Sách"đủ vị" dành cho phái đẹp
HàHoài Thu bị "cưa đổ" đúng ngày 8-3
HoàngThùy Linh váy siêu ngắn nhảy bốc lửa
Theo nhà thơ Đặng Huy Giang, nếu không có bản lĩnh, chắc chắn ở thời kỳ đổi mới, Liên Xô cũ sẽ không có tiểu thuyết Trái tim chó, Những đứa con phố Arbat, tập thơ Sợi dây thần kinhcủa Bulgakov, Rybakob, Vyxotxki và một số tác phẩm khác mới được công bố và thừa nhận. Những tác phẩm này vẫn được các tác giả viết trước đó, ở thời kỳ có nhiều thứ bị cấm kỵ và trói buộc.
"Có một thời, không ít nhà thơ bỏ sở trường, chạy theo sở đoản. Vốn viết thơ tình rất hay, nhưng lại xoay ra viết thơ sản xuất, chiến đấu... cho hợp thời. Rồi thơ sản xuất, chiến đấu... cũng chẳng đâu vào đâu và trở nên bất cập. Ấy là sự xa rời mình nên không thể trở thành mình. Ấy là sự tự đánh mất mình và đương nhiên trở thành người viết không có bản lĩnh…", nhà thơ Đặng Huy Giang thẳng thắn nêu quan điểm.
Ông chốt lại: "Nên nhớ, bản lĩnh của người viết chỉ được tôn cao nếu như người viết thực sự có tài".
Trong khi đó, quan điểm của Nguyễn Bình Phương về bản lĩnh của nhà thơ lại là: "Khả năng biết khước từ cái cũ, lối mòn và biết khước từ với những gì không phù hợp với chính mình như số đông, tính thời thượng".
Ở khía cạnh khác, ông quan niệm bản lĩnh là khả năng biết chấp nhận cái khác. Có bản lĩnh mới tạo nên bản sắc mà nhất là trong thời đại hiện nay, trí tuệ nhân tạo bắt đầu len lỏi và làm thay con người thì việc nhà thơ có bản sắc là điều vô cùng quan trọng.
Bản lĩnh phụ thuộc vào vốn sống và tài chính
Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến cho rằng, bản lĩnh là điều không thể dễ dàng có ngay được đối với người cầm bút, đó là một phẩm chất đặc biệt phải mài giũa, trui rèn, thử thách qua thời gian.
"Ở một góc nhìn sâu xa hơn, bản lĩnh của người viết còn phụ thuộc vào vốn sống, vào chính tài năng và năng lượng sáng tạo nghệ thuật của người cầm bút. Nếu thiếu hai yếu tố này, bản lĩnh ấy khó mà thành công trên con đường đầy khó khăn, gian truân, thử thách của thi ca đích thực", nhà thơ Nguyễn Việt Chiến bày tỏ.
Đồng quan điểm, nhà thơ Nguyễn Quang Hưng cho rằng, bản lĩnh nhà thơ nằm ở sự kiên định, bền bỉ với các sáng tác tiếp theo của mình, ở nỗ lực đẩy đi xa hơn những thể nghiệm để tạo ra cách diễn đạt khác, làm nên sự phong phú trong cách hình dung và truyền tải tinh thần của sự vật, con người, những diễn biến trong đời sống được nhắc đến trong ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ giao tiếp thông thường.
Khẳng định việc bám rễ vào văn hóa của dân tộc mình để sáng tác thơ ca sẽ tạo ra bản sắc riêng, nhà thơ Bùi Tuyết Mai (dân tộc Mường) cho biết đã lựa chọn nói và viết bằng tiếng nói hồn cốt của người Mường, sáng tạo nên những giá trị mới, làm giàu vốn ngôn ngữ truyền thống trong tác phẩm. Do đó, phần lớn các bài thơ của chị đều nói bằng tiếng Mường nhưng phát triển ở tầm cao bằng các giá trị học thuật nghề nghiệp. Các bài thơ ấy đã mang tính thời đại, thoát ra khỏi những giá trị dân gian ban đầu mà vẫn đậm đà bản sắc dân tộc.
