMCN lần thứ 4 sẽ làm nhiều nghề biến mất và cũng tạo ra nhiều nghề mới, hầu hết các nghề khác không biến mất nhưng yêu cầu kỹ năng mới. Vì vậy, việc học nghề mới, việc học kỹ năng mới là nhu cầu rất lớn và thường xuyên của xã hội. Trong xã hội tương lai, việc học sẽ là nhu cầu cả đời của mỗi người. Đại học phải giải quyết nhu cầu này.
Nhu cầu này không kém gì nhu cầu học đại học, nhưng là một thị trường to lớn hơn rất nhiều. Để đáp ứng nhanh, cả về nội dung và người dạy, thì không gì bằng các nền tảng. Mỗi một nhu cầu mới sẽ được giải quyết bởi một nền tảng số. Đại học sẽ là một công ty công nghệ, phát triển công nghệ và nội dung để dạy học hơn là một trường truyền thống. Nhưng đại học sẽ là một công ty công nghệ bằng cách hợp tác với các công ty công nghệ để đưa tri thức dạy học của mình nên các nền tảng. Một đại học số có lẽ đã đủ điều kiện để cho thí điểm.
Chiến lược dễ làm, niềm tin kiên định
Chiến lược nhiều khi chỉ là một góc nhìn khác, một cách tiếp cận khác, một mô hình vận hành khác.
Làm tốt, làm xuất sắc một hoặc một vài cái khác biệt đúng thì có thể đã có một đại học xuất sắc. Một chiến lược tốt thì đầu tiên phải khả thi, dễ làm. Nhưng lại có một yêu cầu rất cao là phải có niềm tin. Vì chỉ có niềm tin mới giúp chúng ta làm đến nơi, đi đến cùng. Mà chỉ có như vậy thì mới thành công.
Chúng ta hãy cùng suy nghĩ thấu đáo và chọn cho mình một niềm tin đúng và đi đến tận cùng để xây lên những đại học xuất sắc thông qua CĐS. Vì đại học xuất sắc, vì giáo dục và đào tạo xuất sắc là nền tảng quan trọng để Việt Nam bứt phá vươn lên và hùng cường thịnh vượng.
VietNamNet
XEM TOÀN VĂN BÀI PHÁT BIỂU CỦA BỘ TRƯỞNG NGUYỄN MẠNH HÙNG TẠI ĐÂY
" alt="Chuyển đổi số: Con đường nhanh nhất tạo ra đột phá cho giáo dục"/>Chuyển đổi số: Con đường nhanh nhất tạo ra đột phá cho giáo dục