Với mô hình giáo dục khai phóng và điều kiện thực tập tối ưu,ĐHTânTạoRènyđứctừđầuvàchelsea – leicester sinh viên Y khoa Đại học Tân Tạo đặc biệt được chú trọng bồi dưỡng tính nhân văn, khả năng diễn đạt để trở thành những người bác sĩ đủ đức lẫn tài trong tương lai.
Phỏng vấn trực tiếp thí sinh đầu vào Tại Mỹ và các nước phương Tây, các thí sinh ngành y ngoài việc phải đạt điểm tuyển sinh còn phải vượt qua một vòng phỏng vấn để đánh giá tính cách của thí sinh có phù hợp với việc làm bác sĩ không. Tại Việt Nam, Khoa Y thuộc Đại học Tân Tạo đã thực hiện rất tốt khâu tuyển sinh này. Mỗi thí sinh khoa Y đều viết một bài luận ngắn về bản thân và được phỏng vấn trực tiếp để đánh giá tính nhân văn, nhạy bén, bền bỉ và khả năng chịu được áp lực công việc cứu người.
| Các giảng viên đang phỏng vấn thí sinh đầu vào |
Tiếp xúc với môi trường quốc tế “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, bác sĩ cũng như bất kỳ ngành nghề nào trong thế giới toàn cầu hóa, họ phải được tiếp xúc với nền y học tiên tiến để nâng cao hiểu biết, trình độ của bản thân. Để thực hiện điều đó, sinh viên Y khoa Đại học Tân Tạo đã được tiếp xúc với các bác sĩ quốc tế từ năm thứ nhất, đến năm thứ 3 các sinh viên đủ điểu kiện sẽ được gửi sang Mỹ thực tập. Nguyễn Hồng Quân, sinh viên Khoa Y Tân Tạo kể về chuyến thực tập tại Mỹ của mình: “Tại Mỹ, chúng ta có thể truy cập hồ sơ y tế cá nhân ở khắp mọi nơi trên các thiết bị máy tính hay điện thoại di động. Khi là bác sĩ, bạn có thể xem tất cả các ghi chú của bác sĩ khác như dấu hiệu sống hàng ngày, các thủ thuật X-quang, CT scan, siêu âm,.... Sinh viên thực tập cũng có thể thêm ghi chú và y lệnh vào các bệnh án dưới sự giám sát chặt chẽ của các bác sĩ chính.”
| Nhóm SV Y TTU trò chuyện cùng Hạ nghị sĩ Peter Visclosky |
Rèn luyện y đức khi đi thực tập Hoàng Quốc Bảo thực tập tại Trung tâm Y khoa St Mary nói: “Tại Mỹ, bác sĩ phải giới thiệu bản thân cho bệnh nhân, giải thích các thủ thuật phải thực hiện. Sau đó, bác sĩ sẽ tóm tắt và kết luận mọi thứ với người bệnh. Khi làm bệnh sử và khám bệnh bác sĩ cần phải đặc biệt chú ý tới cảm xúc của người bệnh để cho họ cảm thấy thoải mái nhất.” Bảo chia sẻ: “Sau chuyến đi em cảm thấy rất vui sướng vì những gì mình đã học được, và thêm quyết tâm theo đuổi ngành y.” Trong chuyến thực tập, sinh viên Y khoa Tân Tạo còn được gặp và nói chuyện với Hạ Nghị sĩ Peter Visclosky về các vấn đề y tế tại Việt Nam và Mỹ. Ông Peter Visclosky chia sẻ rất nhiều về cạnh tranh đầu vào tại các trường Y tại Mỹ. Ông còn tham vấn sinh viên về những điểm nổi bật cũng như hạn chế trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ của Mỹ cũng dự định của các bạn sau khi trở về Việt Nam.
| Nguyên Hồng Quân cùng nhóm bạn thực tập tại Hoa Kỳ đang nhập liệu báo cáo tình hình sức khoẻ bệnh nhân lên hệ thống EPIC |
Như Quỳnh |