当前位置:首页 > Giải trí > Nhận định, soi kèo Junior vs Millonarios, 4h50 ngày 8/11: Kẻ tám lạng 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Nhận định, soi kèo BKMA Yerevan vs West Armenia, 19h00 ngày 27/3: Cơ hội chiến thắng
![]() |
Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS xã Mẫu Sơn cách thị trấn Cao Lộc khoảng 35km. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Thiếu đủ thứ
Trông có vẻ bạo dạn nhất nhóm, cô bé Dương Múi Nảy chia sẻ, em thích học nội trú hơn vì về nhà phải đi chăn trâu. Nảy đang học lớp 4 ở Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS xã Mẫu Sơn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Em là một trong số 86 đứa trẻ đang học nội trú ở đây.
Trường có 107 học sinh cả cấp tiểu học và THCS thì 100% là người dân tộc thiểu số. Cách đây 2 năm, trường Mẫu Sơn vẫn còn 5 điểm lẻ, có nơi cách điểm chính tới 19km. Có cô giáo từng bật khóc trên đường vào nhà học sinh vì quá xa và vất vả.
Cố gắng đưa tất cả học sinh điểm lẻ về điểm chính, 86 học sinh phải sinh hoạt vỏn vẹn trong 2 căn phòng, mỗi phòng chưa đến 30m2. Mỗi phòng được xếp 10 chiếc giường tầng sát nhau. Cứ 2 giường ghép lại thì mỗi tầng ngủ được 4-5 học sinh.
![]() |
Mỗi phòng có 10 chiếc giường tầng được xếp sát nhau để nằm 4-5 đứa trẻ/ giường. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Không gian sinh hoạt chỉ có thế, khu vực vệ sinh tắm rửa còn chật chội hơn. Một nhà vệ sinh 2 gian nam nữ nằm ở cuối dãy phòng học nhưng lại xa dãy phòng nội trú, nên khi “đi nhẹ” các em vẫn sử dụng nhà vệ sinh cũ không có mái che, không có cửa, bên trong lẫn đầy rác.
Nơi tắm rửa có vẻ là một cái bếp củi cũ. Ở trong góc chỉ có một vòi nước mà nếu không được giới thiệu thì không ai nghĩ đây là nơi tắm rửa hằng ngày của 86 đứa trẻ.
Thiếu thốn là thế nhưng khi được hỏi, đứa nào cũng bảo thích đi học hơn. Ít nhất, đến trường chúng được ăn đủ ngày 3 bữa, có thịt có rau, lại có bạn bè để cùng chơi, cùng học. Ở nhà, có khi bạn còn không có mà chơi vì mỗi quả đồi chỉ có 2-3 hộ dân, cơm thì bữa đực bữa cái.
Qua lời kể của các thầy cô Mẫu Sơn, hầu hết học sinh của trường đều thuộc diện hộ nghèo, trừ con em một số cán bộ xã.
Trong câu chuyện của các thầy cô, họ vẫn nhớ như in hoàn cảnh cùng cực của những học sinh mà mình đã từng đến thăm nhà. “Có em nhà chẳng có gì, lấy tre dựng lên làm giường ngủ. Cả nhà có 2 cái nồi thì 1 cái đứt quai - một để xào rau, một để nấu cơm. Hỏi ‘Sao không đi học?’, em bảo bố mẹ đi làm ở Trung Quốc, em phải nghỉ ở nhà chăm lợn gà. Mà lợn nuôi thuê, không phải của mình. Đến Tết thì người ta trả công một nửa con lợn”.
Có nhà nghèo đến mức cô giáo đến vận động đi học, quý lắm mới nấu nồi cơm và đĩa măng xào, còn bình thường chỉ ăn cháo.
Cô Chỏi - một giáo viên lâu năm ở Mẫu Sơn - nói, mặc dù đi học không mất gì, tiền ăn, học phí đã có Nhà nước hỗ trợ nhưng nhiều gia đình ít người, không có người làm, vẫn muốn con ở nhà. Với người dân ở đây, cho con đi học không mất gì đã là mất đi một nhân công để lên nương rẫy.
Vì thế, những đứa trẻ lên lớp, ăn ở từ đầu tuần tới cuối tuần, ngoài bộ sách giáo khoa, chẳng có gì hết.
