您现在的位置是:Thể thao >>正文
Nhận định, soi kèo U19 Bình Dương vs U19 Bình Phước, 14h30 ngày 14/1: Tiếp tục thăng hoa
Thể thao974人已围观
简介 Hồng Quân - 13/01/2025 21:31 Việt Nam ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo APOEL vs PAC Omonia, 22h59 ngày 12/1: Mất phương hướng
Thể thaoPhạm Xuân Hải - 12/01/2025 05:25 Nhận định bó ...
【Thể thao】
阅读更多Apple có thể ra mắt thêm một model iPhone SE nữa trong tháng này?
Thể thaoiPhone SE là sản phẩm được những ifan yêu thích màn hình nhỏ lựa chọn. Ra đời vào tháng 3 năm ngoái, chiếc điện thoại này sắp tròn một tuổi. Với phần thân của iPhone 5 và tính năng của iPhone 6, iPhone SE thật sự rất hấp dẫn. Tuy nhiên, trong bối cảnh iPhone 8 sắp ra mắt còn Samsung thì đang ngày càng ráo riết chuẩn bị cho chiếc Galaxy thế hệ tiếp theo, chắc chắn iPhone SE không thể dừng lại ở đó.
Những động thái của Apple gần đây đều cho thấy công ty này đang chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng cho một sự kiện theo tin đồn thì sẽ xuất hiện vào tháng ba. Theo MacRumors, hãng Target bắt đầu bàn giao các model iPhone SE cho Apple vào tuần này, đây là một manh mối lớn chỉ ra rằng Apple chuẩn bị tung ra sản phẩm này trong một thời gian ngắn nữa.
Theo một báo cáo được đăng trên website của Target, công ty này đang gửi trả sáu model iPhone SE unlocked cho Apple bao gồm các phiên bản 16 và 64GB với bốn màu vàng, bạc, vàng hồng và xám. Hai model locked dành cho nhà mạng Sprint cũng được gửi trả trong lần này.
">...
【Thể thao】
阅读更多Những sự thật không phải ai cũng biết về quái vật nổi tiếng nhất màn bạc: King Kong
Thể thaoNăm 1962, 2 quái thú nổi tiếng nhất màn ảnh là Kong và Godzilla đã có cuộc quyết chiến lần đầu tiên. Cả 2 bị rơi xuống biển khi cuộc chiến ngã ngũ và Kong là quái vật duy nhất nổi lên. Cảnh phim ngầm ý rằng "vua khỉ" đã đánh bại Godzilla. Một cuộc đối đầu nảy lửa nữa giữa 2 nhân vật "sừng sỏ" này đang được chuẩn bị để đưa lên màn ảnh rộng vào khoảng năm 2020.
2. Suýt nữa Kin Kong đã cùng tên với... Hoàng tử Disney
Trong bản thảo đầu tiên, Merian C. Cooper đặt tên King Kong là The Beast nhưng hãng phim cho rằng cái tên này quá chung chung và mờ nhạt. Yêu thích chữ cái K nên Cooper đổi Quái vật thành Kong. Để tránh nhầm với một bộ phim tài liệu khác, chữ King được thêm đằng trước và tạo nên cái tên thương hiệu quen thuộc ngày nay.
3. Kong kéo theo một cuộc chiến tranh giành bản quyền phức tạp
King Kong là một trong những thương hiệu lớn nhất lịch sử điện ảnh thế giới, đi kèm với cái tên của quái vật khỉ này là những cuộc chiến pháp lý tranh quyền sở hữu. Người sáng tạo ra nhân vật King Kong là Merian C. Cooper, tuy nhiên hãng sản xuất bộ phim RKO được cho là đơn vị nắm bản quyền nhân vật. Năm 1962, RKO cho phép Toho dùng bản quyền này để sản xuất phim King Kong vs Godzilla mà không có sự đồng ý của Merian C.Cooper. Sự việc đã biến thành một vụ kiện kéo dài về bản quyền sử dụng nhân vật.
