Ông Phan Thanh Giản,ễnthôngAchínhthứcphânphốiClipTVBoxtạicửahàlịch thi đấu bđ ngoại hạng anh Giám đốc Clip TV cho biết, một trong những chiến lược quan trọng của Clip TV chính là tạo được một mạng lưới phân phối sản phẩm Clip TV Box rộng khắp Việt Nam, và từ đó đưa thương hiệu Clip TV trở thành một sản phẩm quen thuộc của mọi gia đình Việt.
Chia sẻ về việc phân phối sản phẩm Clip TV Box, theo ông Đoàn Vinh Quang, Phó tổng ngành hàng Viễn Thông A, Clip TV Box là một sản phẩm được phát triển bởi nền tảng công nghệ Việt nhưng đạt được chất lượng không thua kém với bất kỳ sản phẩm thương hiệu quốc tế nào. Chính vì một sản phẩm chất lượng tốt như thế, thì không có lý do gì mà Viễn thông A lại không nhập hàng và kinh doanh trên toàn hệ thống của mình.
Điểm vượt trội của của Clip TV Box so với các sản phẩm TV Box khác chính là nằm ở giao diện thân thiện, khả năng xem được hơn 100 kênh truyền hình trong và ngoài nước, đi kèm là kho phim bom tấn phong phú về nội dung và thể loại. Những bộ phim do Clip TV Box cung cấp đều được chọn lọc, biên tập cẩn thận và mua bản quyền giúp cho người xem thưởng thức với chất lượng tốt nhất.
Anh Thư của hiện tại đã “lột xác” ngoạn mục. Cô nàng sở hữu gương mặt khả ái và gu thời trang sành điệu, luôn xuất hiện với vẻ ngoài chỉn chu từ đầu tóc đến quần áo.
Cựu nữ sinh Olympia cho hay, cô không hề đụng chạm “dao kéo” mà chỉ tự điều chỉnh và chăm sóc bản thân tốt hơn. Cách đây 5 năm, vì đeo kính giống nữ chính trong phim “Cô gái xấu xí” mà Anh Thư bị trêu chọc, bàn tán về ngoại hình. Cô nhận ra rằng, mình cần thay đổi để tự tin và hạnh phúc hơn.
“Thật ra, ở thời điểm nào mình cũng có mong muốn thay đổi, ngay cả bây giờ. Nguyên tắc sống của mình là khi nhìn ngày hôm nay phải thấy mình đã trở thành phiên bản tốt hơn ngày hôm trước”, Anh Thư nói.
Rời khỏi "Đường lên đỉnh Olympia", Anh Thư gặt hái được nhiều thành tích đáng nể
Cô nàng bắt đầu tập gym, bơi lội, chịu khó nấu ăn, cắm hoa, đọc sách, làm từ thiện… và cảm thấy bản thân được xây đắp từ những thói quen này.
“Mình cho rằng, điều quan trọng nhất một cô gái cần làm là khiến bản thân hạnh phúc. Hạnh phúc ở đây là bình yên về tâm hồn, mạnh khoẻ về thể chất và biết chọn lọc những mối quan hệ đem lại cảm xúc tích cực cho mình. Phụ nữ một khi đã hạnh phúc thì luôn rạng ngời”, Thư nói.
Cô thi đỗ ngành Công nghệ Thông tin của trường Đại học Hà Nội
Rời khỏi cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia”, Anh Thư thi đỗ ngành Công nghệ Thông tin của trường Đại học Hà Nội. Hiện tại, cô làm nhân viên phát triển kinh doanh của một tập đoàn, quản lý một cửa hàng nhỏ, tham gia thị trường đầu tư tài chính và duy trì một vài lớp dạy IELTS cho các doanh nghiệp. Cô sở hữu bằng IELTS 8.0.
