Sở Khanh 'đại náo' khu công nghiệp

Ngoại Hạng Anh 2025-02-24 20:27:15 29

Nhiều KCN 80-90% là nữ. Nữ công nhân có quá ít cơ hội tìm bạn trai,ởKhanhđạináokhucôngnghiệbảng xếp hạng ngoại hạng anh nên khicơ hội đến, họ yêu chóng vánh, trao thân vội vàng. Đây là mảnh đất béo bở đểnhững anh chàng họ Sở tha hồ “cày bừa”. Nạn vứt con tràn lan ở KCN một phần cũngdo sự mất cân bằng “âm dương”.

Nạn vứt con bóp chết 'thiên thần'
Đau lòng những câu chuyện ở cửa phòng phá thai

本文地址:http://wallet.tour-time.com/news/281a999214.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Leicester vs Brentford, 3h00 ngày 22/2: Đâu dễ cho bầy ong

Hình ảnh khiến tôi nhớ đến nhận định của tiến sĩ Phạm Ngọc Bảo - phó giám đốc ban nghiên cứu Nước và Thích nghi (Adaptation and Water) tại cuộc trao đổi giữa Viện Nghiên cứu Chiến lược Toàn cầu - Nhật Bản và Viện Quốc tế về Phát triển Bền vững - Canada, mà tôi có tham dự: "Tình trạng ô nhiễm rác thải vi nhựa ở các nước Đông Nam Á đang chạm mức báo động. Chỉ khoảng 30% rác thải vi nhựa được xử lý trước khi thải ra môi trường. Đặc biệt tại Philippines, khi lấy mẫu rác thải vi nhựa và phân tích, các nhà khoa học phát hiện nguồn vi nhựa lớn nhất có màu xanh lam - chính từ những chiếc khẩu trang y tế".

Đầu năm nay, lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà khoa học phát hiện vi nhựa trong máu và nhau thai người.

Chiếc khẩu trang, với mục đích bảo vệ sức khỏe con người, giờ lại trở thành mối nguy hại lớn với chính chúng ta, trong dài hạn. Bản chất chiếc khẩu trang không có vấn đề, nhưng cách chúng không được tái chế phù hợp và gây hệ quả lâu dài thì có.

Tại Việt Nam, mô hình kinh tế tuần hoàn đang từng bước được học hỏi và áp dụng, với mục tiêu sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên, hạn chế và tái chế chất thải.

Các công ty lớn trên thế giới hiện nay không chỉ nhắm đến lợi nhuận khi tiến hành đầu tư. Họ cũng tìm kiếm các giải pháp phát triển bền vững. "Chuyển đổi xanh" không còn là hành động "trang điểm làm đẹp", mà trở thành một trong những tiêu chí bắt buộc cho sản phẩm khi tham gia các thị trường lớn.

Liên minh châu Âu thống nhất đến cuối năm 2025, tất cả quốc gia thành viên đều phải tích hợp "Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất - Extended Producer Responsibility (EPR)" vào bộ luật môi trường của nước mình.

EPR là chính sách môi trường yêu cầu nhà sản xuất chịu trách nhiệm cho toàn bộ vòng đời của sản phẩm và dịch vụ, thay vì chỉ cho đến bước phân phối về tay người tiêu dùng. Điều này đồng nghĩa nhà sản xuất phải có kế hoạch hậu cần và tái chế đối với mọi sản phẩm và dịch vụ cung cấp. EPR được đánh giá là công cụ hiệu quả nhằm giảm thiểu tác động từ rác thải, giảm ô nhiễm môi trường, và tạo động lực cho chuyển đổi xanh - nơi các nền kinh tế cam kết và tuân thủ các tiêu chuẩn bền vững hơn.

