Một mục tiêu được Chính phủ đề ra tại Nghị quyết 02 ban hành ngày 1/1/2019 là năm 2020 nâng xếp hạng Chính phủ điện tử của Việt Nam theo đánh giá của Liên hợp quốc lên 10-15 bậc (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet) |
Báo cáo Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử (EGDI) được Liên hợp quốc thực hiện 2 năm/lần,ămViệtNamtăngbậcvềpháttriểnChínhphủđiệntửlịch thi đấu world cup 2026 xếp hạng mức độ phát triển Chính phủ điện tử của các quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên của tổ chức mình một cách tương đối thông qua việc khảo sát, đánh giá kết quả các quốc gia và vùng lãnh thổ đạt được trong 3 nhóm chỉ số thành phần, bao gồm: Chỉ số dịch vụ công trực tuyến (OSI), Chỉ số hạ tầng viễn thông (TII) và Chỉ số nguồn lực (HCI).
Với vai trò là cơ quan được Chính phủ giao làm đầu mối theo dõi bộ chỉ số Phát triển Chính phủ điện tử, trong những năm gần đây và đặc biệt là năm 2018, Bộ TT&TT đã quyết liệt chỉ đạo nâng cao Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam ở cả 3 chỉ số thành phần.
Kết quả, mặc dù chưa đạt được mục tiêu mong muốn theo nhưng Việt Nam được xếp vào nhóm các nước phát triển Chính phủ điện tử ở mức cao và mức xếp hạng đang có xu hướng tăng lên.
Cụ thể, theo công bố của Liên hợp quốc, qua 3 kỳ đánh giá gần đây lần lượt vào các năm 2014, 2016 và 2018, Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam đã liên tục tăng, từ mức 0,47 năm 2014 lên mức 0,51 vào năm 2016 và đạt trên 0,59 vào năm 2018, đưa Việt Nam tăng từ hạng 99 (năm 2014) lên 89 (2016) và tiếp tục nâng lên thứ hạng 88/193 quốc gia, đứng thứ thứ 6/11 quốc gia trong khu vực ASEAN.
Trong đó, riêng với năm 2018, Chỉ số Dịch vụ công trực tuyến (OSI) tăng đáng kể, 15 bậc so với xếp hạng của Liên hợp quốc năm 2016 (59/193 quốc gia); Chỉ số nguồn nhân lực (HCI) tăng nhẹ so với 2016 (xếp hạng 120/193), cao hơn mức trung bình của thế giới. Tuy nhiên, Chỉ số Hạ tầng viễn thông (TII) liên tục giảm trong 3 kỳ báo cáo gần nhất, nằm dưới mức trung bình của cả khu vực và thế giới (xếp hạng 100/193 quốc gia).