“Năm 20 tuổi, mình cũng có dự định khởi nghiệp nhưng gọi vốn và lập kế hoạch xong xuôi thì lại thấy bản thân cần va chạm và củng cố kiến thức hơn nữa nên tạm gác lại. Cuộc sống hiện tại của mình khá ổn, chỉ xoay quanh công việc, bạn bè và hành trình làm mới bản thân từng ngày”, Thư chia sẻ.
Anh Thư chăm chỉ tập gym, bơi lội
Anh Thư cho rằng, phụ nữ hạnh phúc sẽ xinh đẹp, rạng ngời
Cô mong muốn làm mới bản thân từng ngày.
Nữ sinh phố núi sở hữu nhan sắc 'thanh xuân vườn trường'
Hoàng Nguyên Ngân Thảo, sinh năm 2001 tại Buôn Ma Thuột. Sở hữu vẻ ngoài xinh đẹp, nụ cười tươi tắn cùng gương mặt khả ái, Ngân Thảo được ví như bông hoa xinh đẹp của Đại học Sân khấu điện ảnh TPHCM.
" alt="Nữ sinh 'mọt sách' của Đường lên đỉnh Olympia 'lột xác' ngoạn mục sau 5 năm"/>
Động thái mới nằm trong kế hoạch áp trần tuyển du học sinh mà Australia công bố tháng trước. Theo đó, các đại học công lập được tuyển mới 145.000 người, trường nghề 95.000. So với năm 2023, số này giảm mạnh ở nhóm trường nghề - hơn 40.000, trong khi gần như giữ nguyên ở bậc đại học. Với các đại học tư, mức trần khoảng 30.000, giảm 28%.
Chỉ tiêu của từng trường sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố, gồm chất lượng sinh viên quốc tế sau tốt nghiệp, tỷ lệ của nhóm này so với tổng số sinh viên... Bộ trưởng Giáo dục Jason Clare cho biết hạn mức này là "cách công bằng hơn" để quản lý hệ thống, cho phép hầu hết đại học vùng tuyển nhiều sinh viên quốc tế hơn vào năm tới.
"Không chỉ các đại học lớn ở vùng đô thị mới được hưởng lợi từ giáo dục quốc tế", ông cho biết.
Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá điều này không công bằng trong nhóm trường có số lượng sinh viên quốc tế chiếm trên 30%. Ví dụ, Đại học Liên bang Australia, Murdoch, Đại học Quốc gia Australia, New South Wales bị giảm 11-52%, trong khi Đại học Monash và Adelaide được tăng 20%. Một số người lo ngại các đại học ở vùng xa trung tâm có thể không tuyển đủ du học sinh, trong khi lại được giao nhiều chỉ tiêu hơn.
"Công thức này có nhiều sai sót, rất ngẫu nhiên và tùy tiện", George Williams, Phó hiệu trưởng của Đại học Tây Sydney, nhận xét. "Nó sẽ gây ra những hậu quả tai hại không mong muốn và thiệt hại lớn".
Đến những năm 1970, hầu như tất cả các bang của Mỹ đều có luật cho phép ly hôn không do lỗi.
Các cặp đôi có thể nói đơn giản rằng, họ không còn yêu hoặc không hợp nhau. Điều này có ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ ly hôn.
Giai đoạn 1940-1965, tỷ lệ ly hôn vẫn ổn định ở mức khoảng 10 vụ ly hôn cho 1.000 phụ nữ đã kết hôn. Đến năm 1979, tỷ lệ này đã tăng gấp đôi.
Phụ nữ độc lập hơn
Trong khi luật pháp thay đổi, văn hóa cũng có nhiều biến chuyển. Phụ nữ bắt đầu tham gia lực lượng lao động, điều này mang lại cho họ sự độc lập cao hơn.
Họ có thể tự nuôi sống bản thân, vì vậy việc rời bỏ một cuộc hôn nhân không hạnh phúc là điều dễ xảy ra hơn.