Việt Nam đang là một trong những nước đi đầu khu vực Đông Nam Á, khi quy định và pháp chế liên quan đến EPR đã lần đầu tiên được soạn thảo từ bộ Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020, và có hiệu lực vào 1/1/2024 đối với trách nhiệm tái chế hướng đến các nhà sản xuất và nhập khẩu săm lốp, pin, ắc quy, dầu nhớt và các sản phẩm có bao bì.

Triển khai EPR là bước tiến lớn trong chiến lược "Chuyển đổi xanh" nền kinh tế. Tuy vậy, điều gì mới thì luôn tồn tại những khó khăn và bất cập.

Để bảo đảm trách nhiệm mở rộng, các doanh nghiệp chỉ được chọn một trong hai cách chính: (1) tự tái chế và (2) đóng góp tài chính vào quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam như một loại thuế dựa theo khối lượng và tỉ lệ tái chế bắt buộc của sản phẩm.

Tuy vậy trong một cuộc khảo sát gần đây, các doanh nghiệp nghiêng về phương án đơn giản hơn là đóng tiền quỹ.

Điều này khá dễ hiểu khi thực trạng tái chế ở Việt Nam vẫn còn hạn chế. Chọn phương án tự tái chế, doanh nghiệp phải tự tổ chức tái chế hoặc ủy quyền cho bên thứ ba. Không phải doanh nghiệp nào cũng đủ khả năng và nguồn lực để tiến hành tự tổ chức tái chế sau phân phối, trong khi việc ủy quyền cho bên thứ ba tái chế tồn tại nhiều rủi ro, khi các cơ sở tái chế tại Việt Nam vẫn còn tự phát và thô sơ, thiếu trầm trọng cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn.

Những cách thức tái chế lạc hậu thậm chí có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nhiều hơn lượng giảm thiểu ô nhiễm từ hoạt động tái chế. Chọn phương án tự tái chế cũng khiến doanh nghiệp đội chi phí sản xuất lên cao, làm tăng giá thành sản phẩm, giảm cạnh tranh trên thị trường.

Tôi cho rằng để tạo cơ hội và động lực cho các doanh nghiệp tự tái chế, nhà chức trách nên xem xét ban hành phương án thứ ba cho phép doanh nghiệp tham gia đồng thời cả phương án tự tái chế và đóng góp tài chính dựa theo khả năng.

Cách này có nhiều ưu điểm tại Việt Nam. Thứ nhất, cho phép doanh nghiệp có thời gian để tham gia và thích nghi với quy định mới, cũng như trao quyền quyết định tỉ lệ tái chế phù hợp với năng lực, thay vì đặt gánh nặng và ép buộc phải lựa chọn tái chế hoặc nộp tiền, gây tâm lý tiêu cực.

Thứ hai, khuyến khích nhiều nhà sản xuất, nhập khẩu tham gia tổ chức tự tái chế, gián tiếp tạo động lực cho các doanh nghiệp chuyên tái chế tại Việt Nam nâng cao tiêu chuẩn, và thu hút nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng từ nước ngoài, góp phần vào nỗ lực "Chuyển đổi xanh" hướng tới nền kinh tế tuần hoàn.

Thứ ba, việc có nhiều hơn những nhà sản xuất tham gia tổ chức tự tái chế cũng gián tiếp nâng cao nhận thức về việc phân loại rác thải tại nguồn trong hộ gia đình thông qua các chiến dịch và chương trình quảng cáo.

Tại Osaka, nơi tôi sống, việc tái chế rác thải đã được quy chuẩn hóa đến từng hộ gia đình. Các quy định về phân loại rác thải được áp dụng linh hoạt dựa trên điều kiện tái chế và cơ sở hạ tầng của từng thành phố. Tại các thành phố lớn, rác thải có thể được phân loại thành 7-8 nhóm khác nhau, trong khi ở một số thành phố khác xa trung tâm thì chỉ có hai nhóm chính: rác thải cháy và rác thải tái chế.