Bất chấp mưa lạnh, nhiều người vẫn đổ về dự khai mạc Ngày thơ Việt NamDù thời tiết không thuận lợi, trời mưa và lạnh song những người yêu thơ vẫn đến Hoàng thành Thăng Long, đi trên con đường thơ để đọc và chiêm nghiệm những vần thơ hay về dân tộc." alt=""/>Bản lĩnh nhà thơ là tự trọng trong sáng tạoMức lương tăng nhanh được ghi nhận ở các công ty kinh doanh chất bán dẫn, công nghệ thông tin, năng lượng và xe hơi. "Cơn khát" nhân viên là một trong các lý do dẫn đến việc tăng lương.
Theo Bộ Lao động và Thống kê Hàn Quốc, số lao động mới có việc làm trong tháng 5 đã tăng lên 28,4 triệu người, so với con số 0,9 triệu người vào cùng kỳ năm ngoái. Số người thất nghiệp giảm xuống còn 259.000 người, so với 889.000 người của năm ngoái, với tỷ lệ thất nghiệp là 3%.
Liên đoàn Công đoàn Hàn Quốc cũng đề xuất mức tăng lương trung bình thêm 8,5% trong năm nay, do "lạm phát đạt mức cao nhất trong khoảng một thập kỷ."
Mối lo nảy sinh
Tuy nhiên, đây chưa hẳn là tín hiệu đáng mừng. Tiền lương cao hơn sẽ dẫn đến tăng chi phí lao động, cuối cùng làm cho chi phí hàng hóa và dịch vụ tăng lên.
Shin In-seok, giáo sư kinh doanh tại Đại học Chung-Ang, cho biết: “Có thể chấp nhận được việc các công đoàn lao động yêu cầu tăng lương khi chi phí sinh hoạt tăng do lạm phát cao như hiện nay.
Song, điều này có thể tạo ra một vòng luẩn quẩn. Để nền kinh tế hiện tại không phải đối mặt với tình trạng đại lạm phát như những năm 1970, điều quan trọng là phải để mọi người hiểu rằng chỉ số giá tiêu dùng cần giảm xuống, do đó nhu cầu tăng lương có vẻ không cần thiết".
Theo nhà kinh tế học Christopher Pissarides tại Trường Kinh tế London (Anh), việc tăng lương với tốc độ không kiểm soát cuối cùng sẽ gây ra một vòng xoáy gia tăng đối với lạm phát. "Nếu điều đó xảy ra, sẽ mất nhiều thời gian hơn để thoát khỏi lạm phát", ông Pissarides cho hay.
Trong một báo cáo được công bố vào tháng 5, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cũng chỉ ra rằng "trong thời điểm vật giá leo thang, giá tiêu dùng có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn bình thường bởi chi phí lao động, dẫn đến lạm phát thậm chí còn cao hơn nữa".
Một vấn đề lớn hơn liên quan đến lạm phát do tăng lương là bất bình đẳng kinh tế, khi khoảng cách giữa mức lương trung bình tùy thuộc vào quy mô của công ty càng lớn hơn, chưa kể đến tầng lớp lao động chân tay. Tỷ lệ tăng lương trung bình của nhân viên toàn thời gian là 4,6% vào năm ngoái, chỉ bằng một nửa mức tăng ở các công ty lớn.
Mức lương trung bình hàng tháng của các công ty lớn là 9,2 triệu won/tháng, trong khi mức lương ở các công ty vừa và nhỏ là 3,8 triệu won/tháng, tính đến hồi tháng 1.
Do đó, người lao động tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi lạm phát do tiền lương của họ không thể bắt kịp với tốc độ tăng nhanh của giá tiêu dùng. Trên thực tế, nhiều nhân viên thuộc nhóm này cho biết rất khó được tăng lương.
Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Saramin, một trang web tuyển dụng trực tuyến của Hàn Quốc, 31,4% các công ty vừa và nhỏ cho biết họ không có kế hoạch tăng lương trong năm nay, thậm chí có thể cắt giảm lương.
Sung Tae-yoon, giáo sư kinh tế tại Đại học Yonsei, cho biết: “Việc tăng lương có thể được chấp nhận khác nhau tùy theo năng suất của công ty. Sẽ là gánh nặng lớn hơn đối với nền kinh tế Hàn Quốc khi xu hướng tăng lương chung của các công ty đang lan rộng bất kể năng suất".
Chính phủ đã yêu cầu các doanh nghiệp lớn hạn chế tăng lương hoặc tăng với tốc độ phù hợp. Tuy nhiên, những bên này có thể vẫn tiếp tục tăng lương bất chấp sự thay đổi của tình hình kinh tế.