Kỳ vọng cao hơn về hôn nhân
Một bài báo của Eli Finkle và các đồng nghiệp năm 2014 đã xem xét những kỳ vọng về hôn nhân đã thay đổi như thế nào trong nhiều thập kỷ và những kỳ vọng đó có thể dẫn đến ly hôn như thế nào.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, con người thường mong đợi người bạn đời của mình đáp ứng nhu cầu của họ về thu nhập, nhà cửa, an ninh và tình yêu.
Kỳ vọng về hôn nhân của các cặp đôi ngày càng tăng. Các cặp đôi mong đợi nhau trở thành người bạn tốt nhất, người cổ vũ lớn nhất, người yêu và người bạn tâm giao của họ, thay vì chia sẻ những điều đó qua các mối quan hệ khác.
Vì vậy khi bạn đời không đáp ứng được các kỳ vọng, những rạn nứt dễ xuất hiện và có thể là nguyên nhân dẫn đến sự chia tay.
Sự xuất hiện của phương tiện truyền thông xã hội
Mạng xã hội đã thay đổi hoàn toàn cách chúng ta giao tiếp và liên hệ với nhau.
Mặc dù nó có những lợi ích nhưng nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc sử dụng mạng xã hội ngày càng tăng dẫn đến tỷ lệ ly hôn cao hơn.
Thứ nhất, mạng xã hội làm mất nhiều thời gian của vợ/chồng bạn. Bạn dành thời gian quá nhiều cho mạng xã hội đương nhiên sẽ giảm bớt thời gian dành cho bạn đời và gia đình.
Ngoài ra, mạng xã hội là một công cụ được sử dụng khi vợ/chồng ghen tuông hoặc nghi ngờ có thể đăng nhập vào tài khoản mạng xã hội của nhau, tìm thêm thông tin.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, ai đó càng rình mò bạn đời của họ, thì họ càng cảm thấy ghen tị và không tin tưởng. Thật không may, những nghi ngờ này thường khá chính xác.
Cứ mười người trưởng thành thì có một người thừa nhận, giấu tin nhắn hoặc bài đăng với bạn đời, 8% người lớn có tài khoản bí mật.
Điện thoại thông minh giúp các cặp đôi đang có mối quan hệ bất mãn dễ dàng tiếp cận với một mối quan hệ mới. Nó cũng mở ra cánh cửa kết nối với người yêu cũ.
Bất chấp tất cả những vấn đề làm tăng nguy cơ ly hôn cũng có những biện pháp để giúp tỷ lệ này giảm đi.
Các cặp vợ chồng kết hôn muộn hơn khi họ đã trưởng thành và ổn định về thu nhập, tâm sinh lý dẫn đến mối quan hệ tốt đẹp hơn. Họ cũng có con muộn hơn, điều này góp phần giúp hôn nhân thêm phần bền chặt.
Cuối cùng, không ít người trẻ chọn sống độc thân hoặc chờ đợi thời cơ thích hợp mới kết hôn.
Những yếu tố này đã giúp giảm tỷ lệ ly hôn xuống 40%, một sự khác biệt nhỏ nhưng đáng kể so với 50% vào năm 1980 tại Mỹ.
Những lý do 'trời ơi đất hỡi' khiến các cặp vợ chồng trẻ ly hôn
Hôn nhân là việc trọng đại cả đời người. Nhưng với nhiều cặp vợ chồng trẻ, chỉ vì tự ái cá nhân, thiếu đi sự thông cảm với người bạn đời mà họ quyết định chia tay, thậm chí chỉ sau vài tháng kết hôn.
" alt="Vì sao phụ nữ càng độc lập tỷ lệ ly hôn ngày càng gia tăng?"/>
Căn nhà này là của vợ chồng bà Thu Hằng ở thôn Minh Tiến (xã Hàm Minh). Vợ chồng bà Hằng trước đây trồng cây thanh long. Sau đó, bà vừa trồng vừa đi thu mua thanh long, sơ chế rồi xuất đi nơi khác bán lại. Từ hai bàn tay trắng, vợ chồng bà trở thành "đại gia" thanh long giữa vùng quê yên bình.