4. Chiều cao của King Kong
Kể từ lần đầu xuất hiện trên màn ảnh năm 1933, chiều cao của King Kong luôn thay đổi qua các tác phẩm. Trong trí tưởng tượng của đạo diễn Cooper, Kong cao từ 12m-15m. Khi xuất hiện tại thành phố New York, vua khỉ chỉ được tạo hình khoảng 7,3m và sao đó lại "nhảy" lên 18m khi về rừng. Trong Kong: Skull Island, quái vật nổi tiếng có chiều cao kỷ lục là khoảng 30,5m.
5. Là bộ phim yêu thích nhất của Hitler
King Kong 1933 là bộ phim yêu thích của nhiều người nổi tiếng, trong đó có Adolf Hitler. Trùm phát xít chia sẻ rằng mình đã xem đi xem lại bộ phim nhiều lần và vẫn luôn thích quái vật Kong nhất.
6. Hình ảnh ban đầu của King Kong là kẻ giết người khát máu
Xem Kong: Skull Island, khán giả được thuyết phục rằng Kong là quái vật ẩn thân với sức mạnh kinh hãi, một "vị vua" làm mọi thứ để bảo vệ lãnh thổ và cũng có tình cảm như con người. Tuy nhiên trong kịch bản phác thảo đầu tiên, đây là một con quái thú với bản năng giết chóc mạnh mẽ. Kong có thể nhai sống con người, tấn công thành phố một cách man rợ.
7. Cảnh phim tai tiếng bị cắt bỏ khỏi bản King Kong đầu tiên
King Kong 1933 là bộ phim kinh điển tạo cơn sốt trên toàn cầu. Tuy nhiên bộ phim đã bị cắt thời lượng không nhỏ những cảnh phim bạo lực đẫm máu. Trong đó nổi tiếng nhất là cảnh những con nhện khổng lồ nuốt sống các thành viên đoàn thám hiểm. Trong buổi chiếu thử bản đầy đủ, cảnh phim đã khiến nhiều khán giả nôn oẹ và bỏ chạy khỏi phòng chiếu.
8. Các bản phim gốc của King Kong đều đã bị phá huỷ
Mặc dù là thương hiệu phim có sức nặng bậc nhất, bản phim gốc của King Kong 1933 lại không được lưu giữ cho đến ngày nay. Khoảng trước những năm 80, các cuộn phim chiếu rạp không được bảo quản, lưu trữ cẩn thận vì giá trị kinh tế thấp. Chính vì vậy hầu hết bản gốc và các bản sao của phim King Kong đều đã bị phá huỷ.
Kaito
">...
【Thể thao】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Rennes vs Marseille, 3h05 ngày 12/1: Nối mạch toàn thắng
- Đà Nẵng phát hiện, xử lý nhiều vấn đề nóng về giao thông qua Facebook
- Trường Hải lên tiếng vụ việc tặng 7 xe cho tỉnh Quảng Nam
- [LMHT] Liquid cùng Origen “đang làm mọi thứ có thể để cải thiện” thành tích nghèo nàn
- Siêu máy tính dự đoán Genoa vs Parma, 18h30 ngày 12/1
- Japan Display công bố cảm biến vân tay dưới màn hình LCD đầu tiên trên thế giới
最新文章
-
Nhận định, soi kèo U19 Nam Định vs U19 Viettel, 15h30 ngày 14/1: Tiếp tục vùi dập
-
Bộ nhớ RAM càng lớn sẽ hỗ trợ hoạt động đa nhiệm mượt mà hơn và đáp ứng kịp thời các ứng dụng nặng yêu cầu nhiều bộ nhớ. Dung lượng RAM phổ biến ở tầm giá này ở mức 3GB, đủ dùng tốt cho nhu cầu sử dụng hằng ngày. Vẫn có một vài ngoại lệ như Lenovo K6 Note vừa ra mắt hay Vivo V5 có RAM 4GB, hay một số mẫu điện thoại vẫn còn lưu luyến mức 2GB hay 1,5GB.
