Ngày 13/4,áchnhiệmgiáoviêntiểuhọcvụhọcsinhlớpđọcviếtchưathạlịch thi đấu vô địch quốc gia pháp ông Nguyễn Hữu Thọ, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Minh Hóa, cho biết, cơ quan này sẽ yêu cầu rà soát lại quá trình dạy học cũng như kiểm điểm trách nhiệm của các giáo viên, lãnh đạo trường tiểu học liên quan vụ học sinh lớp 6 chưa “đọc thông viết thạo”.
Theo ông Thọ, học sinh lớp 6 đọc viết chưa thạo là do có "lỗ hổng" ở các lớp trước đó, đặc biệt vào giai đoạn lớp 3, lớp 4, lớp 5 tại trường tiểu học.
Phòng GD-ĐT sẽ yêu cầu trường tiểu học báo cáo kết quả học tập của học sinh này từ lớp 1 đến lớp 5. Sau đó, phòng sẽ kiểm điểm trách nhiệm của các giáo viên liên quan cũng như lãnh đạo trường tiểu học. Ban Thường vụ Huyện ủy Minh Hóa cũng đã họp và yêu cầu phải rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường khác trong huyện.
"Phòng sẽ truy trách nhiệm cô thầy cùng lãnh đạo ở trường tiểu học. Nếu trong đợt kiểm tra học kỳ 2, học sinh này không đạt sẽ phải ở lại lớp 6", ông Thọ cho biết thêm.
Trước mắt, hằng tuần buổi sáng, em vẫn đi học bình thường theo chương trình lớp 6. Buổi chiều, giáo viên ở trường tiểu học sẽ đến Trường THCS Hồng Hóa để phụ đạo thêm.
Như VietNamNet đã thông tin, khi thực hiện bài kiểm tra môn Giáo dục công dân ở lớp 6B, Trường THCS Hồng Hoá (huyện Minh Hoá) cô Đinh Thị Thu Hòa, giáo viên bộ môn, thấy trong bài của một nam sinh có dòng chữ: "Chép nhanh để về" ở cuối bài nên đã gọi lên hỏi lý do.
Lúc này, em thừa nhận nhìn bài bạn để chép chứ không hiểu nghĩa. Người bạn cho em chép bài thừa nhận đã cố tình viết câu đó để đùa giỡn. Sau đó, cô Hoà yêu cầu nam sinh làm lại bài kiểm tra và phát hiện em đọc, viết rất kém. Đồng thời, nam sinh cũng không hiểu từ ngữ nên không làm được bài. Em chỉ nhìn bài các bạn trong lớp chép lại y nguyên.
Khi được hỏi làm sao học sinh có thể qua được các bài kiểm tra, thi giữa kỳ vừa qua, cô Đinh Thị Mai Thuỷ, Hiệu trưởng nhà trường, thông tin, những bài kiểm tra chủ yếu là trắc nghiệm, phần tự luận ít điểm hơn. Em học sinh này cũng đạt chủ yếu 2 đến 3 điểm nên xếp loại học lực không đạt.