Ngôi nhà gồm ba tầng, rộng rãi. Nhìn từ xa, ngôi nhà như một tòa lâu đài nằm giữa vườn thanh thanh long rộng lớn. Những người thợ xây cho biết, ngôi nhà đã xây dựng được hơn hai năm. Hiện, đang trong giai đoạn hoàn thiện, được chủ trồng cây xanh xung quanh, làm sân bên ngoài.
Gia đình ông Linh, 50 tuổi chuyển từ Nghệ An vào xã Hàm Minh sống hơn 30 năm qua. Hiện vợ chồng ông có hơn 2 ngàn trụ thanh long. Trưa một ngày tháng 9, sau khi bỏ hết hai xe rơm cho những trụ thanh long, ông cùng vợ vào nhà pha nước uống, nghỉ một lúc cho mát.
Ông Linh kể, những ngày đầu vợ chồng ông mới đến xã Hàm Minh làm kinh tế, cuộc sống người dân ở xã rất nghèo khó. Đất đai khô cằn, thiếu dưỡng chất. Mỗi năm người dân nơi đây chỉ trồng được một vụ lúa tùy thuộc nguồn nước, cùng một số loại cây ngắn ngày, nhưng không đủ sống. Nhiều gia đình trong xã phải làm kinh tế bằng cách đi làm công nhân ở Bình Dương, Đồng Nai, Sài Gòn…
Cuối những năm 90, việc trồng cây thanh long mới bắt đầu ở xã Hàm Minh. Ban đầu, chỉ một vài nhà trồng thử nghiệm trên trụ gỗ, chong đèn bằng máy chạy dầu. Năng suất khi đó cũng không nhiều. "Lúc đó, chúng tôi chỉ thu hoạch thanh long vào mùa mưa, mùa nắng thì chịu", ông Linh nhớ lại.
Việc trồng cây thanh long trên những trụ gỗ dễ làm cây gãy, mối mọt, vì vậy, các hộ gia đình nghiên cứu để trồng cây theo phương pháp mới. Họ thay thế trụ gỗ bằng trụ bê tông để cây có độ bám tốt, tình trạng sâu bệnh, mối mọt cũng giảm đi rất nhiều.
Cây thanh long cho năng suất nhiều hơn từ khi điện về xã Hàm Minh. Ngoài dùng trụ bê tông để trồng cây, vào mùa nắng nóng, người dân chong điện vào ban đêm để cây cho trái. "Cứ 3-4 tháng, chúng tôi thu hoạch một vụ thanh long. Trước đây, điện chưa có, chúng tôi chỉ thu hoạch mỗi năm 1-2 vụ. Còn giờ thì cây cho trái quanh năm", ông Linh nói.
Từ từ, nhà này thấy nhà kia trồng thanh long có kinh tế mới bắt tay vào khai hoang đất, đúc trụ, mua giống về trồng. Hiện nay, hầu hết gia đình trong xã đều trồng loại cây này. Gia đình nào nhiều thì vài ngàn trụ, gia đình ít cũng vài trăm trụ thanh long. Kinh tế người dân cũng dần khá hơn. Nhiều nhà trong xã xây được biệt thự, mua được ô tô để đi lại. Nhiều người đến các khu công nghiệp làm công nhân, khi về quê, thấy các hộ gia đình trồng thanh long khấm khá cũng về lại địa phương làm kinh tế bằng việc trồng cây thanh long.
Theo ông Linh, việc trồng cây thanh long đòi hỏi phải kết hợp sự tính toán, siêng năng, tiết kiệm, học hỏi kinh nghiệm. Ngoài những người có thu nhập tốt từ công việc này thì cũng có người đã gặp thất bại. "Năm nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 dẫn đến thương lái ít mua nên giá bán giảm, thu nhập của chúng tôi cũng bị ảnh hưởng", ông Linh nói.
