4 yếu tố dự đoán nguy cơ bị Covid

时间:2025-01-18 09:45:14 来源:NEWS

Hàng triệu người đang phải vật lộn với những ảnh hưởng lâu dài của bệnh Covid-19,ếutốdựđoánnguycơbịbảng điểm c1 đôi khi không có câu trả lời về cách để hồi phục.

Ở Anh, ước tính có khoảng 1,3 triệu người - một trong số 50 người bệnh - có khả năng bị Covid-19 kéo dài.

Khoảng 800.000 người cho biết, Covid-19 kéo dài ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động hằng ngày của họ. Mệt mỏi là triệu chứng phổ biến nhất (51%), tiếp theo là mất khứu giác (37%), khó thở (36%) và khó tập trung (28%).

{ keywords}

Covid-19 có thể gây ra sự mệt mỏi kéo dài dù bệnh nhân đã có kết quả âm tính. Ảnh minh họa

Viện Sinh học Hệ thống (Seattle, Mỹ) cho biết đã xác định 4 yếu tố chính giúp dự đoán ai sẽ bị chứng bệnh trên. Đó là mắc tiểu đường loại 2, tải lượng virus cao, virus EBV (gây bệnh Herpes) tái hoạt, tự kháng thể.

Tiến sĩ Jim Heath cho biết: “Việc xác định các yếu tố này là một bước tiến quan trọng. Chúng ta không chỉ hiểu về Covid-19 kéo dài và khả năng điều trị, mà còn biết cả những bệnh nhân nguy cơ phát triển các bệnh mạn tính cao nhất".

Trước đây, một nghiên cứu cho thấy người có từ 5 triệu chứng trở lên trong tuần đầu tiên nhiễm Covid-19 có khả năng sẽ chống chọi lâu dài hơn với Covid-19.

Nhóm nghiên cứu ở Seattle (Mỹ) đã thu thập mẫu của 309 bệnh nhân Covid-19 để điều tra các đặc điểm chung ở những người bị ảnh hưởng lâu dài từ virus.

Tiến sĩ Yapeng Su chia sẻ, tải lượng virus liên quan chặt chẽ với một số triệu chứng Covid kéo dài.

Thứ hai, các nhà nghiên cứu phát hiện ra virus Epstein-Barr (EBV) được kích hoạt trở lại rất sớm sau khi nhiễm Covid-19, có ảnh hưởng đáng kể đến các triệu chứng Covid-19 kéo dài trong tương lai.

EBV là một loại virus phổ biến mà hầu hết mọi người đều mắc phải khi còn nhỏ, gây ra các triệu chứng trong khoảng 2 tuần.

Virus đôi khi tái hoạt động do các yếu tố bao gồm căng thẳng, mãn kinh hoặc thay đổi nội tiết tố. EBV có thể được kích hoạt trở lại ở bệnh nhân Covid-19 do hệ miễn dịch bị trục trặc.

Yếu tố thứ ba liên quan đến Covid kéo dài dường như là bệnh tiểu đường loại 2. Rõ ràng những người bị tiểu đường có nguy cơ mắc các biến chứng Covid-19 nghiêm trọng cao hơn so với các loại virus khác.

Cuối cùng, các nhà khoa học thấy khi mọi người có lượng tự kháng thể cao hơn, họ có mức kháng thể chống Covid-19 thấp hơn.

Kháng thể là protein của hệ miễn dịch tấn công các mầm bệnh, như Covid-19. Trong khi đó, tự kháng thể tấn công các bộ phận của cơ thể chúng ta do nhầm lẫn.

Sự hiện diện của tự kháng thể có nguy cơ gây bệnh do các mô khỏe mạnh bị tổn thương.

Trước đây, Trung tâm Y tế Cedars-Sinai đã phát hiện các tự kháng thể do bệnh nhân Covid-19 sản xuất có thể tồn tại trong 6 tháng.

Nhóm tác giả cho biết những protein này thường liên quan đến tình trạng viêm và tổn thương mạn tính ở các cơ quan và mô cụ thể như khớp, da và hệ thần kinh.

Tự kháng thể cao và kháng thể chống Covid-19 thấp dễ khiến một số người tái nhiễm.

Trong khi đó, dữ liệu từ ứng dụng Nghiên cứu triệu chứng Covid-19 đã chỉ ra béo phì, hen suyễn, tuổi già và phụ nữ là những yếu tố nguy cơ.

Văn phòng Thống kê Quốc gia đã phát hiện Covid-19 kéo dài phổ biến ở phụ nữ, từ 35 đến 69 tuổi, sống ở vùng nghèo, làm công tác y tế, xã hội và người khuyết tật.

An Yên(Theo The Sun)

Phiên bản tàng hình của Omicron lan sang 40 nước

Phiên bản tàng hình của Omicron lan sang 40 nước

Biến thể nhánh BA.2 không thể phát hiện bằng xét nghiệm PCR giống các ca nhiễm Omicron khác.

推荐内容