Nhà vệ sinh cũ vẫn được đám trẻ sử dụng vì gần khu phòng ở hơn. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Phòng tắm của 86 đứa trẻ ở nội trú. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Ngoài giờ học chính khóa và học phụ đạo mỗi buổi chiều, tối, các em tha thẩn chơi ở sân trường. Ngoài cổng, mấy cậu bé say mê chơi bắn bi bằng hạt cây rừng. Một cậu nhỏ ôm khư khư chiếc chai nhựa đựng đầy hạt như một kho báu, ngay cả lúc ăn cơm cũng không chịu rời.
Cô Hoàng Thị Tám - giáo viên Tiếng Anh - mới lên Mẫu Sơn được một tháng nhưng đã cảm nhận được sự thiếu thốn cùng cực của những học sinh nghèo nơi núi cao. Cô Tám kể, một hôm mang chiếc bánh mỳ đến lớp nhưng để quên, nguội ngắt. Cô định mang đi bỏ thì có em xin cô bánh mỳ. “Thấy thương vô cùng. Trẻ dưới xuôi thì bắt ăn từng thìa mà trên này các em thèm cả chiếc bánh mỳ nguội ngắt”.
“Những ngày đầu lên trường, tôi mua mấy gói kẹo chia cho các em. Chia xong, các em vẫn xúm xít quanh cô. Nghĩ mà rơi nước mắt”.
Đám con trai chơi bắn bi bằng hạt rừng. Ảnh: Nguyễn Thảo Chai đựng hạt rừng là "kho báu" của cậu bé. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Học 10 chỉ biết 2, 3
Khi được hỏi về những khó khăn nhất của Mẫu Sơn, các thầy cô không nói nhiều về thiếu thốn vật chất, mà lo lắng đến khả năng tiếp thu của các em. Cô Lăng Thúy Mười – giáo viên dạy Tiếng Anh của trường – cho biết: “Nếu như trẻ dưới kia học đến đâu biết đến đó thì trẻ ở đây dạy 10 chỉ biết 2, 3. Khả năng tiếp thu của các em chậm, vì thế các thầy cô phải nỗ lực gấp nhiều lần”.
"Cô bảo phải viết 2 lần bài thơ này" - cậu bé lớp 2 nói. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Tiết 'Văn hóa đọc' ngoài giờ được dạy ở khoảng sân trước phòng nội trú vì không có đủ phòng học. Ảnh: Nguyễn Thảo |
7 năm công tác ở Mẫu Sơn, thầy Đức cho rằng có 2 nguyên nhân chính khiến khả năng tiếp thu của các em không tốt bằng học sinh những trường khác, thậm chí là trong cùng huyện.
Thứ nhất là phạm vi tiếp xúc xã hội của trẻ ở đây quá hẹp. Tivi không có, báo đài không xem, tất cả những gì các em biết chỉ là người thân trong gia đình. Thậm chí, bạn bè cũng hiếm vì mỗi quả đồi chỉ có 2-3 hộ dân.
Nguyên nhân thứ 2 là yếu tố dân trí. “Ngày trước, dân ở đây ít, anh chị em, họ hàng lấy nhau rất phổ biến, con sinh ra bị khuyết tật. Hiện nay, trường Mẫu Sơn có 3 em thuộc diện thiểu năng trí tuệ vì bố mẹ kết hôn cận huyết. Ngoài ra, tuổi kết hôn sớm của bố mẹ (14,15 tuổi) cũng ảnh hưởng tới trí não của các em”.
Dân trí thấp dẫn tới nhiều hệ quả khác. Trời rét, các cô gọi bố mẹ mang quần áo lên cho con nhưng chẳng thấy đâu. Cô lại phải tìm quần áo từ thiện cho con mặc. “Ngày vẫn còn điểm lẻ, con đang ở trong lớp, bố mẹ xuống gọi về đi chăn trâu là chuyện bình thường” – cô Chỏi kể.
Thầy Đức nói thêm, nếu như học sinh dưới xuôi được bố mẹ kèm cặp, hướng dẫn học hành nhiều thì ở đây các em học được gì trên lớp thì biết cái đó. Về nhà, các em có trình độ cao nhất, không ai dạy được. Hầu như người dân Mẫu Sơn chỉ đạt trình độ xóa mù, thậm chí vẫn còn những người không biết chữ.
Những cô bé tha thẩn chơi ở sân trường. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Thời điểm tôi trở về cũng là lúc 5 phòng học của trường được phá dỡ để xây lên 8 phòng học mới. Đó là niềm vui lớn của thầy trò Mẫu Sơn. Nhưng trong gần một năm học tới đây, các em phải học tạm trong những căn phòng công vụ của thầy cô, còn thầy cô phải ở tạm phòng bảo vệ, phòng họp. Theo thầy Đức, 2 năm nữa phòng nội trú của các em sẽ được xây mới lên 8 phòng theo dự án THCS dành cho những trường khó khăn.