Lựa chọn dung lượng bộ nhớ trong lên đến 32GB kết hợp khe thẻ nhớ mở rộng không hề khó tìm trên phân khúc này khi hầu hết smartphone tiệm cận mức giá 6 triệu đồng đều sở hữu thông số này.
Việc cân bằng hợp lý giữa hiệu năng và thời gian dùng pin sẽ giúp đáp ứng tối ưu về tốc độ lẫn thời gian hoạt động của smartphone nhằm thỏa mãn người dùng. Với những phablet 5,5 inch như J7 Prime, Oppo F1s và GR5 2017 thì viên pin vượt mức 3.000mAh đã đủ để duy trì hoạt động cho máy tầm 1 đến 1,5 ngày. Nếu quan tâm nhiều hơn về thời gian dùng pin, bạn có thể lưu ý đến các mẫu Lenovo K6, Vibe P1 và Zenfone 3 Max có thể giúp kéo dài thêm thời lượng pin… lẫn thời gian sạc.
Các smartphone tầm giá 4 đến 6 triệu đồng đang hoạt động trên nền Android 5 Lollipop và Android 6 Marshmallow. Bạn có thể chú ý phiên bản Android của máy cần mua để có được phiên bản cao, nhiều tính năng và tối ưu hơn. Hiện đã có thông tin về lộ trình cập nhật Android 7 Nougat cho một số máy trong tầm giá này như Galaxy J7 Prime, Huawei GR5 2017, Galaxy A3 2016…
Thiết kế
Ở phân khúc tầm trung hiện tại, xu hướng các nhà sản xuất chuyển sang áp dụng kim loại, kính cường lực vào tạo hình vỏ máy đã thể hiện rất rõ. Galaxy J7 Prime, Oppo F1s, Huawei GR5 2017 là những đại diện tiêu biểu cho chuẩn thiết kế smartphone tầm giá 6 triệu đồng có thiết kế kim loại nguyên khối cùng những đường bo tròn ở góc, cạnh kết hợp vòng eo mảnh mai tạo nên tổng thể nhẹ nhàng, mềm mại và chắc tay.
Nếu bạn thích mặt lưng bóng bẩy từ kính cường lực có thể tìm hiểu thêm về chiếc Galaxy A3 bản 2016 và 2017 có thiết kế gọn gàng vì gắn bó màn hình 4,7 inch.
Sau tất cả, nhựa vẫn là chất liệu phổ biến với ưu thế về chi phí và sự nhẹ nhàng vẫn còn được nhiều nhà sản xuất tin dùng trên smartphone tầm giá này.
Hầu hết smartphone tầm trung hiện đều gắn chặt pin vào thân máy nguyên khối, nhưng nếu vẫn còn lưu luyến pin rời có khả năng tự thay thế linh hoạt thì Galaxy J5 2016, J7 là những mẫu bạn có thể hướng đến.
Nếu ưa thích kiểu dáng gọn gàng, dễ thao tác hay cầm tay thì những smartphone màn hình tầm 5 inch như Sony Xperia XA, J5 Prime… đều là những ứng viên sáng giá.
Riêng đại diện của Sony được trau chuốt vẻ ngoài lạ mắt với thiết kế không viền hai bên màn hình dễ gây ấn tượng với người dùng ưa thích một chiếc điện thoại mà “ai cũng phải ngước nhìn”.
" alt="Cách chọn điện thoại 4">Cách chọn điện thoại 4
-
Samsung giới thiệu TV QLED 2017 ở Mỹ
Trong khi đó, đối thủ LG, nhà sản xuất TV số 2 thế giới, sẽ tiếp tục bán TV cao cấp sử dụng công nghệ tấm nền OLED. Các hãng Philips, Panasonic và sắp tới là Sony cũng sẽ bán TV OLED nhưng tấm nền trên TV OLED của các hãng này đều được cung cấp bởi LG Display.
Tại sao Samsung lại gọi tên TV cao cấp 2017 của mình là QLED? Phải chăng hãng này đang muốn ăn theo danh tiếng tốt đẹp của OLED bằng cách gọi TV mới của mình với cái tên gần giống?
