Thời sự

Tranh cãi lương giáo sư tại đại học top đầu lên tới 6 tỷ đồng/năm

字号+ 作者:NEWS 来源:Công nghệ 2025-01-21 07:11:20 我要评论(0)

Vừa qua,ãilươnggiáosưtạiđạihọctopđầulêntớitỷđồngnămu liv cư dân mạng Trung Quốc tranh luận mạnh mẽ kmu livmu liv、、

Vừa qua,ãilươnggiáosưtạiđạihọctopđầulêntớitỷđồngnămu liv cư dân mạng Trung Quốc tranh luận mạnh mẽ khi giáo sư tại một đại học top đầu chia sẻ trên mạng xã hội rằng nghề giáo là một “ngành công nghiệp hoàng hôn” và cho rằng nếu sinh viên muốn trở thành giảng viên đại học cần phải “chịu đựng cảnh nghèo”.

"Ngành công nghiệp hoàng hôn" (sunset industry) đề cập đến một lĩnh vực đang suy thoái hoặc đối mặt với tình trạng lỗi thời do nhiều yếu tố khác nhau như tiến bộ công nghệ, thay đổi sở thích của người tiêu dùng hoặc bão hòa thị trường. 

Giống như các ngành khác, lương giáo viên Trung Quốc chịu tác động bởi các yếu tố như vùng miền, loại trường, chức danh nghề nghiệp và trình độ giáo viên. 

Với Đại học Thanh Hoa- ngôi trường danh tiếng hàng đầu Trung Quốc và châu Á, mức lương hàng tháng của giáo sư được kỳ vọng là rất cao bởi trở thành sinh viên ngôi trường này đã không dễ dàng, chưa nói đến trở thành giảng viên. 

hinh 1 22.png
Vấn đề lương thưởng và phúc lợi giáo viên luôn là chủ đề bàn tán sôi nổi ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, gần đây, một số phương tiện truyền thông Trung Quốc công bố bảng lương của Đại học Thanh Hoa đã gây xôn xao dư luận nước này, theo tờ 163.

Cụ thể, bảng lương cho thấy mức lương cơ bản của các giáo sư tại Đại học Thanh Hoa dao động từ 8.000 NDT (khoảng 27 triệu đồng) đến 21.750 NDT (khoảng 73 triệu đồng), trong khi mức lương cơ bản trung bình là 11.280 NDT (khoảng 38 triệu đồng). Mức thưởng trung bình là 6.880 NDT (khoảng 23 triệu đồng)/tháng và trợ cấp là 2.900 NDT (gần 10 triệu)/tháng.

"Sẽ thực sự buồn nếu giáo viên tại Đại học Thanh Hoa thậm chí không kiếm được 400.000 NDT (khoảng 1,3 tỷ đồng) một năm trước thuế", một cư dân mạng bình luận.

Một số khác cho rằng, với tư cách là giáo sư tại Đại học Thanh Hoa, mức lương trung bình hàng tháng như trên là không cao. Một số sinh viên mới tốt nghiệp từ các công ty công nghệ lớn có mức lương đạt hơn 300.000 NDT (khoảng 1 tỷ đồng) trong năm đầu tiên. Nhiều nhân viên văn phòng tại các thành phố hạng nhất cũng kiếm được hơn 15.000 NDT (khoảng 50 triệu đồng)/tháng.

Trong khi đó, theo công bố của Đại học Nhân dân Trung Quốc- một trường top đầu khác, mức lương hàng năm của các giáo sư thâm niên vào khoảng 1,2 đến 1,8 triệu NDT (khoảng 4-6 tỷ đồng), trợ cấp nhà ở là 4 triệu NDT (khoảng 13,5 tỷ đồng). Nhìn chung, tổng doanh thu hàng năm là từ 5,2 triệu đến 5,8 triệu NDT (khoảng 17,6- 19,6 tỷ đồng).

Mức lương của phó giáo sư là từ 1 triệu đến 1,5 triệu NDT (khoảng 3,3 tỷ- 5 tỷ đồng)/năm. Trợ cấp nhà ở hàng năm là 3,2 triệu NDT (khoảng 10,8 tỷ đồng), do đó, thu nhập hàng năm là từ 4,2 triệu đến 4,7 triệu (khoảng 14,2 tỷ- 15,9 tỷ đồng).

