当前位置:首页 > Thể thao > Kèo xiên thơm nhất hôm nay 24/8: Birmingham vs Fulham 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Nhận định, soi kèo Brentford vs Man City, 2h30 ngày 15/1: Tiếp đà hồi sinh
Hình minh họa dịch vụ bê tráp cưới hỏi. Nguồn ảnh: hanoicity.jaovat |
Từ ngày 27/10 đến 29/10, Sở Thông tin và Truyền thông Long An đã tổ chức tập huấn chuyên sâu về an toàn bảo mật ứng dụng và cơ sở dữ liệu (CSDL) điện toán đám mây cho thành viên Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin (ATTT) mạng của tỉnh và cán bộ chuyên môn của Văn phòng Tỉnh ủy, Công an tỉnh.
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Long An, nhiều chuyên đề được chuyên gia, diễn giả trình bày tại lớp tập huấn như an toàn bảo mật các ứng dụng công nghệ thông tin; kiểm tra thâm nhập lỗ hổng và các kỹ thuật thâm nhập lỗ hổng; kiểm tra lỗ hổng máy chủ Web; an toàn bảo mật cơ sở dữ liệu công nghệ mới MongoDB, NoSQL, Couchbas; đảm bảo an ninh mạng không dây Wireless và hạ tầng điện toán đám mây Cloud; kiểm thử xâm nhập các lỗ hổng phổ biến trong hạ tầng điện toán đám mây AWS, Azure; xu hướng an ninh mạng ứng dụng và cơ sở dữ liệu 2020...
Lớp tập huấn nhằm tăng cường công tác ATTT mạng của cơ quan nhà nước trong tỉnh, trong đó tập trung bảo đảm ATTT cho một số hệ thống thông tin trọng điểm của tỉnh (Cổng/Trang thông tin điện tử tỉnh, Thư điện tử tỉnh, các ứng dụng dùng chung của tỉnh…). Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn về ATTT cho cho đội ngũ cán bộ phụ trách về công nghệ thông tin, mạng lưới điều phối ứng cứu sự cố về ATTT mạng của tỉnh.
Long An luôn quan tâm đến vấn đề an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh và thường xuyên tổ chức những hội nghị, chương trình tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức an ninh mạng cho cán bộ, công thức, viên chức các cấp. Long An cũng thành lập Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng.
Theo đó, Cơ quan thường trực của Đội ứng cứu là Sở Thông tin và Truyền thông có nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, quy chế hoạt động của Đội; điều phối, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ ứng cứu sự cố ATTT mạng của các Sở, ban, ngành, địa phương; tổng hợp báo cáo hoạt động của Đội; giám sát hỗ trợ hoạt động và thực hiện nhiệm vụ khác do Ban chỉ đạo ứng cứu khẩn cấp sự cố ATTT mạng trên địa bàn triển khai.
Hải Lam
" alt="Long An tập huấn chuyên sâu về bảo mật ứng dụng và CSDL điện toán đám mây"/>Long An tập huấn chuyên sâu về bảo mật ứng dụng và CSDL điện toán đám mây
Chú cá heo beluga kỳ lạ mà ngư dân Na Uy bắt gặp. |
Con cá heo tự do bơi lội khắp các vùng nước của Na Uy. Nó bơi vòng vòng quanh tàu bè và “giao tiếp” với mọi con tàu nó gặp. Mặc dù rất yêu quý chú cá heo, các quan chức Na Uy tin rằng con vật màu trắng san hô có thể dài tới hơn 4m, nặng 1300kg, thực tế là một “điệp viên” của Nga.
Các bằng chứng có vẻ thuyết phục. Cá heo beluga thường không có hành vi như chú cá này: chúng thường không thân thiện với người và chắc chắn là không mang theo camera hành động GoPro.
Cho đến nay, các nhà khoa học Nga vẫn bác bỏ khả năng đây là cá heo phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, theo Popular Mechanics. Trong khi quân đội Nga bác bỏ lời đồn đại rằng họ đang tiến hành các chương trình do thám sử dụng động vật, họ vẫn đăng quảng cáo mua cá heo phục vụ các điệp vụ bí mật. Xưa nay vẫn tồn tại những câu chuyện về việc sử dụng động vật làm điệp viên, trong đó có cả những chuyện thêu dệt và những câu chuyện có thật.
Sử dụng bồ câu đưa thư đã có từ hàng ngàn năm qua. Theo New York Times “Noah là vị thánh của các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham (Tây Á), cũng là người đầu tiên sử dụng chim bồ câu thu thập tin tức”. Kinh thánh viết rằng, sau trận lụt đại hồng thủy kinh hoàng, nước rút dần khỏi mặt đất. Ông Noah thả một con chim bồ câu bay ra khỏi tàu xem tình hình bên ngoài. Lần thứ nhất, con chim bồ câu không tìm được chỗ đậu chân vì nước chưa rút, nên nó bay về lại tàu. Bảy ngày sau, con bồ câu được thả ra lần nữa, và lần này nó bay trở về, trên mỏ ngậm cành lá ô liu tươi. Ông Noah biết là nước đã giảm xuống, mặt đất đã hòa bình vì Đức Chúa Trời đã thôi cơn thịnh nộ. Ngày nay, hình ảnh chim bồ câu ngậm cành lá là biểu tượng của hòa bình.