Nếu từng tới Nhật Bản, có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy rất ít thùng rác công cộng, tuy nhiên đường phố vẫn rất sạch sẽ. Lý do phần lớn nằm ở ý thức của người dân, luôn tự nguyện mang rác thải phát sinh trong ngày về nhà. Giáo dục sớm trong nhà trường đóng vai trò lớn khi học sinh Nhật Bản luôn được tiếp cận với những hoạt động phân loại rác và vệ sinh trường lớp thường xuyên ngay từ nhỏ.

Ở Việt Nam, phân loại rác tại nguồn dù được cho là giải pháp căn cơ và tất yếu, sau một thời gian dài vẫn dừng ở "thí điểm".

Tôi tin là nhận thức của người dân về việc phân loại và tái chế rác sẽ dần được nâng cao, khi những đóng góp tài chính về EPR của các nhà sản xuất tới quỹ bảo vệ môi trường được biến thành những dự án và hành động trực tiếp tại các trường học, nơi đa số rác thải đều có thể tái chế như sách vở, đồ dùng học tập...

Chỉ khi nhận thức về bảo vệ môi trường được nâng cao, những nghịch lý như ví dụ về chiếc khẩu trang y tế mới không còn tồn tại.

Phạm Tâm Long

">

Nghịch lý khẩu trang

Screen Shot 2024 11 10 at 13.33.41.png
"Logic học Phật giáo" - tác phẩm của TS. Phạm Quỳnh. Ảnh NXB Dân trí

“Nhận thấy cuốn sách là giáo trình nghiên cứu chuyên sâu về logic học Phật giáo, giúp cho Tăng Ni sinh, quý Phật tử, những học giả, nhà nghiên cứu quan tâm đến Phật giáo nhất là nghiên cứu về logic học Phật giáo có một tài liệu tham khảo đáng tin cậy, Nhà sách Phật giáo Vĩnh Nghiêm đã đề nghị tác giả cho tái bản cuốn sách và cố gắng biên tập, hiệu chỉnh và thiết kế một cách cẩn thận, kỹ càng nhất”, Đại đức Vạn Lợi nói.

Theo thầy Vạn Lợi, Logic học Phật giáovừa có sự phát triển nội tại do nhu cầu truyền giáo có phương pháp, vừa kế thừa những phương pháp lập luận sẵn có của Ấn Độ cổ đại. Những phương pháp lập luận ấy vốn là tinh hoa của triết học Ấn Độ, đến Phật giáo nó lại được “chưng cất” một lần nữa để rồi có sức lan tỏa khắp lục địa châu Á. Đây cũng là một trong những phương pháp tư duy logic, khoa học của người phương Đông.

Việt Nam là nước có số dân theo Phật giáo khá lớn. Những công trình nghiên cứu tiếp cận Phật giáo với tư cách là một tôn giáo, một hệ thống triết học ở nước ta đã có khá nhiều nhưng những công trình nghiên cứu về Logic học Phật giáocòn rất ít. Vì vậy, nghiên cứu để chỉ ra giá trị của Logic học Phật giáolà một nhu cầu cấp thiết.

Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết này, dựa trên những nghiên cứu của mình, TS. Phạm Quỳnh đã viết cuốn sáchLogic học Phật giáovới mong muốn giới thiệu về giá trị sử dụng của môn học học này đến với bạn đọc quan tâm tới triết học Phật giáo nói riêng và phương thức tư duy phương Đông nói chung.

Đọc tác phẩm này, qua 3 chương sách, bạn đọc sẽ lần lượt nắm bắt Logic học Phật giáo -nguồn gốc hình thành và sự phát triển; Những nội dung cơ bản của logic học Phật giáo và Giá trị nhận thức của logic học Phật giáo.

