Bộ TT&TT mới đây đã phê duyệt “Chiến lược phát triển hệ thống cáp quang quốc tế của Việt Nam đến năm 2030,ệtNamtựchủhơnvềkếtnốiInternetkhithựchiệnđượcchiếnlượccáxem lại bóng đá tầm nhìn đến năm 2035”, với định hướng đưa Việt Nam vào nhóm dẫn đầu khu vực về hệ thống cáp quang quốc tế, cùng nhiều mục tiêu cao.
Để độc giả có thêm góc nhìn về câu chuyện kết nối Internet Việt Nam đi quốc tế, phóng viên VietNamNetvừa có cuộc trao đổi với ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam - VIA.
Phóng viên:Trước hết, xin ông chia sẻ quan điểm về vai trò của hệ thống cáp quang quốc tế, đặc biệt là cáp quang biển trong hạ tầng số quốc gia?
Ông Vũ Thế Bình:Kết nối Internet giờ đây trở thành một thành phần thiết yếu của cuộc sống người Việt Nam, trong khi phần lớn nội dung và ứng dụng được đặt ở các Digital Hub trong khu vực, nên hệ thống cáp quang quốc tế trong đó có cáp quang biển, có vai trò vô cùng quan trọng để đảm bảo hoạt động kinh tế xã hội, cũng như an ninh quốc phòng.
Trong đó, hệ thống cáp quang biển có các đặc điểm riêng và chiếm tỷ trọng lớn trong dung lượng khả dụng kết nối Internet đi quốc tế của Việt Nam, do đó đương nhiên có vai trò quan trọng đối với chuyển đổi số, Chính phủ số, xã hội số và kinh tế số Việt Nam. Với đặc tính dung lượng lớn và chi phí thấp, hệ thống cáp quang biển quốc tế có vai trò như các mạch máu chính của mạng Internet Việt Nam.
Vậy ông có bình luận thế nào về bản chiến lược phát triển hệ thống cáp quang quốc tế của Việt Nam đến năm 2030 được Bộ TT&TT phê duyệt mới đây?
Chúng tôi đánh giá cao việc Bộ TT&TT phê duyệt ‘Chiến lược phát triển hệ thống cáp quang quốc tế của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035’. Sự cần thiết của một chiến lược kết nối Internet cho Việt Nam đã ở mức cấp bách. Qua chiến lược này, chúng ta cũng thấy được tầm nhìn, mục đích, mục tiêu và một số giải pháp trong phạm vi cụ thể về hệ thống cáp quang quốc tế của Việt Nam trong 5 - 10 năm tới.
Các nội dung của chiến lược cũng sẽ là nguồn thông tin quý giá cho các công ty đa quốc gia, các nhà viễn thông lớn trong nước và trong khu vực, cũng như các “tay chơi” khác trong hệ sinh thái Internet ở Việt Nam.
Phát triển hệ thống cáp quang quốc tế cũng giống như xây dựng hệ thống đường bộ cao tốc, rất tốn kém và cần nhiều thời gian để triển khai. Do đó, việc có chiến lược sẽ giúp định hướng cho công tác thực thi. Tất nhiên, trong thời đại ngày nay, các bản chiến lược cũng cần được thường xuyên đánh giá và điều chỉnh phù hợp với sự thay đổi cả khách quan và chủ quan.
Tôi cho rằng, một số mục tiêu cụ thể trong chiến lược chắc chắn ít nhiều giúp Việt Nam tự chủ hơn trong việc kết nối Internet, cụ thể là kết nối tới các Hub khu vực. Với quy mô và sức mạnh của thị trường viễn thông, Internet và các doanh nghiệp viễn thông lớn, đã đến lúc Việt Nam chủ động hơn trong ‘sân chơi kết nối’ khu vực.