Người La Mã, Thành Cát Tư Hãn và Napoleon Bonaparte đều sử dụng chim bồ cầu vào mục đích quân sự. Cher Ami là một chú chim bồ câu đưa thư của Pháp trong thế chiến 1. Nó đã thành công khi mang được thư tới nơi chủ nhân muốn.
Thường thì người ta bọc thư vào chân chim. Năm 1907, Julius Neubronner là người đầu tiên gắn máy ảnh nhỏ xíu lên chim bồ câu và sau này quân đội nhiều nước đã áp dụng, đáng kể nhất là quân Đức. Trong thế chiến 2, quân đội Anh gắn đã thử chất gây cháy vào chim bồ câu, nhưng rồi cũng không áp dụng vào thực tế.
Trong những năm 1960, tình báo Mỹ đã tìm cách biến những chú mèo nhà thành “thiết bị nghe trộm” từ đầu đến chân. Câu chuyện sẽ diễn ra như sau: bác sĩ thú y sẽ gây mê chú mèo nhỏ, cài micro siêu nhỏ vào tai của chúng, một máy phát vô tuyến vào đầu và chạy một sợi dây bám sát bộ lông của con mèo tới đuôi của nó. Đuôi mèo chính là ăng ten tự nhiên. CIA hy vọng sẽ “triển khai” mèo tới điện Kremlin để nghe trộm, thu thập thông tin tình báo từ lãnh đạo Liên Xô. Nhưng cuối cùng chương trình bị hủy bỏ khi chú mèo đầu tiên vừa được triển khai đã bị ô tô cán.
Trong quân đội Mỹ và Liên Xô đều có các bộ phận huấn luyện cá voi, cá heo phục vụ quân sự. Người Nga được nói là đã huấn luyện cá heo nhận diện thủy lôi, thậm chí là gắn mìn lên tàu đối phương. Người Mỹ không chỉ dùng cá heo, mà còn có các loài thú khác như sư tử biển. Cho đến năm 2015, hải quân Mỹ có 85 chiến binh cá heo, 50 sư tử biển chỉ riêng tại căn cứ Sandiego.
Năm 2017, truyền hình Nga nói hải cẩu, cá heo mũi chai và cá voi beluga đang được thử nghiệm. Tuy nhiên, theo National Interest, cá voi beluga bị loại vì “chúng bị ốm sau khi bơi quá lâu trong nước lạnh ở vùng cực”.
Theo Báo Tiền phong
Nhận định, soi kèo Inter Milan vs Bologna, 2h45 ngày 16/1: Uy lực của Nhà vua
Vụ tai nạn xảy ra khoảng 7h10 ngày 2/12, tại Km100+200 hướng Hải Phòng - Hà Nội, thuộc địa phận phường Tràng Cát, quận Hải An, Hải Phòng. Thời điểm trên, xe tải BKS 15C-290.66 va chạm vào phía sau xe bồn BKS 18C - 070.48 kéo theo rơ-moóc.
Cú va chạm khiến cabin xe tải mắc vào rơ-moóc và bị kéo sập xuống đường. Vụ tai nạn khiến một người ngồi trong cabin bị thương, một người xây xước nhẹ, tài xế xe tải không bị thương.
Sau khi vụ tai nạn xảy ra, Trung tâm điều hành cao tốc Hà Nội – Hải Phòng điều động lực lượng tuần đường đến hiện trường điều tiết, hướng dẫn, đảm bảo an toàn giao thông, báo lực lượng cứu thương 115 đưa người bị nạn đi cấp cứu, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng bảo vệ hiện trường, thu thập chứng cứ phục vụ công tác điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.
Trước đó, ngày 11/11, tại cao tốc Hà Nội - Hải Phòng cũng xảy ra vụ tai nạn giữa hai ô tô. Cú va chạm khiến một xe bốc cháy ngùn ngụt, ô tô còn lại bị xước nhẹ phần sau xe. Rất may không ai bị thương tích trong vụ tai nạn.
Minh Khang" alt="Ô tô tải ‘rụng’ cabin sau cú tông đuôi xe bồn, một người bị thương"/>Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, 11 tháng của năm 2024 (tính từ ngày 15/12/2023 đến 14/11/2024), toàn quốc xảy ra 21.691 vụ tai nạn giao thông, làm tử vong 10.026 người, bị thương 16.103 người.
So với 11 tháng năm 2023, tai nạn giao thông tăng 1.163 vụ (5,67%), giảm 859 người tử vong (7,89%), tăng 1.906 người bị thương (13,43%).