Lương hàng năm của ứng cử viên phó giáo sư cũng đạt 800.000 đến 1,2 triệu NDT (2,7 tỷ- 4 tỷ đồng)/năm. Ngoài ra, chức danh trợ lý giáo sư có mức lương hàng năm từ 700.000 đến 1 triệu NDT (từ 2,3 tỷ- 3,3 tỷ đồng).

Lương cơ bản chỉ là một phần thu nhập 

Lương cơ bản hàng tháng của hầu hết giảng viên đại học Trung Quốc trung bình khoảng 7.000-10.000 NDT (khoảng 23 triệu- 34 triệu đồng).

Trên thực tế, lương cơ bản của giáo sư đại học chỉ là một phần thu nhập và tổng lương có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau.

Ví dụ, các giáo sư từ các trường đại học hàng đầu như Đại học Thanh Hoa hay Đại học Bắc Kinh không chỉ giảng dạy hay nghiên cứu đơn thuần. Họ thường được mời làm công việc đào tạo, tư vấn, đồng thời làm chủ nhiệm các đề tài nghiên cứu được nhà nước tài trợ hay các bài nghiên cứu cá nhân công bố trên các tạp chí nổi tiếng cũng góp phần vào tổng thu nhập. 

Ngoài việc nhận được mức lương hàng năm hậu hĩnh và trợ cấp nhà ở, các giáo sư còn được hưởng các phúc lợi y tế và hỗ trợ mua nhà. Con cái của các giáo sư cũng được đại học tạo điều kiện thuận lợi cho vào các trường mẫu giáo, tiểu học và THCS trực thuộc. 

Tuy nhiên, thực tế sự phổ biến của nghề dạy học tại Trung Quốc đang giảm dần. Khi số lượng trẻ sơ sinh giảm, một số lượng lớn các trường mẫu giáo, tiểu học và thậm chí cả trường đại học đang đối diện với nguy cơ đóng cửa trong tương lai, dẫn đến nhu cầu giáo viên giảm. 

Trong khi tỷ lệ thất nghiệp tại Trung Quốc đang cao ở mức báo động, nhiều sinh viên mới ra trường đã nỗ lực giành lấy “bát cơm sắt” (ám chỉ công việc ổn định trong khối nhà nước). Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nước này khuyên sinh viên chọn chuyên ngành Sư phạm nên tìm hiểu kỹ về triển vọng việc làm và sự phát triển của ngành trong tương lai. 

Tử Huy

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Hai mùa qua, Roman Abramovich không mất một xu nào cho chuyển nhượng. Chelsea, gã nhà giàu ngày nào chỉ tìm kiếm những món hàng hết đát giá rẻ, hoặc miễn phí.

Không cần tranh luận quá nhiều, Alexandre Pato chắc chắn là một canh bạc. Trong một liên tưởng bi quan, anh ta giống như Radamel Falcao - một người đã bị hủy hoại bởi những chấn thương và bất lực để tìm lại phong độ tốt nhất.

Trong bối cảnh hiện tại, Chelsea bắt buộc phải tận dụng kỳ chuyển nhượng giữa mùa để tìm kiếm những viện binh chất lượng. Pato không mang đến câu trả lời. Ngược lại, nếu tiền đạo người Brazil chấn thương, đó còn là sự phiền toái.

Đòi Stones được Djilobodji, muốn Benteke được Falcao

Sự kiện này tương tự mùa hè. Khi Mourinho yêu cầu một hậu vệ mới, như Stones của Everton, BLĐ mang về cái tên lạ hoắc Papy Djilobodji. Đó là cầu thủ 27 tuổi với kinh nghiệm 5 năm chơi cho Nantes, đội bóng mang anh ta về từ CLB nghiệp dư Senart-Moissy.

{keywords}
Mourinho muốn Stones và Papy Djilobodji là người ông có.

Thời điểm đó, một vài cầu thủ Chelsea đã hoài nghi về năng lực của tân binh người Senegal. Họ cũng cảm thấy khó hiểu với chính sách mua sắm của Ban lãnh đạo. Trong cả mùa hè chỉ mang về một tân binh (Asmir Begovic) và khi mùa giải bắt đầu, mới cuống cuồng mua thêm Baba Rahman, Pedro, Kenedy, Djilobodji và ký hợp đồng cả với cựu thủ môn Milan đang chơi ở hạng chuyên nghiệp thấp nhất Italy, Marco Amelia.