'Liệu chúng ta có bình thường?'Không đơn thuần là tựa sách, ‘Liệu chúng ta có bình thường?’ của tác giả Sarah Chaney còn giúp bạn đọc xóa tan nỗi trăn trở về hành trình hiểu rõ ý nghĩa thực sự của những tiêu chuẩn cuộc sống được xem là “bình thường”.">

Để có hiểu biết đúng đắn về Phật giáo, hãy đọc cuốn sách này

LỜI TÒA SOẠN:


Những năm qua, không ít bạn trẻ Việt Nam chọn ra nước ngoài lao động và học tập. Sống xa xứ, các bạn đối mặt với nhiều khó khăn nhưng cảm thấy ấm lòng khi được bạn bè quốc tế yêu mến, giúp đỡ.

VietNamNetgiới thiệu tuyến bài Cuộc sống của lao động Việt ở nước ngoàivới những câu chuyện từ các bạn trẻ đang sinh sống và làm việc tại những quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc,...

Thay đổi môi trường làm việc

Tháng trước, Nguyễn Thị Nhung (28 tuổi, quê Đắk Lắk) tranh thủ ngày nghỉ, vào bếp nấu phở mời cô bạn người Nhật. Dù còn thiếu nhiều nguyên liệu nhưng món phở của Nhung khiến người bạn này thích thú.

Nhung quen biết cô bạn này sau 1 năm làm việc tại Kyoto, Nhật Bản. Năm ngoái, Nhung sang Nhật bằng visa Tokutei (còn gọi là Tokutei Ginou, visa kỹ năng đặc định) ngành Hộ lý điều dưỡng (tiếng Nhật là Kaigo). 

ảnh 8   chăm sóc người già.jpg
Nhung sang Nhật Bản làm việc tại bệnh viện

Trước đó, Nhung từng làm dịch vụ chăm sóc trẻ sơ sinh, thai phụ và bà mẹ sau sinh. Vốn thích công việc chăm sóc con người, cô sang Nhật để thử sức và phát triển kỹ năng.

Hiện cuộc sống ở Nhật của Nhung còn nhiều khó khăn. Cô gặp trở ngại lớn nhất là ngôn ngữ, sau đó đến văn hóa, lối sống, thời tiết,…

Nhung cho biết, hộ lý thường làm việc tại bệnh viện và viện dưỡng lão. Trong đó, làm việc ở viện dưỡng lão sẽ vất vả và căng thẳng hơn. 

Nhung may mắn được nhận vào làm ở bệnh viện. Hàng ngày, Nhung chịu trách nhiệm hỗ trợ bệnh nhân ăn uống, thay tã, tắm rửa và đưa họ đến phòng khám bệnh, xét nghiệm,… 

Lúc đầu, do vốn tiếng Nhật còn ít ỏi nên Nhung chưa kịp thích ứng, làm việc không trơn tru. Cô bị đồng nghiệp bắt bẻ, làm khó đủ chuyện.

ảnh 5   chăm sóc người già.jpg
Công việc của hộ lý vất vả nhưng nhiều ý nghĩa

Có lần, Nhung căng thẳng, tủi thân, nước mắt rưng rưng. Một cụ bà người Nhật đã đến ôm cô và vỗ về, an ủi. “Lúc đó, tôi có cảm giác đang ở bên cạnh bà ngoại nên bất giác òa khóc nức nở”, Nhung tâm sự.

Được cụ bà động viên, Nhung thấy lạc quan và vui vẻ hơn. Cô cảm nhận xung quanh vẫn ngập tràn tình yêu thương.

Thù lao đặc biệt của hộ lý

ảnh 4   chăm sóc người già.jpg
Nhung sẵn sàng làm trò vui, tết tóc,... phục vụ bệnh nhân

Tại bệnh viện, Nhung làm việc theo giờ hành chính, một tháng có 9 ngày nghỉ. Trong đó, Nhung được chọn 3 ngày, còn lại do bệnh viện sắp xếp.

Ngoài ra, Nhung còn đăng ký trực thêm ca đêm. Một tháng, cô sẽ trực đêm khoảng 8 - 9 ngày, tùy sắp xếp của bệnh viện. Mỗi ca trực kéo dài 16,5 tiếng đồng hồ, từ 16h hôm trước đến 8h30 ngày hôm sau. 