Ô tô tải ‘rụng’ cabin sau cú tông đuôi xe bồn, một người bị thương
Trong 9 tháng đầu năm 2020, báo cáo mới được công bố đã ghi nhận xu hướng tích cực của an ninh website trên toàn cầu. Cụ thể, hệ thống CyStack Attack Map ghi nhận 343.365 vụ tấn công vào website, giảm 24,7% so với cùng kỳ năm trước.
Biểu đồ so sánh số vụ tấn công website trên toàn cầu trong 3 quý đầu năm 2019 và 2020. |
Dấu hiệu tích cực còn thể hiện ở xu hướng giảm dần theo thời gian của các cuộc tấn công website trong năm 2020. Số cuộc tấn công website trong quý II/2020 và quý III/2020 giảm lần lượt 17,1% và 38,8% so với cùng kỳ năm 2019.
Thống kê số vụ tấn công website toàn cầu theo châu lục. |
Cũng theo báo cáo, châu Á đang là điểm nóng thứ hai, chỉ sau Mỹ khi xét tới số vụ tấn công website với 113.913 vụ, tương đương 33,2% tổng số vụ tấn công trên toàn cầu.
Như vậy, trong 9 tháng đầu năm 2020, châu Á đi ngược lại xu hướng giảm của thế giới khi số vụ tấn công website tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2019.
Thống kê cho thấy, trong số các quốc gia tại châu Á, Thổ Nhĩ Kỳ là nước có số vụ tấn công website gia tăng mạnh nhất trong 3 quý đầu năm 2020 với 56.903 vụ, tăng 31,7% so với cùng kỳ năm trước. Thổ Nhĩ Kỳ cũng tăng một thứ hạng trên bảng xếp hạng Top 15 quốc gia bị tấn công website nhiều nhất trên thế giới, xếp ở vị trí thứ 2.
Có thể thấy so với năm 2019, trong 3 quý vừa qua, một số quốc gia không có sự biến đổi về thứ hạng an ninh mạng website như Mỹ và Singapore. Bên cạnh đó, một số quốc gia chứng kiến sự gia tăng đáng kể các cuộc tấn công mạng nhắm vào website như Brazil, Croatia, Iran, Úc khiến những nước này lọt vào Top 15 quốc gia có số lượng website/máy chủ web bị tấn công nhiều nhất thế giới.
Website dùng nền tảng quản trị nội dung nào bị hack nhiều nhất?
Báo cáo an ninh mạng website trong 9 tháng đầu năm 2020 cũng chỉ ra rằng, WordPress vẫn là nền tảng quản trị nội dung (CMS) được sử dụng nhiều nhất bởi các trang web bị hack. Mặc dù điều này không đồng nghĩa với niềm tin cho rằng WordPress là một nền tảng có tính bảo mật kém, nhưng các chủ website WordPress vẫn nên cảnh giác và thực hiện các biện pháp bảo mật website cho trang web của mình.
Biểu đồ phân tích các trang web bị hack theo nền tảng quản trị nội dung. |
Đặc biệt hơn, nhiều website sử dụng Elementor Builder - một tiện ích mở rộng trên nền tảng WordPress giúp thiết kế website và landing page, đã trở thành mục tiêu tấn công của tin tặc. Sự kiện này xảy ra ngay sau khi các nhà nghiên cứu phát hiện một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trong plugin Elementor Ultimate Addon ảnh hưởng tới 1 triệu trang web.
Số cuộc tấn công vào website tại Việt Nam giảm gần 65%
Theo đánh giá của chuyên gia, nhờ thực hiện nhiều biện pháp phòng chống tấn công mạng, Việt Nam đã cải thiện đáng kể tình hình an ninh website so với năm 2019. Cụ thể, ghi nhận từ hệ thống CyStack Attack Map cho thấy, số cuộc tấn công trong 3 quý đầu năm 2020 đã giảm 64,8% so với cùng kỳ năm 2019, từ 8.418 về mức 3.041 vụ.
Tổng kết 9 tháng đầu năm 2020, Việt Nam đứng thứ 18 trên bản đồ tấn công website toàn cầu. Xét trong 5 quý gần nhất, Việt Nam đã cải thiện đáng kể an ninh mạng website, đặc biệt là quý I/2020 với chỉ 838 vụ và xếp thứ 19 trên thế giới. Số lượng cuộc tấn công website tại Việt Nam tăng nhẹ trong quý II và quý III lần lượt là 27,3% và 7,5% so với quý trước đó.
M.T
Chương trình chuyển đổi số quốc gia đặt mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về chỉ số an toàn, an ninh mạng (GCI). Bộ TT&TT đã lên kế hoạch để đạt được mục tiêu này.
" alt="Thứ hạng an toàn website của Việt Nam 3 quý đầu năm 2020 đã cải thiện đáng kể"/>Thứ hạng an toàn website của Việt Nam 3 quý đầu năm 2020 đã cải thiện đáng kể