Cái tăm tre, sự xỉa răng và kì bí tăm nước
Tự cổ chí kim,áitămtresựxỉarăngvàkìbítămnướreal madrid – atlético madrid bậc con cháu lấy tăm cho ông bà, bố mẹ chứ có đâu ông bà bố mẹ lấy tăm cho con cháu.
Thành ra mẹ tôi nhớ lâu, nhớ dai.
Bữa cơm đãi khách, bố mẹ sai con lấy tăm mời khách. Ấy là khi khách đã ăn xong. Khách còn cầm đũa mà đã nhanh nhảu “mời bác xơi tăm”, thì khác nào nhắc khéo khách hạ đũa, hoặc ngầm ý quở khách tham ăn!
Tôi có người anh con bác, đẹp trai, hiền hậu, chỉ tội nhà nghèo. Anh có thói quen ra khỏi nhà thường ngậm cái tăm trong miệng. Là phòng khi qua ngõ nhà ai gặp lúc nhà người ta dọn bữa, có lời chào mời, thì nhanh lời chối từ, cháu ăn rồi, nhà cháu vừa ăn... Cái tăm trong miệng là dấu hiệu nói rằng chủ nhân vừa dùng bữa. Mà nhà anh thời ấy thường đứt bữa, buổi sáng nhịn veo; bữa trưa bữa chiều nhiều hôm dồn vào một.
Người ta hay nói 'ngậm tăm'
Hồi còn đeo đẳng sự nghiệp làm công ăn lương, tôi làm việc khá lâu ở cái cơ quan rất gương mẫu trong việc giao ban, họp hành. Có giai đoạn trên bàn giao ban khi nào cũng có lọ kẹo. Không ai hiểu vì sao lúc họp hành, giao ban lại phải ăn kẹo? Cho đến một lần có người nửa đùa nửa thật đề xuất với nhân viên văn phòng: Ngoài lọ kẹo, nên có hộp tăm…
Người đời thường nói: Có cho kẹo cũng không dám. Lại cũng nói: Ngậm tăm cho lành… Vậy là ngậm tăm.
Cái tăm, khi nào?
Xem phim về đời sống loài vật, có cảnh lũ hổ, sư tử no mồi nằm khểnh, há miệng cho loài chim cộng sinh rỉa dọn thức ăn còn tồn đọng trong hàm răng của chúng. Có lẽ trong lĩnh vực công tác xỉa răng, chúng là loài quyền năng, sang chảnh nhất!
Ăn xong thì phải xỉa răng…
Người Việt mình coi trọng cái tăm, nhưng cái tăm lại chả mấy coi trọng. Vít cành tre cành trúc, bẻ cọc giậu que rào, thế là thành tăm. Nhà nào có tí văn hóa thì vót, chuốt từ đoạn tre, khúc luồng rồi luộc, phơi, dắt lên mái tranh, dùng dần.
Nghe nói xưa nhà giàu nước mình từng dùng tăm bạc, tăm lông voi, xỉa xong thì có kẻ hầu người hạ mang rửa, phơi khô...
Xã hội mỗi ngày mỗi văn minh tiến bộ, cái tăm xỉa răng cũng mỗi ngày tiến bộ, văn minh. Đâu chỉ tre, trúc, luồng, nứa mới thành tăm. Tăm gỗ, tăm nhựa, rồi chỉ nha khoa thành phổ biến. Vài năm lại đây nhiều người mình biết đến thứ tăm xỉa răng mới lạ, ấy là tăm nước. Vâng, tăm nước. Một thiết bị có gắn mô-tơ bơm điện tạo tia nước có áp suất mạnh, hướng đến mọi kẽ răng, loại bỏ hầu như toàn bộ mảnh thức ăn, dù nhỏ nhất. Có lẽ, đến giờ này, tăm nước là thứ tăm xỉa răng văn minh nhất, đủ năng lực tuyên chiến với bệnh viêm răng, sâu răng, nướu răng.
Hồi học xong đại học, ra trường, tôi được phân công vào một tỉnh phía Nam làm việc. Trong nhiều thứ văn hóa tiếp nhận từ những đồng nghiệp sinh ra, lớn lên ở các tỉnh phía Nam, có văn hóa xỉa răng. Thói quen hòa nhập sinh tồn khiến tôi hay quan sát và so sánh. Trong cái sự xỉa răng, đa phần người phía Nam nước mình rất ý tứ, họ bao giờ cũng khum bàn tay che miệng, rồi mới nhẹ nhàng xỉa răng. Trong bữa ăn hiếm khi thấy họ vừa nhai thức ăn vừa bô bô cười nói. Sau này ra Hà Nội sống, tôi cũng thấy những người dùng tăm rất kín đáo.
Tôi cứ nghĩ cái động tác xỉa răng rất lịch sự, văn minh văn hóa kia sẽ lan tỏa với đa số người mình. Thế mà giờ đây sau mỗi bữa ăn, những tiệc tùng, hội hè, đình đám vẫn phổ biến cái cảnh mọi người hiên ngang ngậm que tăm, hồn nhiên xỉa răng tanh tách, rồi xả tăm khắp nơi; những người sống áo rõ thanh lịch bước ra khỏi nhà hàng với nguyên que tăm trên miệng!
Không hiếm quý ông quý bà còn giữ thói quen truyền thống mở miệng hết cỡ xỉa răng, có người còn đưa tăm lên mũi hít hít ngửi ngửi. Có người đi ngủ vẫn thói quen ngậm que tăm. Có người xỉa xong còn giắt que tăm lên tai, dường như muốn phát huy ý thức thực hành tiết kiệm, giữ tốt dùng bền, ngay với que tăm?
Văn Uông
Con dâu ăn không mời mẹ chồng: Thiếu văn hóa hay giới trẻ là thế?
"Ăn không mời thì đó là do sự giáo dục, gia phong của nhà cô dâu chứ không phải là thời nay người trẻ không mời người lớn", một độc giả viết.
本文地址:http://wallet.tour-time.com/news/244d999129.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。