Trước ca trực, Nhung cố gắng ngủ bù, rèn ngủ đúng giấc. Giữa ca trực đêm, cô được giải lao 2,5 tiếng đồng hồ. Sau giờ nghỉ, cô uống trà liên tục để tỉnh táo. Tuy nhiên, mẹo này khiến cô bị rối loạn giấc ngủ.

Nhung chia sẻ: “Làm đêm khá mất sức, ảnh hưởng đến sức khỏe. Tôi khuyên các bạn nếu được thì đừng lựa chọn trực đêm. Hiện, tôi vừa làm vừa học đại học, chuẩn bị thi chứng chỉ tiếng Nhật và chứng chỉ cao hơn của ngành Hộ lý điều dưỡng.

Vì vậy, tôi chọn trực ca đêm để có thêm trợ cấp”.

ảnh 1   chăm sóc người già.jpg
Cô gái Việt nhận được nhiều yêu thương từ các cụ bà người Nhật

Công việc của Nhung đòi hỏi tính kiên nhẫn, tiếp thu và lắng nghe câu chuyện của bệnh nhân. Đối với bệnh nhân lớn tuổi, Nhung càng phải kiên trì, bình tĩnh trong mọi tình huống. 

“Một số cụ già nhập viện với tinh thần không minh mẫn, có hành động và lời nói không chuẩn mực. Khi bị các cụ xô đẩy hoặc mắng chửi, tôi nhẹ nhàng giải thích, đồng thời nhờ y tá và bác sĩ hỗ trợ”, Nhung cho biết.

Ở Nhật, người thân không cần vào bệnh viện chăm sóc bệnh nhân. Vì vậy, họ đặt hết niềm tin vào đội ngũ hộ lý và y bác sĩ.

Khi vào ca trực, Nhung sẵn sàng làm mọi yêu cầu chính đáng của người bệnh. Cô sẵn sàng làm hề, tết tóc, may vá quần áo, dắt họ đi dạo,…

Nhờ tinh thần làm việc “như người nhà của bệnh nhân”, cô được các cụ bà thương mến. Các cụ thường tặng cô quà bánh, khăn len tự đan, gửi thư tay cảm ơn…

Mới đây, 2 cụ bà đã nhờ nhân viên bệnh viện chuyển đến Nhung bức thư tay với nội dung: “Cảm ơn cháu đã giúp đỡ chúng tôi trong thời gian dài. Giữ gìn sức khỏe, cố gắng trong công việc nhé, cảm ơn cháu rất nhiều”.

Nhận được thư, Nhung rất xúc động và hạnh phúc. Cô biết ơn tình thương của các cụ dành cho mình. Với Nhung, các cụ khỏe mạnh chính là thù lao đặc biệt khiến trải nghiệm của cô ở Nhật Bản thêm thú vị và ý nghĩa.

Ảnh: Nhân vật cung cấp

Đôi bạn thân mượn đất hàng xóm ở Nhật, trồng rau, cấy lúa như ở Việt Nam

Đôi bạn thân mượn đất hàng xóm ở Nhật, trồng rau, cấy lúa như ở Việt Nam

Nhờ người hàng xóm tốt bụng ở Nhật cho mượn đất, đôi bạn thân làm nên khu vườn thuần Việt, vơi bớt nỗi nhớ quê hương.">

Sang Nhật làm hộ lý, cô gái Việt nhận thù lao đặc biệt từ người bệnh cao tuổi

Siêu máy tính dự đoán Leicester vs Brentford, 3h00 ngày 22/2

NSND chuyên vai lãnh đạo công an ngoài đời đã lên chức, 2 con không theo nghề bố

Người đẹp thường tìm đọc sách về những vấn đề đang gặp phải và cần giải quyết, cùng với nội dung liên quan đến thiền định.