“Những năm trước, tỷ lệ học sinh học tiếp lên cấp 3 rất ít. Nhưng năm ngoái, nhờ vận động, tuyên truyền, 100% học sinh của trường học tiếp lên phổ thông hoặc học nghề. Trường có mời các thầy trường nghề về tư vấn trực tiếp cho các em”.
Mong muốn của thầy Đức chỉ đơn giản là tiếp tục duy trì loại hình nội trú và nhận được sự đầu tư lớn hơn về cơ sở vật chất để thầy cô và các em có chỗ ăn học khang trang, rộng rãi hơn.
Bữa cơm trưa ngày thứ Sáu trước khi về với gia đình. Ảnh: Nguyễn Thảo Một cô bé được mẹ đến đón. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Balo của cậu bé lớp 1 này là chiếc túi lưới được bố mẹ tự khâu. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Những đứa trẻ lớp 1 ôn lại bảng chữ cái:
Nguyễn Thảo
Chạy xe ôm gần 20 năm, đã đi mòn con đường này, thỉnh thoảng lại gật đầu chào vài người quen trên đường, nhưng ông thú thực: “Từ bản Gianh vào trong trường đấy, tôi chưa đi bao giờ”.
" alt="Những đứa trẻ có học vấn cao nhất nhà"/>Các sinh viên theo học ngành Công tác xã hội ở ĐH Cadiz (Tây Ban Nha) đều muốn tôn vinh một gương mặt quen thuộc đã cùng họ có mặt trong các giờ học.
Chú chó tên Idena này đã có mặt trong rất nhiều giờ học cùng chủ và ngày tốt nghiệp nó cũng được nhà trường vinh danh như chủ của mình.
Được biết Idena là chú chó dẫn đường cho chủ nhân là một nam sinh viên mù đi lại trong trường. Trong bức ảnh kỷ niệm ngày ra trường, Idena cũng có mặt trong bộ đồng phục dành cho cử nhân. Trong một bức ảnh khác chụp tập thể lớp, Idena đứng cạnh chủ nhân của mình là Diaz Benitez – người phải đeo kính râm.
Những bức ảnh được đăng tải trên các trang mạng xã hội và nhận được rất nhiều phản hồi tích cực.
Khoảng 4 giờ sau khi máy bay cất cánh, Virgin Orbit xác nhận toàn bộ các vệ tinh đã được triển khai thành công theo quỹ đạo định trước. Nhiệm vụ này đã đưa Virgin Orbit trở thành công ty thứ 3 ứng dụng công nghệ tiên tiến trong các nhiệm vụ ngoài không gian.
Dan Hart, Giám đốc điều hành Virgin Orbit, phấn khởi nói trong một buổi họp báo rằng “một cánh cổng mới vào không gian vừa được mở ra”. Tỷ phú Richard Branson, người sáng lập tập đoàn Virgin, cho biết công ty đã “làm được điều mà nhiều người cho là không tưởng, và đó là thành quả của nhiều năm làm việc nỗ lực".
Virgin Orbit còn thông báo rằng sau cuộc thử nghiệm thành công này, công ty sẽ chính thức chuyển sang hoạt động dịch vụ thương mại cho các chuyến bay tiếp theo. Hiện những khách hàng đã đặt trước lịch bay với Virgin Orbit bao gồm Lực lượng Không gian Mỹ, Không quân Hoàng gia Anh, và tập đoàn viễn thông Swarm Technologies.
Video: Virgin Orbit
Việt Anh
Trung Quốc mới đây đã hé lộ hình mẫu tàu cao tốc đệm từ mới có khả năng đạt tốc độ lên đến 620 km/giờ.
" alt="Tên lửa đầu tiên được phóng thành công từ máy bay Boeing"/>Chương trình diễn tập đã quy tụ hơn 60 chuyên gia, kỹ sư đến từ 10 đơn vị gồm Bộ Tư Lệnh 86, VNPT, FPT, Vietcombank, Misoft, SSI, Giao hàng tiết kiệm, NoventIQ, NCS và Vietnam Airlines.
Diễn tập thực chiến năm nay tại TP.HCM đã bắt đầu từ ngày 15/5 và kết thúc vào lúc 20h ngày 19/5. Trong chương trình, các chuyên gia đến từ các đội tấn công đã phát hiện một số lỗ hổng bảo mật và những sai sót về công nghệ, quy trình bảo đảm an toàn thông tin của các hệ thống.