Hợp tác trong nước, bao gồm hợp tác giữa các doanh nghiệp viễn thông cùng đầu tư, khai thác hạ tầng cáp quang quốc tế, đã được xác định là 1 trong 4 giải pháp chính của chiến lược. Kế hoạch phát triển hạ tầng viễn thông Việt Nam giai đoạn 2024 – 2025 còn phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhà mạng lớn. Ông đánh giá thế nào về quan điểm, cách làm mới này?
‘Cuộc chơi’ cáp quang quốc tế mặc dù càng ngày càng dễ hơn cho các doanh nghiệp viễn thông, nhưng tôi cho rằng sức mạnh hiệp lực của các doanh nghiệp có yếu tố quyết định. Đặc tính kết nối cáp quang quốc tế là đa phương - đa lợi ích, vì thế việc thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với nhau để cùng xúc tiến các nỗ lực kết nối quốc tế là rất cần thiết.
Ngoài việc cùng nhau làm, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đương nhiên đã, đang và sẽ tiếp tục hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài để xây dựng và duy trì các hệ thống cáp quang quốc tế kết nối đa quốc gia. Rõ ràng, khi có sự ‘đoàn kết’ trong nội bộ, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam sẽ đạt được lợi ích dài hạn tốt hơn. Cạnh tranh với nhau là một thách thức mà các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam cần cùng nhau vượt qua, để mưu cầu lợi ích dài hạn chung tốt đẹp hơn.
Mặt khác, chúng ta cũng không quên là các tuyến cáp quang quốc tế có thể triển khai trên đất liền, đi qua biên giới các nước láng giềng. Hiện tại và trong tương lai, các doanh nghiệp viễn thông vẫn cần triển khai và duy trì các kênh cáp quang trên đất liền, để ít nhất đảm bảo an toàn mạng lưới, cũng như tận dụng các cơ hội kinh doanh song phương - đa phương.
Từ góc nhìn của Hiệp hội Internet Việt Nam, đâu là những điểm mấu chốt để đảm bảo chiến lược phát triển hệ thống cáp quang quốc tế được triển khai đúng hướng, đạt được các mục tiêu theo đúng lộ trình đã đề ra, thưa ông?
Đầu tư cho hạ tầng cáp quang kết nối quốc tế là đầu tư tốn kém và lâu dài, thời gian thu hồi vốn lâu. Vì thế, nếu chỉ là chuyện của từng doanh nghiệp, chúng tôi cho rằng rất khó mà đạt được tiến độ như chiến lược kỳ vọng.
Việc có chiến lược về hệ thống cáp quang quốc tế của Việt Nam là rất tích cực, song chúng tôi cho rằng các cơ quan quản lý nên tiếp tục định kỳ rà soát, đồng bộ chiến lược này với những chiến lược khác, ví dụ như các chiến lược liên quan đến trung tâm dữ liệu, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, sự dịch chuyển dữ liệu từ khu vực về Việt Nam cũng như phát triển 5G, thúc đẩy chuyển đổi số trong nước, hệ thống kết nối trong nước...
Hệ thống kết nối cáp quang quốc tế là ở mức hạ tầng, nếu xây dựng xong mà không có dữ liệu và ứng dụng chạy trên đó thì cũng giống như đường cao tốc xây xong mà không có xe chạy, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế; Còn nếu xây không kịp đà phát triển thì sẽ lỡ mất cơ hội.
Với các doanh nghiệp viễn thông, tôi nghĩ đây là cơ hội để tìm kiếm sự hiệp lực, để cùng thắng trong trung và dài hạn.
Xin cảm ơn ông!
Từ sự cố cáp quang biển, Việt Nam có cơ hội trở thành hub kết nối khu vựcQua xử lý tình huống nhiều tuyến cáp biển gặp sự cố, Bộ TT&TT nhận thấy cơ hội mới để phát triển các tuyến cáp biển, đưa Việt Nam thành hub kết nối trong khu vực, giảm phụ thuộc vào 2 hub chính hiện nay là Singapore, HongKong (Trung Quốc).