- Bạn thường chọn đọc sách ở thể loại nào? Những tác phẩm đã ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc sống của bạn?

Thời thiếu niên, tôi bắt đầu với sách truyện và truyện tranh. Khi bước vào đại học, tôi chuyển sang đọc nhiều ấn phẩm về kinh tế, tâm lý và sách self-help. Hiện tại, tôi vẫn giữ niềm đam mê này nhưng đi sâu hơn. Tôi thường tìm đọc sách về những vấn đề đang gặp phải và cần giải quyết, cùng với nội dung liên quan đến thiền định.

- Làm thế nào bạn cân bằng thời gian đọc sách với lịch trình bận rộn hàng ngày? 

Vì quá bận rộn, tôi từng bỏ đọc sách một thời gian, tuy nhiên sau đó tôi đã tập lại. Tôi nhận ra đọc sách trước khi đi ngủ là phù hợp nhất, vừa duy trì thói quen, vừa giúp ngủ ngon hơn.

- Bạn có thường xuyên tham gia các câu lạc bộ hoặc nhóm thảo luận về sách? 

Tôi chưa tham gia hội nhóm sách nào nhưng học được nhiều từ chính các cuốn sách. Mỗi tác phẩm là một câu chuyện sâu sắc, được đúc kết từ nhiều năm tháng trải nghiệm của tác giả. Một lần, khi lướt web, tôi đọc được bình luận về cuốn Bài học Israel - Cuộc hồi sinh vĩ đại của dân tộc thông minh nhất thế giớicủa Nguyễn Hiến Lê. Tôi đã có trải nghiệm ý nghĩa và cảm xúc khó quên.

- Có cuốn sách nào bạn muốn giới thiệu đến các bạn trẻ mà có thể giúp ích cho họ trong cuộc sống và sự nghiệp?

Mỗi cuốn sách là một bài học quý giá và cuộc sống của chúng ta được lắp ghép từ nhiều bài học như vậy. Tôi khuyến khích các bạn trẻ nên đọc nhiều sách để tìm ra những tác phẩm phù hợp. Nếu phải gợi ý, tôi đề xuất các cuốn như: Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi, Search inside yourself, Những kẻ xuất chúng, Nền giáo dục của người giàuHành trình về phương Đông.

"Ế" khá thú vị!

- Những kinh nghiệm sau khi đại diện Việt Nam tại các cuộc thi Miss Universe, Miss World và Miss Grand International ảnh hưởng đến sự phát triển cá nhân và sự nghiệp của bạn thế nào?

Tôi rất biết ơn vì các cơ hội đến với mình cùng những may mắn và bài học đặc biệt. Những trải nghiệm này giúp tôi chiến thắng bản thân, vượt qua sự non nớt của tuổi trẻ. Giờ đây, tôi hiểu rõ chính mình, tích lũy được nhiều kinh nghiệm và trưởng thành hơn để bước lên những nấc thang tiếp theo trong đời.

IMG_1516.JPG
Với Nguyễn Loan, mỗi cuốn sách là một bài học quý giá.

- Hiện tại, bạn tập trung vào những hoạt động hay dự án nào? Từ kinh nghiệm giảng dạy kỹ năng thi hoa hậu, bạn thấy các cô gái trẻ đang thiếu hụt điều gì nhất?

Hiện tại, tôi phát triển một thương hiệu nhỏ về sản phẩm tóc, phù hợp với sở thích của mình. Trong thời gian rảnh, tôi học nhảy và tham gia lớp tiếng Anh để phát triển bản thân.

Từ kinh nghiệm giảng dạy và thực tế, tôi nhận thấy các bạn gái trẻ hiện nay thiếu kinh nghiệm và khả năng hoạch định dài hạn, giống như tôi từng trải qua. Khi còn trẻ, chúng ta thường chưa hiểu rõ thế mạnh, hướng đi phù hợp nhất của bản thân và làm thế nào để tránh rủi ro.