“Những lỗ hổng bảo mật được phát hiện, đều đã được Cục An toàn thông tin phối hợp cùng Sở TT&TT xử lý khắc phục kịp thời, cải thiện khả năng phòng thủ của hệ thống thông tin”, đại diện Ban tổ chức cho hay.
Đặc biệt, qua diễn tập thực chiến đảm bảo an toàn thông tin mạng, các cơ quan, đơn vị tham gia và thành viên đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của TP.HCM đã có cơ hội rèn luyện kỹ năng, quy trình ứng phó sự cố thực tế, thông qua hoạt động diễn tập thực chiến trên hệ thống thực đang vận hành. Cán bộ chuyên trách CNTT, an toàn thông tin tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn TP.HCM cũng đã có thêm kiến thức, kỹ năng để kịp thời ứng phó, giải quyết các vấn đề mất an toàn thông tin có thể xảy ra trong thời gian tới.
Theo Trung tâm báo chí TP.HCM, phát biểu tại sự kiện bế mạc chương trình “Diễn tập thực chiến đảm bảo an toàn thông tin mạng 2023” của TP.HCM, ông Trần Đăng Khoa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục An toàn thông tin nhấn mạnh, việc thực hiện diễn tập thực chiến thay vì diễn tập tình huống như trước đây đã mang lại hiệu quả trong công tác bảo đảm an toàn thông tin. Bởi diễn tập thực chiến không có kịch bản trước, đội tấn công chủ động, còn đội phòng thủ luôn phải túc trực để ứng phó, xử lý các vấn đề phát sinh.
Diễn tập thực chiến cũng giúp các đơn vị được tập dượt các tình huống tấn công, có nhiều cơ hội phát hiện lỗ hổng, điểm yếu tồn tại trong hệ thống thông tin về cả công nghệ, quy trình và con người để kịp thời khắc phục, không đợi bị tấn công mới tìm cách khắc phục.
Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM Lâm Đình Thắng cho hay, qua đợt diễn tập, Sở đã có thêm nhiều kinh nghiệm về đảm bảo an toàn an ninh thông tin của các hệ thống thông tin của thành phố.
Cũng tại sự kiện bế mạc chương trình diễn tập, Ban Tổ chức cũng đã trao giải cho các đội tấn công – Red Team, với giải Nhất thuộc về đội đến từ công ty NoventIQ, giải Nhì cho đội đến từ Công ty Giao hàng tiết kiệm và giành giải Ba là đội đến từ Công ty cổ phần An ninh mạng quốc gia Việt Nam - NCS.
Ngọc Minh và nhóm PV, BTV" alt="Phát hiện một số lỗ hổng trong hệ thống của TP.HCM từ diễn tập thực chiến"/>Phát hiện một số lỗ hổng trong hệ thống của TP.HCM từ diễn tập thực chiến
Người đàn ông này đã nhắc lại chuyện mình tỉnh dậy ra sao sau nhiều tháng hôn mê và biết bạn thân nhất của anh ta đã tử vong do rơi khỏi máy bay từ độ cao hơn 1.500m.
Theo Daily Mail, Themba Cabeka - lần đầu tiên được tiết lộ danh tính, đã bất tỉnh trong bệnh viện suốt 6 tháng sau khi được tìm thấy trên sàn đất của sân bay Heathrow, Anh. Người đàn ông này bị thiếu oxy, chịu đựng nhiệt độ -60 độ C khi máy bay của hãng British Airway bay từ Johannesburg, Nam Phi tới Anh vào ngày 18/6/2015.
Vài phút trước khi máy bay hạ cánh, Carlito Vale - bạn của Themba, người đã cùng anh ta trốn khỏi một khu trại ở Nam Phi và bò vào vòm bánh xe của máy bay Boeing 747-400 đã rơi khỏi chiếc máy bay mang số hiệu BA Flight 54. Thi thể người đàn ông này được tìm thấy tại khu vực điều hòa không khí của một khu văn phòng ở Richmond, cách sân bay Heathrow khoảng 9km.
Cabeka, 30 tuổi, nhớ lại và nói: "Khi máy bay cất cánh, tôi có thể nhìn thấy mọi thứ dưới mặt đất, ô tô, những con người bé nhỏ. Sau đó, tôi bị ngất vì thiếu oxy. Điều duy nhất mà tôi còn nhớ là ngay sau khi máy bay cất cánh, Carlito nói với tôi: Chúng ta đã làm được".
