Tháng 2/2020, Yu Chen đối mặt với cái chết. Khi đó là 3h sáng, chàng thanh niên 23 tuổi ở nhà một mình và đang cố làm nốt những công việc ngoài giờ.Theo Sixth Tone, 2 tuần liên tiếp trước đó, Yu thức khuya để làm việc rồi lại dậy sớm vào sáng hôm sau. Nếu buồn ngủ quá, anh sẽ hút một điếu thuốc để giữ mình tỉnh táo.
Nhưng đêm đó, Yu cảm thấy tim mình không ổn. Anh chếnh choáng, nằm xuống nghỉ ngơi và thấy đầu óc quay cuồng. Yu có thể cảm thấy rõ ràng trái tim mình đang đập liên hồi rồi chậm lại ngay lập tức.
Yu bắt đầu khó thở và thấy trước mắt như hiện ra những đốm đen mờ nhoè.
|
Nhiều người trẻ Trung Quốc làm việc đến khuya. Ảnh: People Visual. |
Những cái chết bất ngờ
Yu đã xem nhiều bản tin về những người trẻ tuổi đột tử vì trụy tim nhưng không muốn báo cho gia đình. "Nếu bố mẹ biết tôi lại thức khuya, chắc chắn họ sẽ rất thất vọng", anh nói.
Sau khi thấy tình trạng khá hơn, chàng trai mặc áo khoác và tự lái xe đến phòng cấp cứu gần nhất. Tại bệnh viện, Yu được chẩn đoán mắc chứng rối loạn nhịp tim. Bác sĩ chỉ định anh phải hạn chế việc thức khuya, uống cà phê và hút thuốc. Nhưng có rất nhiều người khác không đủ may mắn như Yu để được nghe cảnh báo từ bác sĩ.
Ngày 3/12/2020, một nhân viên 27 tuổi của hãng sản xuất đồ điện tử Gome đã đột ngột qua đời tại một hội nghị cuối năm. 6 ngày sau, một nhân viên 47 tuổi của công ty trí tuệ nhân tạo SenseTime đã chết trên ghế phòng tập.
Cũng vào cuối năm 2020, một nhân viên 22 tuổi của sàn thương mại điện tử Pinduoduo đã qua đời vào khoảng 1h30 trên đường đi làm về.
Theo Sixth Tone, còn có rất nhiều nhân viên trẻ khác chung kết cục đáng tiếc như vậy. Ví dụ như một người làm việc quá sức và tử vong trong phòng tắm của khách sạn khi đi công tác. Một người khác đã qua đời khi đang chơi thể thao sau giờ làm việc. Một người chết khi đang đi dạo. Một người thức dậy lúc 2h trong cơn đau tim, chỉ vài phút sau miệng bắt đầu sủi bọt. Một người chết khi đang ngồi trước máy tính. Lúc tim người ấy ngừng đập, các tin nhắn mới tiếp tục được gửi đến qua WeChat.
|
Thực tế cho thấy đã không ít nhân viên trẻ tử vong tại nơi làm việc. Ảnh: People Visual. |
Những cái chết đột ngột đã xảy ra với các nhân viên trẻ làm việc tại một số công ty công nghệ và truyền thông - lĩnh vực thường xuyên phải làm việc quá sức - đã khiến nhiều người phải giật mình.
Theo khoa học, đột tử thường xảy ra khi con người mất chức năng tim cấp tính như đau tim hoặc ngừng tim. Nguyên nhân có thể do hút thuốc, uống rượu, thức khuya, làm việc liên tục trong nhiều giờ hoặc trong môi trường căng thẳng.
Trước đây, đột tử được coi là "bệnh của người già". Nhưng trong thập kỷ qua, những người đột tử ở Trung Quốc ngày càng trẻ hóa.
Bác sĩ Li Yuehua, làm việc tại Bệnh viện Tân Hoa xã Thượng Hải hơn 40 năm, cho biết vào những năm 1980, những bệnh nhân đau tim mà bà điều trị thường ở độ tuổi 60 và 70. Sau đó, những bệnh nhân đến với bà ở độ tuổi 40 và 50.