Trang công nghệ Cnet cho biết họ đã hỏi Samsung câu hỏi đó. Phía Samsung không trả lời trực tiếp vào câu hỏi nhưng phản hồi trong thông báo như sau: "QLED là viết tắt của cụm từ Qualtum Dot LED TV. Hiện nay có nhiều loại công nghệ màn hình dựa trên Quantum Dot (Chấm lượng tử). Một số cấu trúc mới cũng sẽ xuất hiện trong tương lai. QLED bao gồm tất cả biến thể của Quantum Dot giống như OLED cũng có nhiều cấu trúc khác nhau."
Mặc dù vậy, QLED trên thực tế trông và nghe giống như OLED và những người mua TV thông thường rất dễ nhầm tưởng hai loại TV này giống nhau. Đây không phải là lần đầu tiên việc bắt chước tên gọi được dùng trong lĩnh vực TV. Chỉ mới năm ngoái, LG cũng gọi TV của họ là Super UHD, cụm từ khá giống với các TV SUHD của Samsung.
Hiểu theo cách đơn giản, TV QLED là TV LCD sử dụng công nghệ chấm lượng tử (Quantum Dot). Ngoài cái tên na ná nhau, hai công nghệ này hoàn toàn khác nhau.
- OLED là viết tắt của cụm từ đi-ốt phát quang hữu cơ (organic light emitting diode).
- QLED (theo Samsung) là các TV LED sử dụng công nghệ chấm lượng tử.
- OLED về cơ bản khác hẳn so với công nghệ LCD được dùng phổ biến trên TV hiện nay.
- QLED là biến thể của LCD LED, có thêm tấm phim chấm lượng tử trong cấu trúc màn hình LCD.
- OLED sử dụng các điểm ảnh tự phát ánh sáng.
- QLED, giống như LCD, dựa vào ánh sáng từ các đèn LED chiếu dưới nền.
Nói cách khác, phiên bản TV QLED 2017 của Samsung gần với TV LCD thông thường, còn OLED là loại TV khác hẳn giống như TV plasma trước đây.
Màn hình LCD gồm nhiều lớp. Ảnh trên là các lớp trong màn hình LCD sử dụng công nghệ chấm lượng tử thông thường.
Đây là biểu đồ các lớp trong màn hình TV QLED 2017 của Samsung.
Chấm lượng tử (quantum dot) là những phân tử cực nhỏ khi được ánh sáng chiếu vào sẽ phát ra những màu sắc khác nhau. Trong các TV QLED 2017 của Samsung, các chấm lượng tử được đặt trong tấm phim và ánh sáng chiếu qua tấm phim đó từ những đèn LED nền. Ánh sáng đó sẽ đi qua vài lớp khác trong TV gồm lớp tinh thể lỏng (LCD) để tạo ra hình ảnh. Ánh sáng từ nguồn đèn LED được truyền qua các lớp đến bề mặt màn hình.
Samsung đã sử dụng chấm lượng tử được 2 năm trên các dòng TV SUHD nhưng hãng này nói rằng họ đã cải tiến công nghệ chấm lượng tử trong năm 2017 để tạo ra chất lượng màu sắc và độ sáng tốt hơn.
Theo Cnet, Samsung đang phát triển công nghệ màn hình gần tương đồng với OLED và plasma với độ tương phản cao, độ đen cực sâu, màu sắc tốt và tiêu hao năng lượng hiệu quả. Tuy vậy, công nghệ đó chưa được Samsung sử dụng trong các TV QLED 2017 và có thể phải vài năm tới mới được đưa vào ứng dụng.
TV QLED so với TV OLED sẽ như thế nào?
Đầu tiên, giá bán TV QLED tương đương hoặc đắt hơn chút so với các TV OLED. TV QLED rẻ nhất của Samsung có giá ở thị trường Mỹ là 2500 USD (khoảng 57 triệu đồng) với mẫu 55 inch. Tuy vậy, đến cuối năm 2017, Cnet dự đoán các TV QLED sẽ giảm giá xuống mức rẻ hơn các TV OLED.