Cabeka kể, sau khi thoát khỏi tình trạng hôn mê, một cảnh sát đã cho anh ta xem hộ chiếu của Carlito và hỏi có biết người này không. Cabeka cho hay: "Dĩ nhiên tôi biết anh ta. Đó là bạn tôi. Carlito". Lúc đó, viên cảnh sát cho hay: "Anh ấy đã không tới đích được. Anh ấy đã rơi xuống nóc một tòa nhà".
Trên thế giới, các nước ghi nhận được 109 âm mưu vượt biên bằng cách đi lậu vé máy bay và London là một trong số các điểm đến được ưa chuộng. Trong số này, chỉ có 24 người may mắn sống sót khi vượt biên bằng cách ôm càng máy bay. Trường hợp may mắn đầu tiên là Bas Wie, 12 tuổi, trốn trên chuyến bay từ Indonesia tới Australia vào năm 1946.
Trong khi đó, chỉ có 2 người may mắn còn sống và tới được Anh bằng cách đi lậu vé. Đó là một kỹ sư ô tô ở bang Punjab, Ấn Độ. Anh chàng Pardeep Saini đã trải qua chuyến bay kéo dài 10h từ New Delhi tới London vào năm 1996 và người thứ hai là Cabeka.
Ngay cả tới giờ, 25 năm sau chuyến vượt biên bằng đường không, Saini - hiện đã có vợ và 2 con, làm lái xe ở sân bay Heathrow, vẫn thường bị ám ảnh bởi chuyến đi bão táp đó. Khi đó, em trai anh ta bị lạnh cóng tới chết.
![]() |
Ảnh: Daily Mail |
Các thông tin về Cabeka rất hiếm cho tới khi nhà sản xuất Rich Bentley của Kênh 4 lần theo dấu của người đàn ông này tới một căn hộ ở Liverpool và làm bộ phim tài liệu "Người đàn ông từ trên trời rơi xuống". Bộ phim được chiếu vào tối 3/1. Cabeka hiện đã được định cư ở Anh và lấy tên Anh là Justin.
Các chuyên gia hàng không cho biết, hiếm có một người đi lậu máy bay nào nào có thể sống sót tại một bộ phận không được sưởi ấm, phi áp suất của máy bay. Cabeka kể, anh ta buộc mình vào máy bay bằng một sợi dây điện nhưng không lâu sau anh ta đã ngất vì thiếu ô xy.
Cho tới giờ, Cabeka vẫn không thể tin nổi làm sao anh ta có thể sống sót khi nhiệt độ tụt xuống -60 độ C. Điều đầu tiên mà Cabeka nhớ được là mình nằm trên đường băng với một cái chân trầy xước. "Tôi tỉnh dậy khi tôi rơi xuống đường băng. Tôi tự hỏi mình, làm thế nào mà tôi rơi khỏi máy bay. Rồi tôi nhìn thấy những người bảo vệ, họ tới chỗ tôi và tôi lại bị ngất một lần nữa. Rồi tôi tỉnh dậy sau 6 tháng hôn mê trong bệnh viện".
Các bác sĩ tin rằng, Cabeka có thể sống sót vì nhiệt độ đóng băng đã giữ anh này trong trạng trái "tạm dừng sinh học". Khi nhiệt độ cơ thể hạ thấp, tim, não và các cơ quan quan trọng khác cũng được đặt vào tình trạng chờ. Khi đó, các bộ phận cơ thể không cần nhiều ôxy và vì thế nó hạn chế những tổn thương gây ra cho các tế bào và các bộ phận cơ thể.
"Tôi thật may mắn vì không bị thương ở đầu. Tôi bị hai vết bỏng ở tay nhưng hiện giờ đã ổn vì tôi đã được phẫu thuật. Tuy nhiên, có gì đó không ổn lắm ở chân của tôi", Cabeka cho hay.
Dù bị thương và bạn đi cùng thiệt mạng song Cabeka cho hay, quyết định đánh cược với mạng sống và bắt đầu cuộc sống mới tại Anh của anh ta là hoàn toàn xứng đáng. "Tôi phải rời châu Phi để sống sót. Nhưng tôi muốn cho những người khác một lời khuyên: Chuyến đi không an toàn. Đó là sống hoặc chết".
Hoài Linh
Chính phủ Iran ngày 30/12 cho biết, gia đình của 176 nạn nhân trên chuyến bay Ukraina bị nước này vô tình bắn rơi sẽ nhận được 150.000 USD hoặc tương đương bằng euro.
" alt="Sống sót thần kỳ sau 11h ngồi ở càng máy bay để vượt biên"/>