Gần đây, bà đã điều trị cho những bệnh nhân trẻ hơn rất nhiều, có người chỉ mới 26 tuổi.
"Có thể tôi không sống quá 30 tuổi"
Trong một cuộc khảo sát của Dingxiang Doctor (hãng truyền thông Trung Quốc), có đến 52% người được hỏi cho biết có sợ hãi nguy cơ đột tử do làm việc quá sức.
Tuy nhiên, dù có lo lắng hay được cảnh báo đến đâu, họ vẫn cố làm việc để bắt kịp nhịp sống hiện đại. Những ứng dụng chat ngày càng thịnh hành, cho phép công việc lấn chiếm cuộc sống bất cứ lúc nào trong ngày. Thay vì đi chậm lại, người trẻ tập trung vào công việc hơn để không bị tụt lại phía sau.
Quay trở lại với nam thanh niên Yu Chen, thời điểm gặp biến cố tim, anh đang làm việc tại một doanh nghiệp nhà nước nhưng vẫn nhận thêm nhiều việc tay trái liên quan đến hoạt hình 3D.
Mỗi ngày, Yu hoàn thành công việc chính lúc 16h và tiếp tục các dự án hoạt hình ở nhà cho đến 2-3h hôm sau. Sau đó, nam thanh niên sẽ ngủ một vài tiếng trước khi bắt đầu làm công việc toàn thời gian lúc 8h.
|
Người trẻ Trung Quốc làm việc lao lực để bắt kịp nhịp sống đương đại. Ảnh: Vice. |
Giờ đây, Yu đã nghỉ việc và mở studio hoạt hình của riêng mình. Trong cuộc phỏng vấn với Sixth Tone, anh vẫn liên tục nhấp chuột ở đầu dây bên kia điện thoại.
Yu hiện chỉ có một công việc nhưng lối sống của anh vẫn không thay đổi. Khi được thúc giục phải quan tâm hơn đến sức khỏe của mình, Yu nói:
"Nếu tôi không thể thay đổi lối sống này ở độ tuổi 20, mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn khi tôi già đi. Có thể tôi không sống quá 30, nhưng đành chịu vậy".
Theo Zing
Giới trẻ Hàn từ bỏ suy nghĩ nam giới phải trả tiền hẹn hò
Công ty mai mối Duo cho biết xu hướng này khác biệt lớn so với vài năm trước, thể hiện tính công bằng, bình đẳng giữa nam và nữ xứ kim chi trong mối quan hệ yêu đương.
" alt=""/>Nhiều người trẻ Trung Quốc đột quỵ, trụy tim vì lao lực
|
Anh Chính trên chuyến xe chở hàng miễn phí 24/24 của mình. |
Tình nguyện vào nơi "ai cũng muốn ra”
4h chiều, vẫn chưa kịp ăn bữa trưa, anh Trần Văn Chính (32 tuổi, tài xế đội xe chở hàng miễn phí 24/24) lại tất tả chuẩn bị lên đường. Anh nói, đã đến giờ lấy cơm tại các bếp ăn từ thiện để chở đi phát cho khu cách ly, bệnh viện dã chiến…
Gửi vội bộ đồ bảo hộ cùng đôi bao tay y tế, anh mời chúng tôi lên xe sau khi đã xịt khử khuẩn ca-bin. Trên đường đi, anh kể, từ đầu tháng 6, khi tình hình dịch bệnh phức tạp, công ty nơi anh làm việc kích hoạt đội xe chở hàng miễn phí 24/24 đến các khu cách ly, bệnh viện dã chiến.
