- Alexis ếtquảvô địch quốc gia tây ban nhaSanchez và Ramsey xé lưới Courtois, góp công lớn giúp Arsenal đánh bại Chelsea 2-1 để bước lên bục vinh quang FA Cup.
Đội hình ra sân:
- Alexis ếtquảvô địch quốc gia tây ban nhaSanchez và Ramsey xé lưới Courtois, góp công lớn giúp Arsenal đánh bại Chelsea 2-1 để bước lên bục vinh quang FA Cup.
Đội hình ra sân:
Nổi tiếng với những thiết bị máy tính tốt, đẹp mắt, hãng LaCie (Mỹ) còn khiến nhiều người hâm mộ bất ngờ với những thiết kế lạ và không kém phần độc đáo.
" alt=""/>USB chìa khóa của LaCieCuối cùng, tại hội nghị di động thế giới (MWC) vừa diễn ra tuần trước ở Barcelona (Tây Ban Nha), gã khổng lồ trong lĩnh vực phần mềm cũng đã đã trình làng phiên bản mới nhất của hệ điều hành di động Windows Mobile. Microsoft đã mất 2 năm để phát triển phần mềm mới sau thất bại ê chề của phiên bản Windows Mobile 6.5. Việc chậm trễ trong cuộc chạy đua trên thị trường hệ điều hành smartphone đã khiến Microsoft thất thế. Windows Phone 7 được kỳ vọng sẽ giúp “ông lớn” này tìm lại những gì đã mất.
Microsoft một thời làm mưa làm gió trong lĩnh vực phần mềm di động, tuy nhiên, sau khi Apple và Google gia nhập thị trường này, Microsoft không còn lựa chọn nào khác phải nâng cấp phần mềm để cạnh tranh với đối thủ.
Apple, Google khai thác mọi thế mạnh
Cả Apple và Google - hai đối thủ chính của Microsoft - đều có những chiến lược riêng của mình để tấn công thị trường phần mềm. Vì thế, rất dễ hiểu khi Microsoft phải tìm ra cách riêng của mình để tìm lại chỗ đứng của mình trên mảnh đất màu mỡ này.
Apple là ví dụ điển hình của “cơ chế đóng”, trong khi đó, Google và cộng đồng mã nguồn mở, xem smartphone như là một nền tảng mở để thiết kế và sáng tạo. Dù vậy, cả hai chiến lược đều có giá trị riêng của nó. Chiến lược của Apple là thuyết phục các nhà phát triển phần mềm viết và hỗ trợ hệ điều hành iPhone OS để giúp hãng đi từ con số 0 để giành được 25% thị phần chỉ trong vòng chưa đầy 3 năm. Cách làm này đã mang lại rất nhiều thành công cho “Quả táo” và tạo ra rất nhiều tiền của cho các nhà phát triển hơn 150.000 ứng dụng của iPhone.
Trong khi đó, Google chọn cho mình hướng đi hoàn toàn khác với Apple. Trong khi nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến này thiết lập một bộ hệ điều hành OS và hướng dẫn sử dụng giao diện người dùng UI cho Android nhưng bản chất của nó là dự án mã nguồn mở nên các nhà phát triển có thể tùy biến hệ điều hành này để tạo sự khác biệt với các đối thủ.
Chiêu thức của Google được đánh giá rất tối ưu nhưng chính nó lại gây ít nhiều khó dễ với các nhà phát triển phần mềm. Một số người phàn nàn về quy trình xét duyệt phức tạp của gian hàng App Store của Apple nhưng hầu hết mọi người đều cảm thấy hài lòng với bộ kit SDK hướng dẫn giúp các nhà phát triển phần mềm viết ứng dụng cho riêng một giao diện người dùng và thông số phần cứng. Vì thế, việc viết phần mềm dễ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Các ứng dụng được bán trên App Store vừa tương thích với iPhone vừa hỗ trợ cả máy nghe nhạc iPod Touch và sắp tới sẽ là iPad.
Trong khi đó, mọi việc không được thuận lợi với Android. Các nhà sản xuất điện thoại muốn tạo sự khác biệt với đối thủ. Các phím bấm được bố trí theo ý tưởng riêng của họ và sự cải tiến trên giao diện cảm ứng khiến mọi chuyện trở nên phức tạp hơn. Nếu ai muốn viết ứng dụng cho điện thoại Nexus One của Google thì phải dựa vào phần cứng và giao diện hoàn toàn khác biệt của nó. Nếu muốn viết phần mềm cho Motorola Droid thì phải chỉnh sửa đôi chút.