- Bạn có thấy việc trở thành một hình mẫu cho các bạn trẻ là áp lực và gánh nặng đối với các hoa hậu, á hậu?

Tôi nghĩ điều này có thể trở thành gánh nặng nếu không phản ánh đúng con người thật của mình. Tuy nhiên, nếu coi đó là cơ hội rèn luyện năng lực, vững vàng hơn về tâm lý và đóng góp cho xã hội, đó lại là điều rất tốt. Nó sẽ giúp mỗi người trở thành phiên bản hoàn thiện hơn .

- Nhiều người đẹp cùng thời đã kết hôn, bạn có bị gia đình thúc giục? Những mối tình đã qua cho bạn trải nghiệm gì?

Tôi cũng bị gia đình giục cưới nhưng không cảm thấy áp lực. Tôi thấy vui với cuộc sống độc thân. Về những trải nghiệm tình yêu đã qua, tôi xin phép được giữ riêng. Nhìn lại, tôi thấy tất cả đều đáng quý và biết ơn.

Trong khi bạn bè lo lắng về việc tôi 'ế', bản thân lại thấy điều đó khá thú vị. Tôi nhận ra mình tập trung tốt hơn cho công việc và dễ dàng tụ tập, vui chơi hơn khi còn độc thân. Vì vậy, tôi cứ tận hưởng hiện tại và sẵn sàng đón nhận tình yêu mới tốt đẹp trong tương lai.

- Những thách thức lớn nhất mà bạn gặp phải trong cuộc sống và cách vượt qua chúng?

Thách thức lớn nhất là suy nghĩ quá nhiều về quá khứ khi ngộ được bài học mới. Điều này khiến tôi thường nghĩ lại và tự trách bản thân, đôi khi về những chuyện xảy ra từ nhiều năm trước. Sau cùng tôi nhận ra mình tiêu tốn nhiều năng lượng vô ích.

Để khắc phục, tôi quyết định tập thiền nhiều hơn, tập trung dành năng lượng cho hiện tại và kiến tạo tương lai. Tôi khuyên các bạn trẻ nếu cảm thấy bất an và cần tập trung, hãy làm quen với thiền.

Nguyễn Thị Loan tại Miss Universe 2017:

- Bạn có thường xuyên đi du lịch hoặc khám phá những địa điểm mới? 

Khi rảnh rỗi, tôi thường đi du lịch. Tôi ưa thích các điểm đến có cảnh quan thiên nhiên đẹp và giữ được nét văn hóa bản địa. Đặc biệt, tôi thích đi cùng những người bạn hợp tính và có hướng dẫn viên địa phương. Mỗi chuyến đi không chỉ giúp tôi khám phá vùng đất mới mà còn kết giao với những người bạn thú vị.

Xuân Bách

Ảnh: FBNV

Á hậu Nguyễn Thị Loan tiết lộ hậu trường đáng nhớ phim 'Bão ngầm'

Lấn sân sang con đường diễn xuất khi tham gia phim "Bão ngầm", Á hậu Nguyễn Thị Loan đã có những trải lòng về câu chuyện hậu trường.

">

Á hậu Nguyễn Loan gợi ý 5 cuốn sách bổ ích cho các bạn trẻ

lyhon1.jpg
Sabrina Philipp tổ chức tiệc ăn mừng ly hôn. Ảnh: BI

Sabrina Philipp và chồng gặp nhau ở Bali, Indonesia trong một chuyến du lịch vào năm 2017. Cô gái trẻ người Mỹ khi ấy 23 tuổi, mới tốt nghiệp Đại học Florida. Anh là người Australia, hơn cô 6 tuổi và có một con riêng từ cuộc hôn nhân trước.

Cô và anh đều cảm thấy rất hợp nhau khi mới nói chuyện. Họ có chung nhiều sở thích như đi du lịch và ăn uống. Năm 2020, anh nói lời cầu hôn và cô đồng ý.

