Nếu không nhờ có iPhone,ờiPhoneGiángsinhchuyểnlịchtừthángsangthábảng xếp hạng ngoại anh 2024 công ty của Robert Samuel không thể tồn tại. Sau khi mất việc tại cửa hàng AT&T năm 2012, Samuel đăng một quảng cáo lên trang Craigslist với nội dung nhận xếp hàng chờ mua iPhone 5 với mức phí 100 USD. 5 năm sau, Samuel cho biết công ty của mình, Same Ole Line Dudes, đã có khoảng gần 40 “chuyên gia xếp hàng” tại New York (Mỹ). Họ xếp hàng chờ mua mọi thứ, song các đợt mở bán iPhone chính thức vẫn là trọng tâm. Họ thu của khách hàng khoảng 500 USD/ngày đối với mỗi người xếp hàng mua iPhone mới nhất. Năm ngoái, nhóm của anh được website chuyên “mổ bụng” thiết bị iFixit thuê. Trả lời CNN, Samuel cho biết anh luôn nói rằng lễ ra mắt iPhone chính là Giáng sinh của mình. Năm nay cũng vậy. Apple được mong đợi sẽ tổ chức sự kiện iPhone lớn nhất trong vài năm trở lại đây. Sự kiện thường diễn ra vào đầu tháng 9, đánh dấu kỷ niệm 10 năm iPhone đầu tiên ra đời. Nó cũng mang lại thay đổi đáng kể đầu tiên cho iPhone kể từ năm 2014. Mỗi năm, Apple bán được hàng triệu iPhone trong cuối tuần đầu tiên và hàng chục triệu máy trong các tháng tiếp theo. Với tầm với khổng lồ, iPhone đã hỗ trợ nhiều dịch vụ “ăn theo” như Same Ole Line Dudes. Flipsy, một trang mua bán đồ điện tử, chứng kiến lưu lượng tăng gần 100% vào tuần iPhone mới được phát hành. Ứng dụng chứng khoán Robinhood cũng nói thường có lượng tải đột biến trong các tháng đầu do mọi người háo hức tải về ứng dụng mới sau khi sắm thiết bị. Thậm chí, hãng chuyển phát UPS cũng có trải nghiệm này và phải thuê thêm nhân công. Dù vậy, iPhone và sự bí mật xoay quanh nó tiềm ẩn nhiều thách thức. Chỉ cần một chút thay đổi nhỏ trong thiết kế của Apple cũng ảnh hưởng đến nhà phát triển, nhà sản xuất vỏ điện thoại hay kể cả nhà bán lẻ quần áo. |