Đẩy mạnh truyền thông giáo dục để học sinh hiểu đúng về tâm sinh lý lứa tuổi
TrongChương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025,Đẩymạnhtruyềnthônggiáodụcđểhọcsinhhiểuđúngvềtâmsinhlýlứatuổlich ngoai hang anh hom nay một trong những chỉ tiêu quan trọng về tuyên truyền, giáo dục sức khỏe học đường trong trường học là 100% học sinh được tuyên truyền, giáo dục về sức khỏe và nâng cao kiến thức phòng, chống bệnh, tật học đường, bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần... Ngoài ra, 50% học sinh phổ thông được phổ biến, tư vấn về sức khỏe tâm thần, tâm sinh lý lứa tuổi.
Giáo dục sức khỏe sinh sản, tâm sinh lý lứa tuổi vị thành niên được đánh giá là rất quan trọng, là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Tuyên truyền chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên trong trường học là hoạt động giúp học sinh hiểu biết, nhận thức rõ về sức khỏe sinh sản, có kỹ năng để chăm sóc sức khỏe tốt hơn, từ đó có ý thức xây dựng cuộc sống lành mạnh về thể chất và tinh thần.
Tại Lạng Sơn, Trường Trung học phổ thông Hòa Bình xã Hòa Bình (huyện Chi Lăng) và Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS và THPT huyện Lộc Bình vừa phối hợp cơ quan y tế tổ chức các buổi giáo dục truyền thông về sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh. Tham gia 2 chương trình có hơn 1.000 học sinh và đại diện Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo của các nhà trường.
Tại buổi truyền thông, các cán bộ khoa Sức khỏe sinh sản Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lạng Sơn đã truyền đạt đến học sinh những thông tin cơ bản về tuổi dậy thì, tình dục an toàn và đồng thuận; các bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục; tảo hôn và hôn nhân cận huyết; phòng chống xâm hại tình dục trẻ em; một số kỹ năng sống liên quan đến sức khỏe sinh sản vị thành niên...
Tại Lạng Sơn, nội dung giáo dục về giới tính, dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, hệ lụy của việc phá thai, bình đẳng giới, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống được Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu đưa vào trong chương trình giáo dục trong và ngoài nhà trường, trở thành chủ đề quen thuộc trong hoạt động ngoại khóa của các trường.
Bình quân mỗi năm, các trường THCS, THPT, phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh miền núi phía Bắc này tổ chức được 80 buổi ngoại khóa về sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên cho trên 10.000 lượt học sinh.
Điều đáng nói, tại các buổi tuyên truyền, thay vì thuyết trình tập trung, các trường đã chia học sinh thành 2 nhóm riêng theo giới tính (nam, nữ) và gửi tài liệu để học sinh tự hỏi và trả lời. Nhờ đó, các em bớt tâm lý ngại ngùng, thẳng thắn chia sẻ các vấn đề để được sự tư vấn phù hợp.
Tại các buổi tuyên truyền tại hai trường Trung học phổ thông Hòa Bình xã Hòa Bình (huyện Chi Lăng) và Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS và THPT huyện Lộc Bình mới đây, việc truyền thông được tổ chức bằng hình thức sinh động như: đặt câu hỏi, trả lời trực tiếp; trò chơi đuổi hình bắt chữ; giải ô chữ... Điều này đã thu hút sự tham gia hưởng ứng của đông đảo học sinh.
Các buổi truyền thông nhằm giúp cho học sinh có nhận thức đúng đắn về tình bạn, tình yêu và các mối quan hệ khác giới, trang bị cho học sinh những kỹ năng sống cần thiết, góp phần cải thiện hành vi, thái độ, hình thành lối sống lành mạnh, đúng đắn, tránh trường hợp mang thai ngoài ý muốn lứa tuổi học đường, ngăn phá thai không an toàn và các biện pháp tự bảo vệ sức khỏe bản thân.
Khảo sát vào năm 2021 của UNICEF cho thấy, tại Việt Nam, tỷ lệ nam thanh niên quan hệ tình dục trước 15 tuổi là 0,2%. Tỷ lệ này ở nữ giới cao hơn, khoảng 0,9%. Thậm chí, có đến 8,9% nữ từ 15-19 tuổi đã quan hệ tình dục với bạn tình hơn mình 10 tuổi.
Trong tất cả hơn 4.700 hồ sơ đình chỉ thai nghén tự nguyện trong năm 2022 tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, có 51 hồ sơ là trẻ vị thành niên, chiếm hơn 1% tổng số ca phá thai tại viện trong năm. Tuổi thai trung bình của 51 ca này là 13,5; thấp nhất là 6 tuần, cao nhất là 25. Trong số 51 trẻ vị thành niên phá thai này, 27 trường hợp thai 3 tháng đầu, chiếm gần 53%, số còn lại là phá thai to trên 12 tuần.
本文地址:http://wallet.tour-time.com/news/273b999105.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。