Những bản hợp đồng thực hiện trong hoảng loạn này đã không giúp ích gì nhiều sau đó. Tuần trước, Djilobodji đã khởi hành tới Werder Bremen theo diện cho mượn, hành động tự thú về một sai lầm của những người chịu trách nhiệm chuyển nhượng.

Thêm một câu chuyện khác. Mourinho cũng đã nói với Giám đốc Marina Granovskaia cùng GĐTT Emenalo về Christian Benteke trong tháng 6 năm ngoái. Ông đã nhìn thấy dấu hiệu suy giảm - cả về phong độ cũng như ham muốn chiến đấu - của Diego Costa.

{keywords}
Ông cũng muốn Benteke nhưng đến Chelsea lại là Falcao.

Đầu tháng 7, món quà cho HLV người Bồ Đào Nha là một tiền đạo, nhưng không phải Benteke, mà là Falcao. Cầu thủ người Colombia tốt như nào thì ai cũng rõ. Mặc dù Chelsea đã thuyết phục thành công anh ta giảm lương xuống một nửa, còn 140.000 bảng/tuần, song chỉ để ghi 1 bàn thắng thì vẫn quá lãng phí.

Giữ chặt hầu bao săn hàng hết đát

Thật khó để nói ra điều này, nhưng dường như Chelsea đang thiếu tham vọng. Họ không còn tha thiết sở hữu ngôi sao lớn. Các đề xuất về những thương vụ bom tấn bị gạt bỏ, Tây London dè dặt hơn và tiết kiệm - hoặc có thể nói là keo kiệt - hơn.

Thương vụ mang tên Pato mới đây chỉ là hợp đồng mượn lại từ Corinthians và Chelsea có quyền mua đứt, hoặc không, vào cuối mùa giải. Cuộc đàm phán tại Brazil cách đây 1 tuần cũng giúp đội bóng Tây London ép Pato giảm lương xuống còn 33.000 bảng/tuần, ít hơn cả số tiền Victor Moses - cầu thủ đang bị đem cho mượn tại West Ham - nhận được mỗi tuần (35.000 bảng).

Tính đến thời điểm này, tổng số tiền mua cầu thủ trong chiến dịch 2015/2016 của The Blues là 64,4 triệu bảng. Tổng tiền thu về từ việc bán đi là 60,2 triệu. Như vậy, thực chi chỉ là 4,2 triệu. Mùa trước, họ chi 108,6 triệu, thu 112,8 triệu, lãi 4,18 triệu. Nếu gộp cả 2 mùa qua, Roman Abramovich không mất bao nhiêu cho chuyển nhượng.

{keywords}

Abramovich không mất bao nhiêu cho mua sắm ở 2 mùa qua

Điều này thật đáng kinh ngạc. Một Chelsea luôn khuấy đảo thị trường, một Chelsea của những phi vụ bom tấn đã biến mất. Kể từ khi Abramovich đến, họ đã tiêu tốn gần một tỷ bảng và riêng mùa đông đã lên đến 214,2 triệu bảng. Bây giờ, gã nhà giàu ngày nào chỉ tìm kiếm các bản hợp đồng giá rẻ, hoặc miễn phí.

Tỷ phú người Nga được hiểu rằng đang theo đuổi chính sách tài chính cân bằng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là họ cố dìm mức thu chi xuống bằng không. Nên nhớ rằng những năm qua, Chelsea vẫn đều đặn làm ăn có lãi. Mùa trước, họ đứng thứ 7 châu Âu về kiếm tiền với 323,4 triệu bảng.

Chiến lược bán cầu thủ này để gây quỹ mua cầu thủ kia là không sai, thậm chí nên được hoan nghênh. Chỉ có điều, các bản hợp đồng trong thời gian gần đây thực sự gây phản cảm và không chất lượng. Begovic, Pedro, Amelia, Falcao và Pato nên phù hợp dưỡng già ở Stoke, West Brom hay Crystal Palace hơn là nhà ĐKVĐ.

Vào lúc này nhiều người đang tự hỏi, Chelsea thiếu tham vọng hay phải chăng Abramovich đã chán đội bóng này?

Theo Zing.vn

Van Gaal tuyên bố chiến đấu để ở lại M.U" alt="Abramovich đã chán Chelsea?" width="90" height="59"/>

Abramovich đã chán Chelsea?