Ngoài giá, chất lượng hình ảnh giữa hai loại TV này khác nhau thế nào? Cnet cho biết họ chưa so sánh các TV QLED 2017 với các TV OLED nên chưa đưa ra đánh giá chính xác. Dựa trên những đánh giá với các TV SUHD (là những TV cao cấp 2016 của Samsung) với các TV OLED của LG, Cnet cho rằng TV QLED có thể sẽ kém hơn TV OLED ở khả năng thể hiện độ đen, độ tương phản, góc nhìn và hiện tượng không đều màu nặng hơn. Còn các TV QLED sẽ có ưu thế ở độ sáng cao hơn và màu sắc tốt hơn với các nội dung HDR.
So sánh độ sáng giữa TV QLED và TV OLED
Các hình ảnh và thông tin giới thiệu về TV QLED 2017 của Samsung cũng tập trung nhấn mạnh vào các ưu điểm của QLED là độ sáng có thể lên tới 2000 nit và có màu sắc tốt hơn. Biên tập viên của Cnet cho biết họ đã chứng kiến buổi giới thiệu TV QLED của Samsung ở Mỹ. Tại buổi giới thiệu, hãng này đã so sánh cạnh nhau các TV QLED 2017 với các TV OLED 2016 của LG. Hình ảnh so sánh cho thấy các TV QLED có màu sắc sống động hơn khi hiển thị nội dung HDR.
Samsung nói lý do của sự khác biệt là bởi vì công nghệ chấm lượng tử mới trên TV QLED 2017 mang lại "khối lượng màu" (color volume) nổi trội. Ý tưởng của việc có khối lượng màu tốt là để có màu sắc và độ bão hoà vẫn được đảm bảo bất kể hình ảnh có sáng đến đâu. Trong các hình ảnh giới thiệu của Samsung, màu sắc trên các TV OLED bị bay màu và trở nên kém sống động ở vùng rất sáng trong khi TV QLED vẫn giữ được độ tương phản tốt.
Nhà sản xuất phần mềm đo và căn chỉnh màn hình CalMan cũng đang phát triển phương pháp đánh giá khối lượng màu, dự kiến sẽ ra mắt vào cuối năm nay. Các màn giới thiệu và so sánh với OLED của Samsung trông rất ấn tượng nhưng cần nhớ là chúng được thực hiện trong môi trường do Samsung kiểm soát, không phải bởi một đơn vị độc lập. Quan trọng hơn nữa là những ưu thế về hiển thị màu sắc và độ sáng chỉ áp dụng với nội dung HDR (high dynamic range). Hầu hết nội dung chúng ta xem trên TV hiện nay vẫn là nội dung thông thường (SDR - standard dynamic range). Ở nội dung thông thường, Cnet cho rằng họ không tin QLED có thể đánh bại OLED. Thậm chí cả với HDR, ưu thế về độ tương phản của OLED có thể đánh bại những thế mạnh của QLED, đặc biệt là khi mà các TV QLED đều sử dụng công nghệ làm tối cục bộ từ các đèn LED ở viền (edge-lit local dimming), không tốt bằng công nghệ làm tối cục bộ bằng các đèn LED nền (full-array).
Tóm lại, để có kết luận rõ ràng nhất về sự khác biệt của TV QLED và TV OLED, chúng ta phải chờ khi những mẫu TV QLED mới nhất của Samsung ra thị trường.
" alt="TV Samsung QLED và LG OLED khác nhau như thế nào?">TV Samsung QLED và LG OLED khác nhau như thế nào?
-
Lễ ra mắt Câu lạc bộ Chữ ký số và giao dịch điện tử Việt Nam (VCDC), tổ chức chuyên môn thuộc Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) vừa được tổ chức sáng nay, ngày 23/1/2018 tại Hà Nội.