Công ty kêu gọi tinh thần tự nguyện từ các tài xế vì đây là nhiệm vụ nguy hiểm, có nguy cơ lây nhiễm cao. Anh quyết tâm tham gia. Chỉ tay về phía một khu cách ly, anh nói: “Lúc đầu, bạn bè, gia đình cũng lo lắng lắm vì tôi cứ nhất định đi vào nơi ai cũng muốn đi ra. Nhưng tôi đã hạ quyết tâm”.
|
Trước khi nhận cơm đi phát, anh tranh thủ gửi rau, củ, quả cho bếp cơm từ thiện. |
“Ngồi trên xe, di chuyển qua các tuyến đường, tôi thấy nơi đâu cũng có các lực lượng thực hiện công tác chống dịch. Lúc này, cả nước đang đoàn kết chống dịch, mình đâu thể ngồi yên”, anh nói thêm.
Quả thực, anh chẳng thể “ngồi yên”. Từ ngày đội xe được các hội, nhóm thiện nguyện biết đến, anh liên tục được họ liên hệ. Một ngày làm thiện nguyện của anh bắt đầu từ 7h sáng và kết thúc lúc 11h đêm, thậm chí kéo dài đến 4h sáng hôm sau.
Anh kể: “7h sáng, tôi đi giao rau củ quả cho các bếp ăn từ thiện ở các quận, 10h30 đi lấy cơm ở các bếp cơm giao cho những khu cách ly, phong tỏa, bệnh viện… đã lên danh sách. Sau đó, tôi đi nhận gạo, nhu yếu phẩm từ các cơ quan chức năng, chở đến nơi cần phát. Chiều, tôi lại chạy đến các bếp cơm, nhận cơm đi phát”.
|
Ngoài việc nhận cơm, anh còn nhận các loại nước ép từ mạnh thường quân để chuyển vào bệnh viện cho y, bác sĩ. |
“Phát xong, tôi đến điểm các mạnh thường quân tập kết rau củ quả để nhận hàng. Nhận xong, tôi phải đi giao ngay trong đêm cho các bếp ăn để họ bảo quản, chế biến. Nếu chậm trễ, thực phẩm sẽ hư hỏng, không tươi ngon. Những hôm hàng về nhiều, đến tận 4h sáng hôm sau, tôi mới về nhà”, anh kể thêm.
Suốt 1 tháng qua, anh hầu như ăn, ngủ trên xe. Thậm chí, anh bận đến nỗi không có thời gian gọi, nhận cuộc gọi từ vợ con ở quê. Mệt mỏi cộng thêm việc mất nước do phải “giam mình” trong bộ đồ bảo hộ suốt nhiều giờ liền, sau một tháng, anh gầy đi trông thấy.
Trên cabin xe chất đầy những bộ đồ bảo hộ, găng tay y tế, dung dịch sát khuẩn… chúng tôi di chuyển chầm chậm trên đường. Mỗi khi xe chạy ngang qua khu vực có khu phong tỏa, cách ly, anh lái xe chậm lại như muốn quan sát xem nơi ấy có đang được ai đó gửi, phát quà hay không. Xe dừng đèn đỏ, anh vội vàng cầm tờ danh sách các điểm nhận cơm, rau củ quả lên để ghi vào trí nhớ.
|
Chuẩn bị lên đường, chuyển cơm vào bệnh viện điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19. |
“Phải đồng lòng mới mong sớm thắng đại dịch”
4h30 chiều, xe đến bếp cơm. Trên vỉa hè, những tình nguyện viên đang tất bật chuẩn bị các phần cơm, canh, nước ép. Mùi thơm từ gian bếp khiến chúng tôi ngỡ như đang bước vào một nhà hàng hạng sang với những món ăn thuần Việt.
Anh Chính đỗ xe, mở cửa. Nhân viên bếp cơm lần lượt chất những phần cơm thơm phức, nóng hổi lên thùng xe. Công việc hoàn tất sau ít phút ngắn ngủi. Anh ra hiệu cho chúng tôi mặc bộ đồ bảo hộ, đeo găng tay để chuẩn bị chở cơm vào bệnh viện gửi cho các bác sĩ.
Mọi công đoạn đều được anh và nhân viên bếp cơm thực hiện nhanh, gọn để hạn chế tối đa thời gian tiếp xúc với nhau. Anh nói, ngoài mục đích giảm thiểu thời gian tiếp xúc, việc nhận cơm thật nhanh còn mang ý nghĩa nhân văn.