Không phải ngẫu nhiên mà dòng điện thoại BlackBerry dành được sự tín nhiệm của khách hàng và được sử dụng rộng rãi nhất trong môi trường doanh nghiệp. Người ta gọi nó là “smartphone doanh nhân” hay “điện thoại doanh nghiệp” còn bởi lẽ nền tảng hệ điều hành cũng như khả năng bảo mật phần cứng của BlackBerry cao hơn hẳn các đối thủ cùng loại trên thị trường.
Nhưng khả năng bảo mật của thiết bị và phần mềm sẽ chẳng có ý nghĩa gì với những người dùng bất cẩn. Các chuyên gia về di động đã đề nghị những người dùng BlackBerry cần tuân thủ theo 5 nguyên tắc sau đây để bảo vệ an toàn cho thiết bị cũng như thông tin, dữ liệu quan trọng, nhạy cảm của họ.
1. Password: Hãy thiết lập Password ngay!
Cũng giống như hầu hết các loại thiết bị hoặc dịch vụ khác, yêu cầu bảo mật đầu tiên vẫn là thiết lập và sử dụng mật khẩu đủ mạnh nhưng theo các chuyên gia di động, với người dùng BlackBerry đây là yêu cầu quan trọng nhất để bảo vệ an toàn cho dữ liệu của chính họ.
Để kích hoạt chế độ bảo vệ bằng mật khẩu trên BlackBerry, người dùng cần truy nhập vào menu Option >> Password. Tại màn hình mở ra, chọn trường Password và tùy chọn những mục cần được bảo vệ bằng cách đánh dấu vào các ô.
Từ vị trí này, bấm chọn nút Escape, lưu thiết lập vừa được cài đặt và máy sẽ yêu cầu người dùng xác nhận lại mật khẩu vừa đặt.
Điểm cần lưu ý là hãy chọn cho mình một mật khẩu đủ mạnh tức loại mật khẩu mà người khác dù có quen biết hay thậm chí là thân thiết với bạn cũng không thể đoán ra. Các loại mật khẩu đơn giản như ngày sinh nhật, ngày kỷ niệm, tên người thân… không được khuyến khích sử dụng.
Sau khi đã kích hoạt chế độ bảo vệ bằng mật khẩu, bạn nên truy cập vào một số tùy chọn bảo mật, đặt giới hạn cho số lần nhập sai mật khẩu (quá số lần đó, BlackBerry sẽ tự động khóa toàn bộ thiết bị và tắt máy) hay chọn mục Security Timeout để cho phép chiếc BlackBerry duy trì ở trạng thái khóa trước khi nhập mật khẩu. Bạn cũng có thể đặt chế độ yêu cầu nhập mật khẩu mỗi khi cài đặt một ứng dụng mới để ngăn chặn những phần mềm độc hại hoặc gián điệp…
2. Mã hóa dữ liệu trên BlackBerry
Ngoài việc thiết lập mật khẩu để bảo vệ máy, mã hóa dữ liệu lưu trong chiếc BlackBerry cũng là cách bảo vệ hữu hiệu. Bạn có thể mã hóa dữ liệu lưu trên máy và cả trên thẻ nhớ để đảm bảo rằng những thông tin đó vẫn được an toàn, không bị chuyển sang thiết bị khác hay bị xem trộm khi chiếc BlackBerry rơi vào tay kẻ xấu, hoặc bị hack.
Để kích hoạt chức năng mã hóa dữ liệu, tại thư mục Option, bạn kéo xuống đến lựa chọn Security Options, khi màn hình mới mở ra, chọn mục Encryption (mã hóa). Khi menu Encryption hiện ra, bấm chọn nút Enabled (kích hoạt).
Ngay khi kích hoạt chức năng mã hóa, một số sự lựa chọn mở rộng sẽ tự động hiện ra trên màn hình cho phép bạn tùy chỉnh những khu vực cần mã hóa như device (thiết bị, bộ nhớ trong máy), mức độ mã hóa dữ liệu trên thẻ nhớ (strong – mạnh, stronger – mạnh hơn và cao nhất là strongest) hay mã hóa toàn bộ máy bao gồm cả danh bạ và những file media (nhạc, ảnh, video…).
Có thể bạn không muốn sử dụng chức năng này bởi quá trình sử dụng thiết bị trở nên phức tạp hơn và tốc độ xử lý cũng sẽ chậm đi (đặc biệt khi chọn chế độ strongest) nhưng các chuyên gia khuyên bạn ít nhất cũng nên đặt chế độ mã hóa cho thẻ nhớ để ngăn cản việc nó bị đưa vào một thiết bị khác và đọc thông tin trên đó.
Sau khi thiết lập chế độ, bạn sẽ được chiếc BlackBerry yêu cầu tạo một “chìa khóa” giải mã. Hãy làm theo những hướng dẫn cho đến khi trở lại với menu Security Options là qua trình này đã hoàn thành.
" alt=""/>5 tuyệt chiêu bảo vệ BlackBerry