Được thành lập theo Quyết định 98 ngày 28/11/2017 của Chủ tịch VNISA, Câu lạc bộ Chữ ký số và giao dịch điện tử Việt Nam có 7 thành viên sáng lập đến từ Công ty CP Bkav (Bkav-CA), Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel-CA), Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông VNPT (VNPT-CA), Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT (FPT-CA), Công ty CP Nacencom (CA2), Công ty cổ phần Chữ ký số Vina (Smart-Sight) và Công ty CP Chữ ký số NewCA (NewCA). Ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Bkav được bầu làm Chủ nhiệm Câu lạc bộ; Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ là ông Hứa Tiến Thành, Giám đốc sản phẩm của Viettel-CA.
Câu lạc bộ Chữ ký số và giao dịch điện tử Việt Nam ra đời được đánh giá là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của lĩnh vực Chữ ký số, xác thực điện tử và giao dịch điện tử. Câu lạc bộ là tổ chức đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng tại Việt Nam, với tôn chỉ và mục đích góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động kinh doanh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên tham gia; đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu công nghệ, thông tin kinh tế, thị trường, xúc tiến thương mại, thúc đẩy quan hệ hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Câu lạc bộ cũng là cầu nối giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với chính quyền địa phương, các ban, ngành Trung ương; đồng thời là nơi tập hợp nguyện vọng của các thành viên với cơ quan quản lý Nhà nước để tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn trong hoạt động kinh doanh, đưa dịch vụ chứng thực chữ ký số trở thành dịch vụ CNTT quan trọng trong hạ tầng thông tin quốc gia, là công cụ hữu hiệu trong phát triển chính phủ điện tử, thương mại điện tử.
Cũng tại lễ ra mắt, Câu lạc bộ Chữ ký số và giao dịch điện tử Việt Nam đã công bố và trao quyết định kết nạp 6 thành viên mới, nâng tổng số thành viên của Câu lạc bộ này lên 13 thành viên.
Chia sẻ tại buổi lễ, ông Vũ Quốc Thành - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VNISA cho biết, lịch sử thành lập các CA công cộng ở các nước cũng gần giống với việc thành lập ngân hàng, chứng khoán ở Việt Nam. Lúc đầu nhiều, sau đó sáp nhập, giải thể và được thu gọn. Mỗi nước chỉ còn từ 1-2 CA và hoạt động kinh doanh bùng nổ ban đầu không được như kỳ vọng.
" alt="Phó Chủ tịch Bkav làm Chủ nhiệm Câu lạc bộ CKS và giao dịch điện tử Việt Nam">Phó Chủ tịch Bkav làm Chủ nhiệm Câu lạc bộ CKS và giao dịch điện tử Việt Nam
-
Soi kèo phạt góc Newcastle Jets vs Macarthur FC, 13h00 ngày 12/1: Đội khách áp đảo
-
Trận đấu bán kết giữa U23 Việt Nam và Qatar đã kết thúc trong niềm hân hoan của hơn 90 triệu người dân khi Việt Nam trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên mở toang cánh cửa vào trận chung kết giải Vô địch U23 Châu Á 2018.
Tuy nhiên lại một lần nữa, công tác trọng tài tại giải U23 Châu Á năm nay đặt ra những nghi vấn về chuyên môn.
Vị trọng tài Muhammad Taqi, người Singapore tiếp tục là tâm điểm chỉ trích mới của cư dân mạng sau khi có tình huống bắt phạt đền không rõ ràng vào phút thứ 37 của trận đấu.
Pha bắt phạt penalty gây tranh cãi
Tình huống lúc đó khá lộn xộn và không rõ ràng khi Almoez Ali ngã trong vòng cấm. Tuy nhiên, vị trọng tài Singapore vẫn quyết định trao cơ hội mở tỷ số cho Akram Afif trên chấm 11 mét, đồng thời rút thẻ vàng với trung vệ Bùi Tiến Dũng.
Sau hiệp 1, nhiều cư dân mạng đã chỉ trích quyết định có phần thiếu chính xác của trọng tài và khiến đội nhà gặp nhiều bất lợi không đáng có.