“Mọi việc phải diễn ra thật nhanh để khi đến tay người cần, hộp cơm, bịch canh còn ấm, nóng. Nếu không, những phần cơm nghĩa tình, tâm huyết của các mạnh thường quân, bếp ăn sẽ không trọn vẹn. Đó cũng là yêu cầu tự chúng tôi đặt ra và cố gắng thực hiện cho bằng được”, anh Chính chia sẻ.
|
Chuyển cơm vào bệnh viện trong bộ đồ bảo hộ rộng thùng thình, nóng nực, vướng víu. |
5h chiều, xe đến bệnh viện. Chúng tôi ngồi trên xe, chạy thẳng qua cổng có bảng thông báo “khu cách ly”. Trong bộ đồ bảo hộ rộng thùng thình, vướng víu, chúng tôi cùng anh chuyển những phần cơm được bếp cơm nấu cho các y bác sĩ. Rời khỏi cabin xe có máy lạnh, ngay lập tức, chúng tôi cảm nhận được sự ngột ngạt từ bộ đồ bảo hộ.
Chỉ ít phút, người chúng tôi đã mướt mồ hôi. Anh Chính nói, có như thế mới cảm nhận được sự vất vả của các y, bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch. “Nhiều hôm, tôi thấy các bác sĩ lộ rõ vẻ mệt mỏi. Họ chịu áp lực quá lớn. Phải mặc bộ đồ bảo hộ kín mít trong thời gian dài, ra mồ hôi nhiều, mất nước cộng thêm áp lực công việc khiến họ mệt mỏi vô cùng”, anh chia sẻ.
Việc gửi tặng cơm của chúng tôi cũng diễn ra trong “tích tắc”. Gửi lời chào, chúc sức khỏe các y bác sĩ, anh xịt khuẩn toàn xe rồi “lùa” chúng tôi lên cabin. Anh nói phải tranh thủ từng phút vì còn phải xuống Củ Chi lấy rau, củ, quả về gửi cho các bếp nấu.
|
Những phần cơm ấm nóng, nước ép trái cây mát lạnh được anh Chính chuyển đến y, bác sĩ đang ở tuyến đầu chống dịch. |
Anh Trần Mạnh Thái, Giám đốc công ty kích hoạt đội xe chở hàng miễn phí nói trên, cho biết, anh sớm nhận thấy sự cần thiết của việc vận chuyển thực phẩm đến các khu cách ly, bệnh viện dã chiến suốt thời gian dịch bệnh. Do đó, từ đầu tháng 6, anh tách riêng 5 xe tải 2,5 tấn và 1 xe bán tải của công ty để lập đội xe chở hàng 0 đồng.
Anh nói: “Công ty kết nối với mạnh thường quân ở các tỉnh gửi thực phẩm hỗ trợ TP.HCM chống dịch. Khi họ chở thực phẩm đến cửa ngõ TP.HCM, công ty sẽ điều đội xe này ra nhận hàng về chuyển cho các bếp cơm. Tùy theo số lượng hàng hóa, chúng tôi sẽ điều các loại xe phù hợp, nếu cần thiết có thể điều cả container đến hỗ trợ miễn phí”.
“Chúng tôi sẽ duy trì đội xe cho đến khi hết dịch. Hơn bao giờ hết, lúc này, mỗi chúng ta nếu giúp được gì trong việc chống dịch đều phải cố gắng. Không còn đường nào khác, tất cả phải chung tay, đồng lòng mới sớm đẩy lùi, chiến thắng dịch bệnh”, anh chia sẻ thêm.
Bài, ảnh:Nguyễn Sơn
Đội xung kích đặc biệt: Giám đốc, xe ôm 'đua' nhau chuyển cơm phát thịt
10h trưa mỗi ngày, đội phát cơm, thực phẩm di động xuất phát. Họ chở theo cơm, rau củ, quả... rong ruổi trên khắp các tuyến đường để tìm, gửi cho người cần.
" alt=""/>Theo chân đội xe 0 đồng vào nơi 'ai cũng muốn đi ra'