Ông Thái Trường Giang, Phó Chủ tịch UBND xã Hàm Minh cho biết, cả xã có 2.468 hộ dân, với 11.500 nhân khẩu, phân bố ở ba thôn: Minh Tiến, Minh Thành và Minh Hòa. Hiện nay, các hộ gia đình trong xã đều trồng cây thanh long. Nhà trồng nhiều thì vài ngàn trụ, nhà trồng ít cũng vài trăm trụ thanh long. Có người ngoài trồng còn đi thu mua rồi bán lại để tăng thu nhập. "Nhờ cây thanh long mà xã Hàm Minh đã thoát nghèo thành công. Hiện xã tôi đã được công nhận là xã nông thôn mới", ông Giang nói.
" alt="Xã nghèo ở Bình Thuận nay không thiếu biệt thự"/>
Hơn 20 năm trước, vợ chồng tôi vỡ nợ. Kinh tế vô cùng khó khăn. Tháng nào hai vợ chồng cũng phải vay mượn mới đủ chi tiêu các khoản trong gia đình.
Những người thân quen đều khuyên chúng tôi nên nói với con trai và gọi con về. Lúc đó, con trai tôi đang du học ở Úc. Thế nhưng, suy đi tính lại, tôi và chồng quyết định giấu con, cố vay mượn, kiếm tiền để con được học hành tới nơi tới chốn.
Nhiều người thấy chúng tôi quyết định như vậy thì thở dài, bảo chúng tôi tự làm khổ mình, sau này chắc gì đã được nhờ con.
Thấm thoắt, con cũng ra trường về nước. Lúc về, con dẫn theo một cô vợ.
Con bé người Việt, nhưng có lẽ đã xa Việt Nam lâu năm nên có cách sống khá khác biệt. Cháu không thích những cuộc gặp gỡ, trò chuyện với gia đình chồng. Chúng tôi đến chơi, cháu chỉ chào hỏi qua loa rồi vào phòng riêng chứ không niềm nở, nấu cơm nấu nước, hỏi han bố mẹ.
Cháu cũng không nể nang bố mẹ chồng khi yêu cầu chồng phải chăm sóc mình: khi thì bắt chồng xoa chân, bóp tay, khi lại buộc dây giày, giặt quần áo …
Mọi người hãy tưởng tưởng, với thế hệ của chúng tôi (năm nay ngoài 70 tuổi), chứng kiến đứa con trai mà mình đặt mọi kỳ vọng nay quỳ xuống rửa chân, buộc dây giày cho vợ thì cay đắng đến nhường nào.
Vì thế, hôm đó, sau khi chứng kiến cảnh “trái tai gai mắt” ấy, tôi đã tức giận bỏ về.
Tôi nói với chồng và gọi cho con trai mà rằng, tôi không thể chấp nhận được đứa con dâu như vậy. Nếu con không bỏ vợ thì không được gọi tôi là mẹ nữa.
Thật đau lòng, con trai đã không chọn mẹ mà cháu chọn vợ. Cháu bảo với tôi, vợ là người sinh con cho nó và sẽ sống với nó suốt phần đời còn lại, nên nếu cha mẹ không thể chấp nhận người phụ nữ mà nó đã chọn, thì nó đành mang tiếng bất hiếu.
Hôm đó, tim tôi cũng đau như có ai vừa đâm trúng. Tôi còn tự nhắc lòng mình rằng, thôi thì, tôi sẽ coi như con đã chết, để không còn nghĩ đến nó nữa.
Nhưng rồi, tôi đâu có làm được như thế. Mỗi ngày, tôi đều nghĩ đến con rồi đau khổ đến gầy mòn. Chồng tôi thấy tôi suy sụp nhưng ông ấy chỉ trầm ngâm mà không làm bất cứ việc gì để giải quyết vấn đề.