Mặc dù vậy, một số chuyên gia bóng đá như trọng tài FIFA Dương Văn Hiền và Dương Mạnh Hùng cho rằng Bùi Tiến Dũng đã có tác động nhất định và quyết định thổi phạt cũng đúng trong trường hợp này.
Máy quay của trận đấu liên tục zoom về trọng tài áo đen và dòng chữ FIFA như muốn nhắn nhủ một điều gì đó sau khi ông tặng cho Qatar một quả phạt đền
Trên trang Facebook của giải U23 Châu Á (AFCU23), nhiều tài khoản lên tiếng chỉ trích quyết định của trọng tài. Tất cả đều cho rằng, đây là một quyết định bất công. Thậm chí cũng có người cho rằng, trọng tài đã bán độ.
Tài khoản người Thái Lan, Tanakron cho rằng:"Đó không thể là một quả phạt. Tại sao Việt Nam luôn phải nhận những quả phạt không công bằng vậy chứ"?
Rất may đội U23 với cái đầu lạnh và tinh thần quả cảm đã chiến thắng Qatar thành công trên loạt sút luân lưu. Mặc dù vậy, cái tên Muhammad Taqi vẫn chưa hết nóng trong các phần bình luận của cư dân mạng trên Facebook và cả trên Google Trends.
Tài khoản được cho là của vị trọng tài Muhammad Taqi được cư dân mạng chia sẻ ráo riết
Muhammad Taqi được coi là cầu thủ thứ 12 của đội Qatar. Ảnh Welax.vn
Hình ảnh trọng tài Muhammad Taqi liên tục được cư dân mạng đem ra chế ảnh theo phong cách hài hước. Ảnh Troll bóng đá
Trên Google Trends, xu hướng tìm kiếm liên quan đến trọng tài Muhammad Taqi tăng đột biến
Không bất ngờ khi quốc gia tìm kiếm nhiều nhất về Muhammad là Việt Nam
Các truy vấn phổ biến là đều có mức tăng trưởng tìm kiếm đột biến trong đó "trong tai singapore" có lượt tìm kiếm tăng tới 250%.
Thậm chí, các tài khoản giả mạo của vị trọng tài người Singagore tiếp tục xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội Facebook. Được biết trước đó, Muhammad Taqi đã khóa trang cá nhân và hiện không còn tìm thấy được trên Facebook.
"Trọng tài là cầu thủ thứ 12 của Qatar" hay "cần tìm số điện thoại và Facebook của trọng tài" là một số bình luận bắt gặp nhiều nhất.
Các tài khoản giả mạo được lập ra với mục đích ăn theo xu hướng hoặc đăng các bài viết mang tính chất công kích Muhammad Taqi hoặc kích động người hâm mộ. Tính chất của các tài khoản giả mạo trên gần như tương đồng với vị trọng tài người Úc trước đó.
Muhammad Taqi, 32 tuổi, người Singapre và bắt đầu cầm còi quốc tế từ năm 2012. Ông từng bắt chính trong nhiều trận đấu quan trọng như Bayern Munich gặp Chelsea tại giải ICC Cup 2017.
Muhammad bắt đầu là trọng tài đẳng cấp FIFA kể từ hồi tháng 6/2017. Ông cũng là 1 trong 4 trọng tài Đông Nam Á bắt tại giải U23 Châu Á 2018 năm nay.
Có thể cảm nhận được tình yêu của người hâm mộ với đội U23 và thái độ không đồng tình với quyết định của trọng tài. Tuy nhiên, việc xúc phạm hoặc giả mạo tràn lan Facebook các trọng tài có thể tạo nên thói quen xấu, đồng thời gây ảnh hưởng tới diện mạo của cộng đồng mạng Việt Nam trước mắt bạn bè thế giới.
" alt="Dân mạng Việt lại đổ xô tìm kiếm và lập Facebook giả mạo trọng tài bắt trận U23 Việt Nam">Dân mạng Việt lại đổ xô tìm kiếm và lập Facebook giả mạo trọng tài bắt trận U23 Việt Nam