Cho Dong-chul, giáo sư tại Trường Quản lý và Chính sách Công thuộc Viện Phát triển Hàn Quốc, cho biết: “Ai cũng muốn giảm lạm phát mà không tác động đến nền kinh tế, nhưng trên thực tế, không có cách nào làm được điều đó".
Theo Zing
" alt=""/>Mối nguy từ việc tăng lương cho dân văn phòng Hàn QuốcA Fen sống tạm trong một nhà vệ sinh công cộng ở ga Hồng Kiều vì không thể xin việc làm. Ảnh: The Paper.
Cạn tiền, không tìm được việc, A Fen rơi vào tuyệt vọng. Cô phải trú tạm trong nhà vệ sinh công cộng ở nhà ga Hồng Kiều.
"Những ngày sống ở nhà ga, tôi rất chật vật. Hai suất bánh mì có giá 6 tệ, tôi ăn trong 3 ngày, tôi còn phải tính toán khi đến kỳ kinh nguyệt. Tôi chỉ ước mình có thể xin được việc, không bị phân biệt đối xử chỉ vì từng bị nhiễm virus", cô nói với phóng viên.
Câu chuyện của A Fen lan truyền trên mạng xã hội đã lần nữa dấy lên nạn phân biệt đối xử với những người từng nhiễm Covid-19, cũng như các nhân viên làm việc trong bệnh viện dã chiến và khu cách ly tập trung ở Thượng Hải.
Nhiều dân mạng đã lên tiếng bảo vệ quyền lợi, kêu gọi giúp đỡ A Fen. Với sự ủng hộ của nhiều bên, A Fen đã tìm được việc làm. Ngày 11/7, cô được nhận thử việc ở một công ty chuyển phát nhanh.
"Sau khi khám sức khỏe và được xác nhận không có vấn đề gì, tôi sẽ bắt đầu đi làm. Công ty cũng sắp xếp chỗ ở cho tôi. Tuy nhiên, kinh tế của tôi hiện tại vẫn khó khăn. Nếu được vào chính thức, tôi sẽ làm ca đêm, từ 20h tối đến 8h sáng hôm sau, tôi thấy như vậy là ổn".
Một đại diện của công ty nhận A Fen vào làm việc cho biết đơn vị này không phân biệt đối xử với những người từng nhiễm Covid-19.
Trước đó, nhiều bên sử dụng lao động tại Thượng Hải (Trung Quốc) bị chỉ trích khi đưa ra thông báo tuyển dụng nhân sự nhưng loại trừ những người từng mắc Covid-19. Điều này làm dấy lên tranh cãi về phân biệt đối xử, trong bối cảnh trung tâm kinh tế lớn nhất đất nước đang trên đà hồi phục sau hai tháng phong tỏa.
Trang Sixth Tone đưa tin hôm 4/6, hai công ty tuyển dụng có trụ sở ở Thượng Hải là Pudong New Area và Songjiang District đã có động thái loại trừ những ứng viên từng mắc Covid-19. Thông báo tuyển dụng còn có lưu ý những người từng làm việc tại cơ sở cách ly tập trung, bệnh viện dã chiến (fangcang) bị cấm nộp đơn.
Nhiều người từng nhiễm Covid-19 gặp khó khăn khi tìm kiếm việc làm. Ảnh:Reuters. |
Zhang Hongtao, một người làm trong công ty cung cấp lao động có trụ sở ở Thượng Hải, nói rằng phần lớn nhà máy điện tử và khu sản xuất ở đây từ chối thuê người từng mắc bệnh vì sợ họ tái nhiễm. Các công ty lo ngại sự lây nhiễm có thể làm gián đoạn hoạt động sản xuất của cả nhà máy.
Tại cuộc họp báo về ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh Covid-19 ở Thượng Hải hôm 11/7, bà Yin Xin, phát ngôn viên của chính quyền thành phố đã trả lời thắc mắc liên quan đến vấn đề bệnh nhân đã phục hồi bị phân biệt đối xử khi đi xin việc.
Bà Yin Xin nói rằng các doanh nghiệp và đơn vị ở Thượng Hải nên đối xử bình đẳng với những người từng nhiễm bệnh, không phân biệt đối xử. Xã hội cần quan tâm nhiều hơn đến những bệnh nhân đã hồi phục. Người từng mắc bệnh không nên bị kỳ thị hay vướng phải rào cản trong cuộc sống.
Theo Zing
" alt=""/>Người phụ nữ sống trong nhà vệ sinh công cộng ở Thượng Hải