Nhiều tháng sau đó, ông ấy mới gọi con trai về và nói rằng, ông đã để cho con một khoảng thời gian khá lâu để xem con có tự hiểu ra cái chưa đúng của mình không. Nhưng ông rất tiếc, con trai đã không nghĩ ra.
Ông ấy nhẹ nhàng nói cho con về những chuyện đã xảy ra khi con đi du học, về những nỗ lực, kỳ vọng và tình yêu thương mà một người mẹ đã dành cho con…
Con trai tôi nghe xong không nói nên lời. Nhiều phút sau, cháu mới nói rằng, cháu hiểu những hy sinh của cha mẹ, nhưng cháu đã lớn, cháu cần được bố mẹ tôn trọng. Cháu cũng mong, bố mẹ sẽ hiểu cho những khác biệt về thế hệ để gia đình có thể vui vẻ, hòa thuận hơn.
Chồng tôi đồng ý với con trai. Nhưng ông ấy nhắc con, mọi sự thấu hiểu đều phải bắt nguồn từ hai phía vì không ai có thể “vỗ tay bằng một bàn”.
Sau cuộc nói chuyện với con, ông ấy bảo tôi, hãy mở rộng lòng mình, tha thứ cho con. Đồng thời, tìm cách hiểu con hơn.
Mọi người biết không, tôi cũng như nhiều người đã từng nghĩ rằng, con cái đã lớn, đã trở thành ông nọ bà kia, bằng cấp đầy mình thì cần gì bố mẹ dạy dỗ nữa. Chúng phải biết thế nào là đúng, thế nào là sai.
Thế nhưng, trường hợp nhà tôi, để có thể hóa giải mâu thuẫn, giúp con thành đạt nhưng vẫn không quên cội nguồn, không quên chữ hiếu và trách nhiệm với dòng tộc, hai vợ chồng tôi lại phải đi một hành trình dài, đầy gian khó.
Một mặt, chúng tôi phải học cách coi con dâu, con trai như bạn, tôn trọng cuộc sống riêng tư và những quan điểm khác biệt của các con…
Mặt khác, chúng tôi vẫn khéo léo dạy các con những bài học lễ nghĩa. Ngày lễ, Tết, giỗ chạp tổ tiên, chúng tôi thường gọi các con đến đông đủ, cùng làm lễ cúng, cùng ăn uống vui vầy, cùng nhắc lại những câu chuyện xưa cũ …
Con dâu tôi ban đầu không biết vào bếp, cũng không hiểu ý nghĩa của những nghi lễ … nhưng nhiều năm trôi qua, cháu đã thích nghi rất tốt.
Bây giờ, tôi thấy rất hài lòng về các con. Vì vậy, đọc bài viết Ngủ nhà con trai 1 tối, sáng sớm mẹ ra về trong nước mắt, rồi lại đọc bình luận của độc giả, tôi chỉ lo người mẹ sẽ buông tay khiến con cái càng đi sai hướng mà mẹ thì sống trong đau khổ, đến chết vẫn không giải quyết được vấn đề.
Tôi mong chị hãy bình tâm, từ từ định hướng, chỉ bảo cho con bởi chúng ta vẫn có câu: Không bao giờ là quá muộn.
Làm thế nào để về già được sống tự do, hạnh phúc, bớt phụ thuộc con cháu? Hãy gửi cho chúng tôi suy nghĩ của bạn bằng cách viết vào phần bình luận phía cuối bài hoặc gửi về địa chỉ mail: bandoisong@vietnamnet.vn. Những ý kiến hay sẽ được biên tập và đăng tải trên mục Đời sống của báo. Trân trọng cảm ơn." alt="Du học trở về, hành động của con trai khiến mẹ tức nghẹn"/>