Cặp đôi dự định làm đám cưới ở Bali, nơi 2 người gặp nhau lần đầu. Tuy nhiên, đại dịch ập đến khiến mọi kế hoạch thay đổi. Cuối cùng, họ tổ chức đám cưới sớm hơn dự kiến, tại Đan Mạch vào tháng 8/2020.

Lễ cưới chỉ có cô dâu chú rể, còn những người thân ở Mỹ, Australia thì theo dõi qua Zoom. "Tôi đã khóc trong đám cưới. Mọi người nghĩ tôi xúc động vì hạnh phúc. Thực ra, lúc đó tôi chỉ nghĩ mình kết hôn nhưng chẳng có bố mẹ ở bên", Sabrina chia sẻ.

lyhon2.jpg
Sabrina Philipp mặc váy trắng trong ngày cưới. Ảnh: BI

Mọi chuyện đều ổn cho đến khi xuất hiện những cuộc cãi vã về tiền bạc.

Lúc yêu nhau, nếu có cãi vã, hai người có thể chia tay rồi lại quay lại. Nhưng khi kết hôn, mọi thứ không đơn giản như vậy. Cảm thấy ngột ngạt trong cuộc hôn nhân của mình, Sabrina quyết định ly hôn.

"Thật là đau thương. Tôi cảm thấy đó là mất mát lớn về mặt cảm xúc", cô nói.

Cô chia sẻ câu chuyện tình yêu của mình trên trang Instagram cá nhân, với hơn 56.000 người theo dõi và nhận được nhiều lời khuyên cũng như cách để vượt qua đau buồn.

Cô tập trung chăm sóc bản thân nhiều hơn, thậm chí làm phẫu thuật thẩm mỹ để có ngoại hình đẹp hơn. Bạn bè trêu đùa cô rằng, cô là "người vợ cũ nóng bỏng nhất từ ​​trước đến nay".

"Lời nói của bạn bè trở thành một trong những lý do khiến tôi quyết định ăn mừng diện mạo mới và sự tự do mới bằng một bữa tiệc mừng ly hôn", cô chia sẻ.

Bữa tiệc ăn mừng ly hôn diễn ra tại Miami (Mỹ), quê nhà của Sabrina. Bố mẹ và bạn bè của cô đều có mặt trong bữa tiệc.

"Việc bố mẹ có mặt ở đó có ý nghĩa vô cùng to lớn. Họ không thể tham dự đám cưới của tôi, nhưng đã có mặt trong bữa tiệc ăn mừng ly hôn này", cô nói.

Cô yêu cầu khách mời mặc trang phục màu đen. Bữa tiệc diễn ra ở một nhà hàng ven biển. Sabrina đã ném luôn chiếc nhẫn cưới trị giá 1.000 USD xuống biển. Ước tính, chi phí tổ chức bữa tiệc hết khoảng 30.000 USD (hơn 763 triệu đồng).

"Tôi tập trung vào sức khỏe của bản thân sau khi chia tay. Tôi cũng chăm sóc sắc đẹp cho chính mình.

Nhiều người coi việc ly hôn là thất bại nhưng tôi không cho là như vậy. Nếu bạn sống cuộc đời mình theo từng chương. Hôn nhân là một chương và nếu bạn ly hôn, chương tiếp theo cuộc đời sẽ là độc thân", cô chia sẻ.

Trúng số độc đắc nhưng giấu chồng rồi ly hôn, người vợ trả giá đau đớn

Trúng số độc đắc nhưng giấu chồng rồi ly hôn, người vợ trả giá đau đớn

Biết mình trúng xổ số 1,3 triệu USD (33 tỷ đồng), Denise giấu biệt chuyện này với chồng và đâm đơn ly dị, chẳng ngờ xôi hỏng bỏng không, mất sạch tiền giải thưởng.">

Cô gái chi hơn 763 triệu đồng, tổ chức tiệc hoành tráng ăn mừng ly hôn

友情链接