Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Pháp, France 2, ông Zuckerberg đã đáp trả lời kêu gọi của nhà đồng sáng lập Facebook Chris Hughes về việc tách mạng xã hội lớn nhất thế giới thành 3 công ty riêng.
Ông Hughes cho rằng CEO Facebook đã có được quyền lực quá lớn, "chưa từng có."
"Khi tôi đọc những gì anh ấy viết, phản ứng chính của tôi là những gì anh ấy đề xuất chẳng giúp chúng tôi giải quyết bất kỳ vấn đề nào." - ông Zuckerberg nói.
Ông Zuckerberg tiếp tục lập luận rằng quy mô và sức mạnh to lớn của Facebook thực sự tốt cho người dùng nếu "bạn quan tâm đến dân chủ và bầu cử." Đặc biệt, ông lưu ý rằng Facebook đã chi tiêu hàng tỷ USD mỗi năm cho các công cụ để chống lại sự can thiệp của bầu cử: "Ngân sách của chúng tôi cho sự an toàn trong năm nay lớn hơn toàn bộ doanh thu của công ty chúng tôi khi chúng tôi phát hành cổ phiếu ra công chúng vào đầu thập kỷ này."
Bất chấp tuyên bố của Zuckerberg, Facebook đang phải đối mặt với sự giám sát ngày càng tăng từ các cơ quan quản lý. Mạng xã hội này hiện đang đàm phán với Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) về vụ bê bối dữ liệu Cambridge Analytica.
Facebook dự kiến sẽ bị phạt với mức phạt từ 3 tỷ đến 5 tỷ USD. Bản thân Zuckerberg có thể phải chịu trách nhiệm về những vi phạm trong quản lý dữ liệu riêng tư của Facebook.
Theo Vietnam+
Là một trong những người từng góp sức để giúp Mark Zuckerberg xây dựng Facebook, Chris Hughes mới đây đã có một bài viết kêu gọi “giải tán” Facebook vì lo ngại những quyền lực vượt ngoài tầm kiểm soát của mạng xã hội này.
" alt=""/>CEO Mark Zuckerberg nói gì trước lời kêu gọi chia tách Facebook?Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị quốc tế sáng 15/5/2019.
Mở đầu bài phát biểu, Thủ tướng đặt câu hỏi: Trên hành tinh này có thứ tài nguyên nào khi càng khai thác sẽ càng nảy nở? Đó chính là chất xám, là sự sáng tạo. Thủ tướng nhắc lại khẩu hiệu của một tập đoàn kinh tế hàng đầu Hàn Quốc rằng: “Tài nguyên là luôn có hạn, còn sự sáng tạo của con người là vô hạn”.
Theo Thủ tướng, các mô hình tăng trưởng tân cổ điển nhấn mạnh vai trò của tích lũy vốn và lao động đối với tăng trưởng. Trong các thời kỳ trước đây, con người chủ yếu khai thác các tài nguyên tự nhiên để tạo ra tăng trưởng và phục vụ cho con người. Tuy nhiên, tài nguyên tự nhiên luôn có giới hạn và nhân loại đang đứng trước sự khan hiếm tài nguyên nghiêm trọng.
Nếu chúng ta vẫn trông chờ vào thứ tài nguyên hữu hạn đó thì tăng trưởng sẽ sớm cạn kiệt, tăng trưởng sẽ đạt trạng thái dừng. Mô hình tăng trưởng nội sinh (được trao giải Nobel Kinh tế năm 2018) chứng minh rằng, công nghệ là yếu tố nội sinh quan trọng của tăng trưởng. Chính công nghệ mới cùng với nguồn nhân lực phù hợp (có khả năng sử dụng, kiểm soát và sáng tạo công nghệ mới) là yếu tố quyết định cho tăng trưởng trong dài hạn, là chìa khóa để chúng ta đột phá vượt qua trạng thái dừng, thoát bẫy thu nhập trung bình.
Thực tiễn đã cho thấy nhiều nước giàu tài nguyên, nhưng không thể tăng trưởng nhanh và bền vững, ngược lại có nước có rất ít tài nguyên nhưng vẫn đạt được tăng trưởng kinh tế cao. Vậy bí quyết là cái gì? Yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt đó chính là con người và công nghệ.
Yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt là con người và công nghệ
Nhân loại ngày càng khan hiếm tài nguyên tự nhiên để khai thác và Việt Nam cũng vậy, nhưng chúng ta lại có thứ tài nguyên vô tận, đó chính là chất xám, là sự sáng tạo của con người, của chính tiềm năng trong mỗi chúng ta. Nếu như tài nguyên tự nhiên càng khai thác càng cạn kiệt thì tài nguyên sáng tạo của con người càng khai thác sẽ càng sinh sôi nảy nở. Trong doanh nghiệp hay bất kỳ tổ chức nào, không phải máy móc thiết bị, không phải nguyên vật liệu, chính sự sáng tạo của con người mới là vốn quý giá nhất.
Sáng tạo phải từ con người và vì con người. Con người phải là trung tâm của sáng tạo. Người Việt Nam chúng ta có đầy đủ tố chất bẩm sinh cho sự sáng tạo, Thủ tướng tin tưởng nếu có đủ những dưỡng chất tốt sẽ tạo ra những con người xuất sắc cho đất nước và tâm huyết đóng góp vì sự phồn thịnh của đất nước. Chỉ số Đổi mới Sáng tạo Toàn cầu (GII) của Việt Nam những năm gần đây liên tục tăng cao, dẫn đầu nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp (năm 2017 tăng 12 bậc, năm 2018 tăng tiếp 2 bậc, xếp thứ 45/126 quốc gia, trong đó, nhóm chỉ số về tri thức – công nghệ của Việt Nam có thứ hạng rất cao, thứ 28).
Các lĩnh vực khoa học tự nhiên Việt Nam có thế mạnh như Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học luôn đạt vị trí tốp đầu ASEAN. Theo Báo cáo Chỉ số Hiệu quả Đổi mới sáng tạo, Việt Nam đã thành công trong việc tiếp cận với kiến thức khoa học công nghệ của thế giới và hòa nhập vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tạo điều kiện cho việc trao đổi tri thức hiệu quả. Một số tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam đã rất quan tâm đầu tư cho khoa học và công nghệ (KH&CN), đổi mới, sáng tạo, và đã đạt được kết quả tương xứng.
" alt=""/>Thủ tướng: Đầu tư cho khoa học công nghệ tránh làm theo phong trào, gây lãng phí